2.1. Nội dung và thực trạng hoạt động thực hành quyền công tố trong
2.2.1. Nội dung thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố các vụ
trong giai đoạn truy tố các vụ án xâm phạm sở hữu.
2.2.1. Nội dung thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố các vụ án xâm phạm sở hữu. án xâm phạm sở hữu.
Bộ luật Tố tụng hình sự quy định nhiệm vụ công tố của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự là xác định đúng người phạm tội, đúng tội để có thể đưa vụ án ra xét xử trước tòa và tại đó bảo vệ quan điểm của mình trước tòa án nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội cũng như của công dân. Do đó
THQCT trong giai đoạn truy tố là chức năng tư pháp của Viện kiểm sát nhân
dân để thực hiện quyền của nhà nước trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi phạm tội, được thực hiện từ khi nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra đến khi ra quyết định truy tố bị can ra trước Toà án bằng bản cáo trạng; trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc ra quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án.
Khi THQCT đối với các tội XPSH quyền hạn, nhiệm vụ của VKS được thể hiện thông qua các quyết định do Viện kiểm sát ban hành. Cụ thể như sau:
Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn (khoản 2 Điều 166 Bộ luật Tố tụng hình sự)
Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn không phải là các quyết định xử lý vụ án cũng như những con người liên quan trong vụ án. Thực chất đây chỉ là biện pháp được áp dụng để phục vụ cho việc xử lý.
Các biện pháp ngăn chặn chỉ áp dụng đối với từng con người cụ thể chứ không được áp dụng cho vụ án XPSH nói chung. Các biện pháp ngăn chặn áp dụng từ giai đoạn điều tra có thể được duy trì, có thể được thay đổi hoặc hủy bỏ. Mục đích của biện pháp này là nhằm phục vụ cho quá trình tố tụng tiếp theo, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Viện kiểm sát có thể độc lập và tự mình áp dụng các biện pháp ngăn chặn mới nếu thấy cần thiết và có căn cứ, nhằm đảm bảo việc tiến hành tố tụng của mình. Viện kiểm sát cũng có thể thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn mà cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát đã áp dụng.
Quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung (Điều 168 Bộ luật TTHS). Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Tố tụng hình sự Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung khi nghiên cứu hồ sơ vụ án XPSH phát hiện thấy:
Còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được. Một vụ án XPSH có rất nhiều chứng cứ, có chứng cứ trực tiếp, chứng cứ gián tiếp có chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội.... Những chứng cứ được xác định là thiếu dẫn đến phải trả hồ sơ thường là những chứng cứ quan trọng ảnh hưởng đến bản chất của vụ án và hành vi phạm tội ví dụ như kết luận định giá tài sản; biên bản xác định chủ sở hữu tài sản.... Đồng thời, những chứng cứ quan trọng này là những chứng cứ mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung làm rõ được.
Có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có người đồng phạm khác. Viện kiểm sát quyết định việc truy tố, như vậy đồng thời cũng phải quyết định truy tố về tội gì, truy tố những ai để đảm bảo nguyên tắc không oan không lọt. Chính vì vậy, trong giai đoạn truy tố khi xem xét đánh giá nội dung vụ án và các tài liệu chứng cứ trong hồ sơ phải đảm bảo tính chính xác trong việc định tội. Khi tội danh đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội
của bị can mà có căn cứ khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có người đồng phạm khác, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ để tiến hành điều tra bổ sung.
Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là trường hợp Bộ luật TTHS quy định bắt buộc phải tiến hành hoặc tiến hành theo thủ tục tố tụng đó nhưng cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng bỏ qua hoặc thực hiện không đúng, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án XPSH hoặc làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan toàn diện. Tất cả những vấn đề cần được điều tra bổ sung phải được nêu rõ trong quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
Quyết định đình chỉ vụ án (Điều 169 Bộ luật Tố tụng hình sự). Đình chỉ vụ án XPSH là quyết định chấm dứt việc tiến hành tố tụng đối với vụ án hoặc với từng bị can, khi có một trong các căn cứ sau:
Một là, Trong giai đoạn truy tố nếu mà Viện kiểm sát phát hiện thấy một trong những căn cứ không được khởi tố vụ án theo Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Hai là, Trường hợp người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội nhưng phải lưu ý rằng chỉ đình chỉ đối với tội người đó định phạm còn nếu hành vi của người đó cấu thành tội khác thì có thể tiến hành truy tố hoặc trả hồ sơ điều tra bổ sung (Điều 19 Bộ luật hình sự).
Ba là, Trường hợp do sự chuyển biến tình hình mà hành vi của người đó hoặc bản thân người đó không còn nguy hiểm cho xã hội, hoặc trường hợp người phạm tội tự thú trước khi bị phát giác và người đó đã cố gắng hạn chế thấp nhất hậu quả của tội phạm, đồng thời có thái độ thành khẩn khai báo sự việc phạm tội, hoặc người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đại xá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 25 BLHS).
Bốn là, Trường hợp người phạm tội là người chưa thành niên và hành vi phạm tội của họ ít nghiêm trọng, gây thiệt hại không lớn, có nhiều tính tiết
giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục (Khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự).
Tạm đình chỉ vụ án (khoản 2 Điều 169 Bộ luật Tố tụng hình sự). Quyết định tạm đình chỉ vụ án XPSH là quyết định tạm ngừng việc tiến hành tố tụng
đối với vụ án hoặc với từng bị can trong các trường hợp sau: Một là, Khi bị
can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác mà có chứng nhận của Hội
đồng giám định pháp y. Hai là, Khi có căn cứ bị can bỏ trốn mà không biết rõ
bị can đang ở đâu: Trong trường hợp này Viện kiểm sát ra quyết định tạm đình chỉ sau đó phải yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can.
Trong một vụ án có nhiều bị can mà căn cứ tạm đình chỉ vụ án không liên quan tới tất cả các bị can thì có thể tạm đình chỉ vụ án với từng bị can. Cụ thể là: dùng một quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, các bị can khác truy tố theo thủ tục chung.
Quyết định truy tố bị can (Điều 167 Bộ luật Tố tụng hình sự). Theo quy định tại Điều 167 Bộ luật Tố tụng hình sự khi đã có đầy đủ căn cứ để xác định tội phạm và người phạm tội, Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can (các bị can) ra trước Tòa án bằng bản cáo trạng.
Tại Điều 167 BLTTHS đã chỉ rõ: Bản cáo trạng là một văn bản áp dụng pháp luật, trong đó Viện kiểm sát quyết định truy tố một (hoặc nhiều) bị can, về một (hoặc nhiều) hành vi phạm tội mà có căn cứ cho rằng bị can (hoặc các bị can) đó đã thực hiện ra trước tòa án để xét xử. Đây là định nghĩa về bản cáo trạng được thừa nhận ở nước ta hiện nay. Tính chất pháp lý của bản cáo trạng thực chất là quyết định của Viện kiểm sát truy tố bị can (các bị can) ra trước Tòa án để xét xử về một hoặc nhiều tội theo Bộ luật hình sự. Đồng thời bản cáo trạng là cơ sở pháp lí để Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Với bản cáo trạng và quyết định đưa vụ án ra xét xử đã xác định giới hạn xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm. Theo Điều 196 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 thì tòa
án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và tòa án đã quyết định đưa ra xét xử. Bằng bản cáo trạng, Viện kiểm sát khẳng định mình có đủ căn cứ theo đúng pháp luật để xác định những bị can mà mình truy tố đã có hành vi phạm vào tội hình sự và VKS sẵn sàng bảo vệ quan điểm của mình trước Hội đồng xét xử.
Ngoài các quyết định thường gặp và chiếm đa số nói trên, luật tố tụng hình sự còn quy định cho Viện kiểm sát được ban hành một số quyết định khác trong giai đoạn quyết định việc truy tố. Tuy nhiên trong thực tế có số lượng không nhiều, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can, theo khoản 5 Điều 126 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003: Sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra mà Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can.
Thứ hai, Viện kiểm sát cấp trên hủy bỏ quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát cấp dưới, theo khoản 4 Điều 169 Bộ luật TTHS: Trong trường hợp quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát cấp dưới không có căn cứ và trái pháp luật, thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền hủy bỏ quyết định đó và yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới ra quyết định truy tố.
Thứ ba, Viện kiểm sát ra quyết định chuyển vụ án theo khoản 4 Điều 166 Bộ luật Tố tụng hình sự: Sau khi nhận bản kết luận điều tra và hồ sơ vụ án, xét thấy vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, Viện kiểm sát ra ngay quyết định chuyển vụ án cho VKS có thẩm quyền để truy tố. Tuy trong giai đoạn điều tra, VKS tham gia việc thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra đảm bảo đúng pháp luật nhưng nhà làm luật vẫn đảm bảo cơ chế nếu đến giai đoạn truy tố phát hiện không đúng thẩm quyền, VKS có quyền ra quyết định chuyển vụ án đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố.
2.2.2. Thực trạng hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố các vụ án xâm phạm sở hữu. truy tố các vụ án xâm phạm sở hữu.
2.2.2.1. Kết quả đạt được
Trong giai đoạn trước truy tố, VKS tham gia THQCT để phục vụ cho hoạt động truy tố sau này. Để thấy rõ hoạt động này chúng ta căn cứ theo số liệu thống kê của VKSND thành phố Hà Nội, trong 5 năm từ ngày 01/12/2011 đến ngày 30/11/2015, tổng số vụ án/ bị can đối với các tội xâm phạm sở hữu do VKSND thành phố Hà Nội thụ lý giải quyết: 12492 vụ/ 16572 bị can, trong đó CQĐT đã kết thúc điều tra chuyển sang Viện kiểm sát để đề nghị truy tố 11757 vụ/ 14978 bị can. Cụ thể năm 2011: 2138 vụ/ 2959 bị can; năm 2012: 2371 vụ/ 3315 bị can; năm 2013: 2488 vụ/ 3031 bị can; năm 2104: 2557 vụ/ 3128 bị can; năm 2015: 2203 vụ/ 2545 bị can, ngoài ra còn số lượng đình chỉ hoặc tạm đình chỉ theo quy định của pháp luật.
Trong số 12492 vụ/ 16572 bị can Viện kiểm sát đã giải quyết được
11921 vụ/ 15142 bị can (chiếm 95,4 % tổng số án mà Cơ quan điều tra đã
chuyển sang) trong đó bao gồm:
Viện kiểm sát quyết định truy tố: 11757 vụ / 14978 bị can (chiếm 94 %
tổng số án đã giải quyết).
Viện kiểm sát quyết định đình chỉ: 66 vụ / 164 bị can (chiếm 1,4 % tổng
số án đã giải quyết).
Viện kiểm sát quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung: 148 vụ (chiếm 1,2% tổng số vụ án thụ lý giải quyết).
Ngoài ra, Viện kiểm sát tạm đình chỉ: 11 vụ/ 13 bị can còn lại 110 vụ / 150 bị can chuyển kì sau giải quyết.
Trong tổng số 11757 vụ/ 14978 bị can VKS truy tố sang Tòa án trong thời gian 5 năm Tòa án trả lại tổng số 57 vụ trong đó: 50 vụ án do lỗi của
KSV, còn lại 7 vụ trả lại do nguyên nhân khách quan như: phát sinh tình tiết mới tại phiên tòa, VKS rút hồ sơ để nhập án. Cho thấy hiệu quả của hoạt động truy tố rất cao đạt 96,3%. Với việc truy tố thành công 96,3% cho thấy hiệu quả của hoạt động truy tố của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội rất cao, Tòa án chỉ trả lại 0,48% số vụ án mà VKS truy tố sang Tòa án.
Những con số nêu trên phản ánh chính xác được hiệu quả của Viện kiểm sát trong THQCT nói chung và trong giai đoạn truy tố nói riêng. Mặc dù đạt được kết quả truy tố như vậy thì tiền đề chính là THQCT trong giai đoạn điều tra tuy nhiên vẫn còn những vụ án mà VKS phải trả lại cho CQĐT để yêu cầu điều tra bổ sung. Cụ thể trong 5 năm VKSND thành phố Hà Nội đã trả 148 vụ/ 452 bị can cho CQĐT để tiến hành điều tra bổ sung. Trong đó năm 2011 là 28 vụ/ 56 bị can; năm 2012 là 30 vụ/ 50 bị can; năm 2013 là 40 vụ/ 96 bị can; năm 2014 là 40 vụ/ 95 bị can và năm 2015 là 50 vụ/ 125 bị can.
Trong 5 năm này nổi lên năm 2015 có số lượng vụ án và bị can trả hồ sơ điều tra bổ sung lớn, nguyên nhân ở đây là do trong năm 2015 xảy ra một loạt các vụ án với hành vi phức tạp, hậu quả nghiêm trọng. Như vụ trộm cắp tài sản của Nguyễn Minh Chức và đồng bọn: Trong thời gian từ ngày 28/11/2014 đến ngày 14/01/2015, Nguyễn Minh Chức đã nhiều lần rủ Đinh Văn Phong đi trộm cắp xe máy. Bằng cách sử dụng van khóa do Chức tự chế và lợi dụng sơ hở của các chủ xe máy hoặc người trông coi, Chức và Phong đã thực hiện hành vi trộm cắp 16 chiếc xe máy các loại ở nhiều địa bàn khác nhau. Tổng giá trị tài sản trộm cắp là 155.615.000 đồng. Trong đó, xe máy có giá trị thấp nhất là 2.030.000 đồng và cao nhất là 21.600.000 đồng.
Khi CQĐT đề nghị truy tố, VKS nhận thấy: Đối với bị can Chức và Phong: Trong thời gian từ 28/11/2014 đến 14/01/2015 các bị can đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản 16 lần (16 chiếc xe máy), có tổng trị giá là 155.615.000 đồng. Trong số 16 chiếc xe máy Chức và Phong trộm cắp được
thì xe có giá trị thấp nhất là 2.030.000 đồng và có giá trị cao nhất là 21.600.000 đồng. [54]
Như vậy, ngoài việc Chức và Phong phải chịu tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Điểm e Khoản 2 Điều 138 BLHS (theo tổng giá trị tài sản chiếm đoạt), như đề nghị truy tố của CQĐT; 02 bị can này còn phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là “Phạm tội nhiều lần” theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 48 BLHS.
Tuy nhiên CQĐT đã không làm rõ tình tiết hai bị can thực hiện nhiều lần chiếm đoạt tài sản mà giá trị tài sản mỗi lần chiếm đoạt đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay chưa để từ đó xác định xem bị cáo có phải chịu tình tiết định khung tăng nặng hình phạt và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Phạm tội nhiều lần” hay không.
Do vậy Viện kiểm sát đã trả lại hồ sơ vụ án để CQĐT tiếp tục điều tra làm rõ hành vi một số đối tượng trong vụ án. Điều này cho thấy trong giai