công tố tại phiên tòa.
Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, mở rộng dân chủ, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương xây dựng nền tư pháp vững mạnh, dân chủ, công bằng và nghiêm minh. Theo đó, xu hướng lợi ích cá nhân được đề cao hơn, tư tưởng chống làm oan người vô tội được chú trọng.
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị nêu rõ: “Nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà, đảm bảo việc tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác”. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị nêu: “Đổi mới việc tổ chức phiên toà xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp” ... Như vậy, tư tưởng chỉ đạo về tranh tụng được nêu trong các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp là nhằm hướng hoạt động của các cơ quan tư pháp ngày càng hiệu quả hơn, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội.
Trước yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, trên cơ sở truyền thống pháp luật Việt Nam, tố tụng xét xử của nước ta nên hoàn thiện theo hướng: Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về Cơ quan công tố và Cơ quan xét xử; việc xét hỏi chủ yếu do Hội đồng xét xử; trách nhiệm của KSV phải được quy định chặt chẽ hơn, đặc biệt là việc tranh luận tại phiên toà.
Khi luận tội KSV phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra công khai tại phiên tòa kết hợp với ý kiến của bị cáo, người người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi ích của đương sự và những người tham gia
tố tụng khác tại phiên tòa, bảo đảm căn cứ thuyết phục. Bản luận tội phải nêu rõ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, lỗi của bị cáo. Trong đó viện dẫn những chứng cứ xác đáng và các căn cứ pháp luật khác cùng với các đặc điểm về nhân thân của người phạm tội; phân tích những hậu quả do hành vi phạm tội gây ra đồng thời phân tích rõ nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm và đề xuất những kiến nghị để khắc phục, phòng ngừa. Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo; qua đó làm rõ vai trò, vị trí của từng bị cáo trong vụ án và đề xuất mức hình phạt thỏa đáng cho các bị cáo.
Để đảm bảo nguyên tắc buộc tội đồng thời đảm bảo tính chủ động cho Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa cần sửa đổi các điều 195, 221, 222 Bộ luật TTHS về các quy định về liên quan đến việc rút quyết định truy tố của Kiểm sát viên theo hướng: Nếu tại phiên tòa KSV rút một phần quyết định truy tố thì Tòa án tiếp tục xét xử phần còn lại; nếu KSV rút toàn bộ quyết định truy tố thì vụ án phải được đình chỉ. Kiểm sát viên có quyền rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố, đề nghị Tòa án xét xử bị cáo về tội danh nhẹ hơn tội đã truy tố. Cần sửa đổi Điều 207 Bộ luật TTHS về trình tự xét hỏi theo hướng tăng cường trách nhiệm tham gia xét hỏi của KSV như:
“Khi xét hỏi từng người, Kiểm sát viên hỏi trước rồi đến người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia phiên tòa về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Hội đồng xét xử có thể hỏi bất kỳ lúc nào để làm sáng tỏ nội dung của vụ án”
Nếu sửa các quy định của Bộ luật TTHS theo hướng trên sẽ tạo điều kiện cho KSV có thể chủ động hỏi bị cáo trước sau đó hỏi những người tham gia tố tụng khác. Bởi vì, chức năng THQCT thuộc về VKS nên việc xét hỏi, thẩm tra các chứng cứ công khai tại phiên tòa nhằm bảo vệ cáo trạng cũng như quan điểm truy tố của VKS. Vì vậy, quy định KSV được chủ động đưa ra
các câu hỏi tiếp đó mới đến các chủ thể tiến hành tố tụng khác được hỏi; những người tham gia xét hỏi có thể hỏi đồng thời nhiều người khác nhau và kết hợp xem xét tài liệu, vật chứng với trình tự hợp lý.