thực hành quyền công tố.
Qua sự nghiên cứu, phân tích trên có thể chỉ ra những hạn chế, bất cập, vướng mắc trong các quy định của Bộ luật TTHS năm 2003. Trên tinh thần của cải cách tư pháp và đáp ứng yêu cầu của việc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thời gian tới cũng như để thực hiện tốt hoạt động thực hành quyền công tố. Do đó việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật TTHS nói chung, các quy định của Viện kiểm sát nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên cần phải hoàn thiện một cách đồng bộ, thống nhất. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong hoạt động THQCT một cách có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra các trường hợp oan, sai. Bộ luật TTHS năm 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 27/11/2015 đã bổ sung những quy định về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân như sau:
Bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố vụ án
hình sự (các điều 159 và 161). Điều luật này quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố; quy định trách nhiệm của Viện kiểm sát phải giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu nhưng không được khắc phục.
Quy định bổ sung này để phù hợp với Luật tổ chức VKSND năm 2014, tăng cường trách nhiệm của Viện kiểm sát nhằm chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội.
Bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và kiểm sát trong giai đoạn truy tố (Điều 236). Việc bổ sung điều luật quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố để phù hợp với Luật tổ chức VKSND năm 2014, tăng cường trách nhiệm của Viện kiểm sát nhằm chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội.
Tăng thời hạn giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án (Điều 240). Trong trường hợp đặc biệt, vì lý do khách quan thì thời hạn giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can, người đại diện theo pháp luật của bị can có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày. Bổ sung quy định này để tháo gỡ những khó khăn trong những vụ án có đông bị can.
Bổ sung quy định về nhập, tách vụ án trong giai đoạn truy tố (Điều 242)
quy định cụ thể các trường hợp tách, nhập vụ án. Theo đó, bên cạnh việc bảo đảm các yêu cầu chung thì việc tách vụ án chỉ được tiến hành trong 3 trường hợp (Bị can bỏ trốn; Bị can mắc bệnh hiểm nghèo; Bị can bị áp dụng biện
pháp bắt buộc chữa bệnh); đồng thời, quy định 3 trường hợp có thể nhập vụ án (Bị can phạm nhiều tội; Bị can phạm tội nhiều lần; Nhiều bị can cùng tham gia một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có).
Việc bổ sung quy định này nhằm tháo gỡ những vướng mắc thời gian qua do thiếu quy định này, một số Viện kiểm sát phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra với lý do để điều tra bổ sung, nhưng thực chất là để làm thủ tục nhập hoặc tách vụ án.
Quy định cụ thể hơn căn cứ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung; trách nhiệm của Cơ quan điều tra trong việc thực hiện các yêu cầu của Viện kiểm sát nêu trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung (Điều 245). Điều luật quy định cụ thể hơn các căn cứ, gồm: còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được; có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác; có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Đồng thời bổ sung trách nhiệm của Cơ quan điều tra trong việc thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của VKS; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thực hiện được thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản. Kết thúc điều tra bổ sung, CQĐT phải có bản kết luận điều tra bổ sung. Bản kết luận điều tra bổ sung phải ghi rõ kết quả điều tra bổ sung, quan điểm giải quyết vụ án. Nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản kết luận điều tra trước đó thì CQĐT phải ra bản kết luận điều tra mới thay thế. Việc chuyển hồ sơ vụ án kèm theo kết luận điều tra bổ sung cho VKS; việc giao, nhận, gửi thông báo kết quả điều tra bổ sung được thực hiện theo quy định tại Điều 232 và Điều 238 của Bộ luật tố tụng hình sự.
Việc quy định cụ thể căn cứ trả hồ sơ điều tra bổ sung nhằm bảo đảm việc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung được tiến hành chặt chẽ, tránh lạm dụng, kéo dài thời gian tố tụng.
Bổ sung căn cứ tạm đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát (Điều 247). Bổ sung thêm căn cứ: khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp mà chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố. Quy định bổ sung căn cứ tạm đình chỉ đảm bảo tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp.
Bổ sung quy định về phục hồi vụ án (Điều 249) quy định: khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định phục hồi vụ án nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu vụ án bị đình chỉ theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 157 của BLTTHS mà bị can không đồng ý và yêu cầu phục hồi vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định phục hồi vụ án. Quy định mới này đã khắc phục được thiếu xót của BLTTHS hiện hành.
Bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố tại phiên tòa (Điều 266) theo đó nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm: (1) Công bố cáo trạng, công bố quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa; (2) Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ; (3) Luận tội, tranh luận, rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố; kết luận về tội khác bằng hoặc nhẹ hơn; phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa; (4) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội; (5) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này.
Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn: (1) Trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị; (2) Bổ sung chứng cứ mới; (3) Bổ sung, thay đổi kháng nghị; rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị; (4) Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ; (5) Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp; (6) Tranh luận với bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa; (7) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm theo quy định của Bộ luật này (Điều 266).
Việc quy định bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực
hành quyền công tố tại phiên tòa nhằm đảm bảo sự phù hợp nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát quy định tại Luật tổ chức VKSND năm 2014.
Đổi mới trình tự và trách nhiệm xét hỏi (Điều 307). Theo đó, Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý. Chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, KSV, người bào chữa, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi. Người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc định giá tài sản. Để thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm; tăng sự chủ động của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
Quy định mới này đảm bảo thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; đồng thời tăng sự chủ động của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
Quy định cụ thể các nội dung của luận tội (Điều 321): Một là, Nội dung luận tội phải phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; tội danh, hình phạt, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự; mức bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án; Hai là, Đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung bản cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ hơn; đề nghị mức hình phạt chính, hình phạt bổ
sung, biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng; Ba
là, Kiến nghị các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật. Bảo
đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; tăng trách nhiệm của Viện kiểm sát, Kiểm sát viên trong việc luận tội.
Quy định này bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; đồng thời tăng trách nhiệm của Viện kiểm sát, Kiểm sát viên trong việc luận tội.
Quy định cụ thể hơn, đầy đủ hơn về thủ tục tranh luận tại phiên tòa (Điều 322): Một là, Những người tham gia tố tụng có quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận của mình để đối đáp với Kiểm sát viên về những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt; trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa
đối với vụ án; Hai là, Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận
để đối đáp đến cùng từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia
tố tụng khác tại phiên tòa; Ba là, Hội đồng xét xử phải lắng nghe, ghi nhận
đầy đủ ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tranh luận tại phiên tòa để đánh giá khách quan, toàn diện sự thật của vụ án. Trường hợp không chấp nhận ý kiến của những người tham gia phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải nêu rõ lý do và được ghi trong bản án.[44, tr.185].
Mặc dù các quy định mới của BLTTHS năm 2015 đã phần nào khắc phục những thiếu sót, chồng chéo về mặt pháp luật đối với hoạt động THQCT nhưng trên thực tế Bộ luật này chưa có hiệu lực thi hành nên chưa có cơ sở thực tiễn để đánh giá hiệu quả của những quy định mới này.
Ngoài những quy định về THQCT đã Bộ luật TTHS năm 2015 bổ sung cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định của pháp luật về THQCT như sau:
Thư nhất cần hoàn thiện quy định của pháp luật theo hướng khẳng định quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự.Về hoạt động khởi tố vụ án:
Khoản 4 điều 153 BLTTHS năm 2015 đều quy định: “Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố vụ án hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên toà mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra”.
Trong tố tụng hình sự, khởi tố vụ án là một trong các hoạt động thực hành quyền công tố. Toà án là Cơ quan xét xử, không phải là Cơ quan thực hành quyền công tố, nên việc Bộ luật tố tụng hình sự quy định cho Toà án thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là không phù hợp. Mặt khác chính điều luật cũng đã quy định cho Toà án có quyền yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới trong quá trình xét xử. Trong thực tế, việc khởi tố của Toà án rất ít xảy ra; quyền này của Toà hầu như chỉ mang tính hình thức. Vì vậy đề nghị bỏ hoạt động khởi tố vụ án của Toà án như đã quy định trong BLTTHS năm 2015.
Thứ hai, Cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về THQCT trong giai đoạn truy tố các vụ án hình sự
Một là, thời hạn truy tố phải phù hợp, khả thi để “truy tố chính xác, đầy đủ mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, đồng thời không làm oan người vô tội”; theo đó, không phân định thời hạn truy tố theo loại tội phạm mà quy định chung thời hạn truy tố các vụ án là 30 ngày, nếu vụ án phức tạp thì gia hạn 15 ngày hoặc 30 ngày. Bên cạnh đó thẩm quyền ban hành cáo trạng nên giao cho Kiểm sát viên phụ trách, nhân danh Viện kiểm sát có thẩm
quyền truy tố ban hành, vừa là để tăng quyền hạn và trách nhiệm cho Kiểm sát viên, cũng là để thuận lợi cho việc rút, thay đổi cáo trạng của Kiểm sát viên tại phiên toà.
Hai là, bổ sung điều 243 BLTTHS năm 2015 về vấn đề nhân thân bị can. Đồng thời nội dung cáo trạng cần súc tích, ngắn gọn và chắc chắn, chỉ nêu hành vi và tội danh truy tố, đặc điểm nhân thân của cá nhân bị can và các tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án. Nếu nhân thân bị can không được xác định một cách chính xác thì xử lý như thế nào? Trong quá trình ra bản cáo trạng, nhân thân bị can hay chính là lý lịch tư pháp của họ là một phận quan trọng của bản cáo trạng. Không những thế nhân thân bị can còn là cơ sở để quyết định hình phạt theo nguyên tắc cá thể hóa hình phạt một nguyên tắc quan trọng của Luật hình sự. Trong trường hợp nếu không thể xác định được nhân thân bị can theo những quy định của pháp luật thì việc hoàn thành những thủ tục tố tụng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chúng ta có thể bổ sung trong những trường hợp mà nhân thân bị can không thể xác định một cách chính xác được thì có thể áp dụng nhân thân mới nhất có thể xác định được đối với bị can.