.Quản trị nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị tài chính của ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam (Trang 54)

Vốn chủ sở hữu, trong đó bao gồm vốn điều lệ, là cơ sở và cũng là điều kiện để một NHTM xác định quy mô hoạt động của mình. Nói cách khác, quy mô vốn chủ sở hữu của NH chi phối quy mô tổng tài sản của NH, dĩ nhiên phải đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của Luật Các TCTD.

Tính đến cuối năm 2013, tổng số vốn chủ sở hữu của 33 NH được tập hợp là 343.569 tỷ đồng, tăng 13,13% so với cuối năm 2012. Trong đó, riêng 10 NH có vốn chủ sở hữu nhiều nhất chiếm xấp xỉ 2/3 tổng vốn chủ sở hữu của 33 NH.

Nhìn chung, vốn điều lệ vẫn là cấu phần lớn nhất trong vốn chủ sở hữu, với bình quân của 33 NH trong năm 2013 là 78,16%, kế đến là lãi chưa phân phối 7,89% và Quỹ dự trữ 7,42%...[1]. Do vốn điều lệ chiếm phần lớn trong vốn chủ sở hữu, nên nhìn chung các NH có vốn điều lệ lớn nhất cũng là những NH có vốn chủ sở hữu nhiều nhất.

Đồ thị2.1

(Nguồn: Báo Đầu tư chứng khoán)

Năm 2010, theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP và Nghị định 10/2011/NĐ- CP tất cả các NH phải tăng vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010. Để đạt yêu cầu trên nhiều NH đã bằng mọi giá tăng vốn điều lệ đã khiến tình trạng sở hữu chéo trở nên nghiêm trọng hơn. Đến cuối năm 2010 vẫn còn 11 ngân hàng chưa đạt được mức vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng và Chính phủ buộc phải ban hành Nghị định 10/2011/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 141/2006/NĐ-CP. Mặc dù vậy cuối năm 2011 còn 4 ngân hàng chưa đảm bảo vốn điều lệ (Bảo Việt, Sài Gòn Công thương, Việt Á, Xăng dầu Petrolimex).

Hiện nay, hầu hết các NH đều đạt được mức vốn pháp định là 3.000 tỷ đồng theo quy định của NHNN, trong đó, một số NH còn có số vốn điều lệ khá cao như: Vietinbank, Agribank, Vietcombank, BIDV, Techcombank…Trong năm 2013, Vietinbank là ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu mạnh nhất thông qua phát hành tăng vốn điều lệ thêm hơn 11.000 tỷ đồng và thu thêm được gần 10.000 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần.

Đồ thị 2.2

(Nguồn: Báo Đầu tư chứng khoán)

Ngoài Vietinbank, còn có 8 NH khác cũng tăng vốn điều lệ trong năm 2013, trong đó đáng kể nhất là HDbank tăng 62% lên 8.100 tỷ đồng thông qua sáp nhập DaiA bank; BIDV tăng 22,16% lên hơn 28.112 tỷ đồng thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cho cổ đông hiện hữu; SCB tăng 16,17% lên 12.295 tỷ đồng thông qua phát hành riêng lẻ; Sacombank tăng 15,69% lên 12.425 tỷ đồng thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu; ABbank tăng 14,24% lên 4.798 tỷ đồng và MB tăng 12,56% lên 11.256 tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc tăng vốn điều lệ theo lộ trình tăng vốn của Nghị định 141/2006/NĐ-CP và bổ sung bằng Nghị định 10/2011/NĐ-CP, cùng với làn sóng chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng nông thôn thành ngân hàng đô thị đã cho thấy nhiều ngân hàng đã tăng vốn quá nhanh vượt quá năng lực quản trị dẫn đến những hệ lụy như nợ xấu, sở hữu chéo mà hiện thời hệ thống NH đang buộc phải tái cấu trúc. Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, nhiều NH chưa có sự chuẩn bị kĩ càng trong khi việc đòi hỏi tăng vốn tự có trong thời gian ngắn đã khiến không ít NH rơi vào trạng thái mất khả năng quản trị.

Các NHTM hiện nayđang phải đối mặt với những khó khăn trong huy động và cho vay, dẫn đến khó đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và dẫn đến những hạn chế nội tại.

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho biết, về huy động vốn, với trên 90% tỷ trọng vốn của ngân hàng hiện nay là nguồn vốn ngắn hạn, gây khó khăn cho các NHTM trong việc quản trị nguồn vốn, khó bảo đảm cân đối kỳ hạn. Kỳ hạn huy động vốn bình quân có xu hướng rút ngắn trong khi kỳ hạn cho vay bình quân dài, tạo nguy cơ rủi ro kỳ hạn và lãi suất.Hơn nữa, sự mất cân đối kỳ hạn vốn của ngân hàng hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do các doanh nghiệp này chủ yếu vay vốn trung và dài hạn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

Về tăng trưởng tín dụng, trên cơ sở ý kiến của các hội viên, VNBA cho rằng, do hàng tồn kho lớn, sản xuất của các khách hàng đang suy giảm nghiêm trọng, các NH khó khăn trong thu nợ (gốc, lãi), nợ xấu có xu hướng tăng cao.Một số lĩnh vực cho vay cần ưu tiên như cho vay nông nghiệp, nông thôn gặp nhiều khó khăn do khách hàng vay không đủ điều kiện để NH xem xét cho vay (không có phương án sản xuất – kinh doanh có hiệu quả, không có hoặc không đủ tài sản bảo đảm, tình hình tài chính không minh bạch, nợ xấu phát sinh do không tiêu thụ được sản phẩm…). Cụ thể:

Về tình hình huy động vốn, những tháng đầu năm 2012 lạm phát tăng cao, các NH gặp khó khăn, nguồn vốn huy động toàn hệ thống có xu hướng giảm. Tuy nhiên, sau khi có Chỉ thị 02 của Thống đốc NHNN, với việc xử lý nghiêm các NH vi phạm trần lãi suất huy động vốn, VNBA nhìn nhận rằng hầu hết các TCTD đã nghiêm túc thực hiện lãi suất; hiện tượng chạy đua lãi suất, khách hàng mặc cả lãi suất huy động đã giảm 1% nhưng tổng nguồn vốn huy động của hệ thống đã tăng 1,5% so với cuối năm 2011.

Qua thực tế tình hình huy động vốn, theo VNBA, một số NHTM có lợi thế về mạng lưới, thương hiệu, nguồn vốn huy động tăng mạnh; một số NH quy mô nhỏ huy động vốn trên thị trường 1 gặp khó khăn, một số khác quản trị rủi ro thanh khoản yếu, vốn huy động phụ thuộc lớn vào thị trường 2, nắm giữ ít giấy tờ có giá, thực hiện cạnh tranh lách huy động vốn với lãi suất cao đã ảnh hưởng đến hoạt động của các TCTD khác và gây mất ổn định thị trường tiền tệ.

Cũng theo VNBA, thu nhập của NH đến chủ yếu từ hoạt động cho vay, những năm qua với điều kiện kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng, nguồn thu từ hoạt động tín dụng của hầu hết các NH bị ảnh hưởng, dẫn đến hiệu quả hoạt động của hầu hết NH bị giảm sút đáng kể.

Qua sự phân tích tình hình thực tế nguồn vốn của các NHTM ta thấy tầm quan trọng của nguồn vốn. Nguồn vốnlà cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, quyết định quy mô tín dụng và các hoạt động khác, quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính, quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Trong thời điểm kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay, việc các ngân hàng quản trị tốt nguồn vốn sẽ đảm bảo được: khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội từ các tổ chức kính tế và mọi tầng lớp dân cư; Đảm bảo sự tăng trưởng nguồn vốn ổn định, bền vững làm tiền đề cho việc nâng cao thị phần, thỏa mãn nhu cầu vốn cho khách hàng cả về số lượng, thời hạn và lãi suất; Đảm bảo khả năng thanh toán và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

2.2.2.Nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại

Trong những năm qua, từ chính sách nới lỏng tiền tệ của Chính phủ, hệ thống ngân hàng tăng rất nhanh cả về số lượng và quy mô tài sản. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh về số lượng đã không đi kèm với chất lượng, nhiều NH với năng lực quá yếu, tài chính và tín dụng siêu nhỏ, công tác quản trị lỏng lẻo, bộc lộ nhiều bất cập và chứa đựng nhiều rủi ro tài chính, gây ảnh hưởng xấu đến toàn hệ thống tài chính, tín dụng của nước ta.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, năm 2002, tổng số nợ xấu của các NHTM và TCTD là hơn 20.000 tỷ đồng, chiếm 7,2% tổng dư nợ. Đến năm 2004, tổng nợ xấu giảm xuống còn trên 13.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ dưới 4%, thấp hơn tỷ lệ an toàn cho phép theo thông lệ quốc tế là 5%. Đến hết năm 2005, tổng tỷ lệ nợ xấu lại tăng lên con số 17.500 tỷ đồng, nhưng lại chỉ chiếm 3,18% tổng dư nợ, riêng khối NHTM nhà nước thì tỷ lệ này trên 5%. Đến tháng 9/2006, thực trạng nợ quá hạn của các NHTM và TCTD là bao nhiêu chưa có con số công bố từ Ngân hàng Nhà nước, nhưng nhiều chuyên gia ngân hàng cho rằng, con số tuyệt đối là hơn 20.000 tỷ đồng, tỷ lệ này không biến đổi nhiều, vẫn dưới mức 5% do tổng dư nợ cho vay và đầu tư cũng tăng nhanh, nhưng không phải là đáng quan tâm. Song, một số chuyên gia của một số tổ chức tiền tệ quốc tế và chuyên gia NHTM trong nước cho rằng, tỷ lệ nợ xấu của NHTM thực tế luôn cao gấp khoảng hai lần số liệu do Ngân hàng Nhà nước công bố hiện nay đang ở mức 7- 8%, riêng các NH.

Năm 2010, Ngân hàng Nhà nước thông tin, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống Ngân hàng Việt Nam tính đến cuối năm 2010 vào khoảng 2,5%. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, toàn bộ dư nợ của hệ thống NH đối với Tập đoàn Công nghiệp và Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) chỉ dưới 26 nghìn tỷ đồng và hiện đang cơ cấu lại 16 nghìn tỷ đồng. Số này chưa đưa vào nợ xấu, và nếu tính vào cũng chỉ tăng 0,7%.

Tính đến tháng 6/2011, Ngân hàng Nhà nước thông báo nợ xấu toàn hệ thống NH hiện chiếm 2,72% tổng dư nợ, tăng 0,55% so với cuối năm 2010. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho rằng dù nợ xấu đang tăng từ mức 2,17% cuối năm 2010 lên 2,72% vào 10/6/2011, nhưng mức tăng trên không nghiêm trọng. Riêng TP. Hồ Chí Minh, nợ xấu của các TCTD trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh đến hết tháng 4/2011 ở mức 4,2% tổng dư nợ, tăng từ mức 3,9% của tháng 3/2011, trong đó các công ty cho thuê tài chính có nợ xấu lên đến 26,3%, nợ xấu của khối quốc doanh là 5,6% và cổ phần là 2,9%. Đây là thống kê của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố được Cục Thống kê công bố lại. Tổng dư nợ đến cuối tháng 5-2011 của

các NH ở thành phố là 748.900 tỉ đồng, tính ra nợ xấu tới 31.290 tỉ đồng, tương đương gần 1,52 tỉ đô la Mỹ. Với cả nước, con số tuyệt đối nợ xấu sẽ lớn hơn nhiều.

Từ năm 2008 đến 2013, nợ xấu của các TCTD tại Việt Nam có xu hướng tăng nhanh. Trung bình giai đoạn 2008 – 2011 dư nợ bình quân nợ xấu khá cao, khoảng 51%. Theo báo cáo của các NHTM, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành tại thời điểm 30/11/2012 là 3,43% song theo báo cáo của NHNN trước Quốc hội, nợ xấu tại thời điểm thanh tra của NHNN là 8,82% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế, khoảng 250.000 tỷ đồng (khoảng 12 tỷ USD), tương đương 10% GDP. Ngoài ra, con số nợ xấu này chưa tính đến nợ tồn đọng xây dựng cơ bản (chủ yếu của các địa phương), hiện đang dự tính khoảng 90.000 tỷ đồng. Theo các chuyên gia kinh tế, nợ xấu tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực bất động sản và chứng khoán: trong đó nợ xấu tại khu vực doanh nghiệp nhà nước rất lớn. Những số liệu của một số nhà nghiên cứu cho thấy, khu vực doanh nghiệp nhà nước hiện đóng góp 70% nợ xấu của toàn hệ thống, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu.

Bảng 2.2

Nợ xấu của các NHTM giai đoạn 2008 – 2012

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng nợ xấu (tỷ đồng) 26.970 35.875 49.064 85.967 185.205 Tổng dư nợ (tỷ đồng) 1.242.857 1.750.000 2.271.500 2.504.911 3.086.750 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (%) 2,17 2,05 2,16 3,43 6

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của NHNN Việt Nam giaiđoạn2005 – 2012)

Những tháng đầu năm 2013, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng cao ở mức 4,67% (tháng 3/2013) và đến tháng 6 giảm xuống còn 4,46%. Mức giảm này được NHNN đánh giá là

do các NHTM đã tăng cường trích lập dự phòng rủi ro theo quy định, thu hồi và xử lý nợ xấu. Tuy vậy, con số này vẫn được xem là cao vì theo ước tính thì nó chiếm khoảng gần 6% GDP và vẫn có nguy cơ gia tăng. Hơn nữa, trong vòng 5 tháng, tỷ lệ nợ xấu giảm nhanh đã đặt ra nhiều vấn đề cần xem xét. Nhiều chuyên gia kinh tế cũng lo ngại về tỷ lệ nợ xấu thực mà các NH chưa công bố còn cao hơn nhiều.

Đến tháng 11/2013 đã có khoảng 15 NH công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2013. Trong số các NH đã niêm yết thì tỷ lệ nợ xấu của NHTMCP Sài gòn (SHB) đang dẫn đầu với 9%, tiếp đến là NHTMCP Nam Việt (Navibank) với 6,1% và NHTMCP công thương Việt Nam (Techcombank) là 5,28%. Các NH còn lại đều có nợ xấu dưới 3% như NHTM Á Châu (ACB) là 2,99%; NH Sài gòn Thương Tín (Sacombank) là 2,55%; NHTMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) 2,1%; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 2,81%...Sáu tháng đầu năm 2013, nợ xấu của các NH là sự gia tăng liên tục của nợ nhóm 5 (có khả năng mất vốn). Tại thời điểm 30/6/2013, nợ nhóm 5 đã chiếm gần 50% tổng nợ xấu của các ngân hàng này.

Đồ thị 2.3

Như vậy, theo báo cáo của các NH, nợ xấu có vẻ đã giảm khi hầu hết các NH đều có tỷ lệ nợ xấu dưới mức 3% (mức được xem là an toàn), có thể chấp nhận được trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, theo tính toán các ngân hàng này chiếm khoảng 75% tổng dư nợ của toàn hệ thống và còn nhiều ngân hàng vẫn chưa công bố rõ tình hình nợ xấu của mình. Điều này cho thấy, các khoản nợ xấu vẫn đáng lo ngại, đặc biệt là sự gia tăng liên tục của nợ nhóm 5. Tại thời điểm 30/06/2013, nợ nhóm 5 đã chiếm gần 50% tổng nợ xấu của các NH này, tức là chỉ tính riêng với nhóm các NH niêm yết đã lên tới hơn 14 nghìn tỷ đồng.

Trong khi đó, kết quả khảo sát mới đây của Vụ Dự báo thống kê tiền tệ, NHNN cho thấy, trong số 124 TCTD tham gia khảo sát, có khoảng 30 TCTD khai báo tỷ lệ nợ xấu ở mức trên 3%, chiếm khoảng 1/4 số lượng TCTD hiện nay. Báo cáo cũng cho thấy, có tới trên 50% TCTD dự kiến tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2013 sẽ không đổi hoặc tăng so với cuối năm 2012.

Xử lý nợ xấu và tái cấu trúc NH là 2 nhiệm vụ song song để phục hồi hoạt động trì trệ của ngành ngân hàng trong nước. Mục tiêu của Chính phủ là xử lý nợ xấu gắn với tái cơ cấu NHTMCP. Có xử lý tốt vấn đề nợ xấu thì việc tái cấu trúc ngành Ngân hàng mới diễn ra thuận lợi và ngược lại.

Báo cáo Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 2013 được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố gần đây cho thấy, ở khu vực tài chính ngân hàng, tuy những rủi ro về hệ thống đã có phần được cải thiện nhưng quá trình cải cách và tái cơ cấu ở khu vực này vẫn còn mong manh, chưa được thực hiện quyết liệt. Cải cách mạnh mẽ các NH là vấn đề cần phải được triển khai quyết liệt hơn nữa. Thực ra, nếu chúng ta cản trở những hoạt động hay hạn chế việc cho vay thì chính là đã hạn chế việc đưa luồng vốn vào ổn định kinh tế. Như vậy, nó sẽ làm chậm lại quá trình phát triển và tăng trưởng. Các chuyên gia của WB và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng, ngân hàng thương mại Nhà nước cần phải có những cải cách, cải thiện hơn nữa để nâng cao năng lực.

Bên cạnh đó, phần lớn những khách hàng lớn của NHTMNN lại chính là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Do đó, cải cách phải song song việc cải cách khối ngân hàng thương mại Nhà nước với cải cách các DNNN. Tuy nhiên, báo cáo Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 2013 của WB cũng cho thấy tiến độ cải

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị tài chính của ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)