2.2.3 .Hoạt động thanh khoản củangân hàng thương mại
3.1. Tầm quan trọng của việc hoàn thiện pháp luật về quản trị tài chính củangân hàng
3.1. Tầm quan trọng của việc hoàn thiện pháp luật về quản trị tài chính của ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam hiện nay của ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam hiện nay
Trong xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang trên con đường hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu ở tất cả mọi ngành, mọi lĩnh vực và trong đó có ngành NH Việt Nam. Hệ thống NH là một trong những trung gian tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Khi tham gia mở cửa thị trường hệ thống NHTM Việt Nam sẽ bị cạnh tranh gay gắt bởi các NH của các nước với quy mô lớn về vốn, công nghệ hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến. Trong khi đó, sự bảo trợ từ phía Chính phủ Việt Nam đối với hệ thống NHTM trong nước sẽ ngày càng giảm đi đáng kể nhằm dần tạo lập một sân chơi bình đẳng cho các NH trên thế giới.
Về phía các NHTM trong nước sau thời gian Việt Nam tham gia vào sân chơi thế giới đã tiếp cận vốn quốc tế dễ dàng, điều đó không chỉ đưa năng lực tài chính của nhiều NH tăng lên, mà còn tạo cơ hội và thúc đẩy các NHTM tích cực cạnh tranh thị trường để tồn tại và phát triển, không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng hoạt động ra khu vực và thế giới.
Có thể thấy, cơ cấu và giá trị vốn điều lệ của hệ thống NHTM đã tăng lên đáng kể. Hầu hết các NH đều đạt được mức vốn pháp định là 3.000 tỷ đồng theo quy định của NHNN. Giá trị tổng tài sản của các NHTM cũng tăng mạnh, trong giai đoạn 2007-2010, quy mô tài sản của các NHTM đã tăng gấp đôi, từ 1.069 nghìn tỷ đồng lên 2690 nghìn tỷ đồng và đạt khoảng 3.600 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2012…Tuy nhiên, sau thời gian gia nhập WTO hệ thống NH Việt Nam cũng đã bộc lộ nhiều điểm yếu. Sự chuẩn bị chưa kỹ càng khi bước vào hội nhập, với tâm thế của người đi sau muốn vượt lên trước nên không ít NHTM rơi vào trạng thái suy
giảm sau thời gian “hưng phấn” ban đầu. Hiện nay, Việt Nam đang có quá nhiều NH nhưng chưa có một NH thực sư mạnh tầm cỡ quốc tế. Các NH đã đua nhau mở rộng quy mô mạng lưới để huy động nhiều vốn. Mặt khác, các NH mở rộng quy mô nhưng lại thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cho nên công tác quản trị lại không theo kịp quy mô phát triển. Khủng hoảng kinh tế kéo dài suốt từ năm 2008 đến nay cũng đem đến rất nhiều khó khăn cho ngành NH nói chung và các NHTM nói riêng. Một số NH đã không thể duy trì được mức tăng trưởng trong năm vừa qua.
Mặc dù trong thời gian qua, hệ thống NHTM đã có những bước phát triển nhất định song khoảng cách giữa các NHTM trong nước và NHTM trong khu vực và trên thế giới vẫn còn rất lớn về mọi phương diện. Đứng trước sự lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng của các NH ngoại, các NHTM Việt Nam có những thách thức không nhỏ:
Thứ nhất, các NHTM Việt Nam hiện nay có tiềm lực tài chính nhỏ bé, chất
lượng tài sản thấp, danh mục sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, chất lượng sản phẩm dịch vụ chưa cao, cơ cấu tổ chức chưa thực sự hợp lý và chưa chuyên nghiệp, trình độ quản lý điều hành còn thấp, công nghệ NH còn có khoảng cách đáng kể so với trình độ của khu vực và thế giới. Các NHTM Việt Nam hiện nay chỉ có lợi thế về mạng lưới chi nhánh phân phối sản phẩm dịch vụ và khách hàng rộng rãi, am hiểu về tập quán địa phương và môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, đây không phải là những lợi thế lâu dài, mang tính quyết định và sẽ mất dần đi khi lĩnh vực NH thực sự tự do hóa hoàn toàn.
Thứ hai, các NHTM nước ngoài hiện chỉ nắm giữ thị phần thiểu số trên thị
trường tài chính ngân hàng Việt Nam nhưng sẽ có ưu thế gần như toàn diện trong tương lai khi mà các quy định hạn chế của Nhà nước Việt Nam đối với các NHTM và TCTD nước ngoài được nới lỏng dần để thực hiện cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực NH.
Thứ ba, trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay sẽ làm tăng các
nhất là cơ chế thanh tra, giám sát, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ ngành liên quan sẽ là một thách thức không nhỏ đối với các NHTM Việt Nam. Nếu như năng lực quản lý và lập pháp không theo kịp và không lường trước được sự phát triển nhanh chóng của các giao dịch tài chính - ngân hàng, sẽ có 2 khả năng xảy ra: hoặc là ngành ngân hàng mất khả năng kiểm soát dẫn tới khủng hoảng hoặc quốc gia sẽ tái áp dụng các hạn chế để duy trì kiểm soát. Cả 2 trường hợp này đều có hại cho sự phát triển của ngành ngân hàng.
Thứ tư, đứng trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng ngoại đòi hỏi
các NHTM Việt Nam phải có một nguồn nhân lực không chỉ có chuyên môn cao về nghiệp vụ NH mà còn phải am hiểu Luật thương mại quốc tế và được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá và dự báo theo mô hình và chuẩn mực quốc tế, trong khi nguồn nhân lực của các NHTM Việt Nam còn rất yếu kém về các kiến thức và kỹ năng trên. Đây là một khó khăn lớn cho các NHTM Việt Nam
Thứ năm, khả năng kiểm soát tiền tệ còn nhiều hạn chế của NHNN Việt Nam
trong điều kiện mở cửa thị trường tài chính ngân hàng cũng rất dễ gây ra những rủi ro hệ thống cho các NHTM Việt Nam. Để tránh được rủi ro này, công tác thanh tra, giám sát vĩ mô và giám sát từ xa của NHNN đòi hỏi phải có năng lực lớn và dựa trên tiêu chuẩn thanh tra, giám sát quốc tế, điều mà NHNN Việt Nam chưa có được.
Mặt khác, hiện nay xu hướng sáp nhập sẽ gia tăng cả về số lượng lẫn giá trị, bởi:
Thứ nhất, ở thời điểm hiện tại vẫn còn tồn tại một vài NHTM ở Việt Nam
chưa tìm được đối tác chiến lược. Hơn nữa, nhiều NH nước ngoài chưa thực hiện mua tối đa 15% cổ phần của các NH trong nước.
Thứ hai, việc thực hiện các chính sách nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
của NHNN trong ngắn hạn và trung hạn sẽ dẫn đến việc mua lại và sáp nhập của các NH trong nước và tương lai về sự tồn tại của một vài NH lớn trong nền kinh tế không phải là không có cơ sở. Bằng chứng là ngày 6/12/2011, mở màn cho quá
trình tái cơ cấu hệ thống NH là sự kiện sáp nhập 3 NH tại khu vực phía Nam: Ngân hàng Đệ nhất, Việt nam Tín nghĩa và NHTMCP Sài gòn - SCB do năng lực tài chính yếu, tính thanh khoản kém.
Thứ ba, số lượng các vụ mua lại cổ phần ngân hàng nước ngoài của các NH
trong nước sẽ không nhiều vì các NH trong nước vẫn phải đối mặt với việc NHNN liên tiếp nâng cao các yêu cầu đối với vốn và xu hướng chú trọng vào thị trường tài chính trong nước.
Cùng với sự hội nhập, số lượng NH ngoại tại Việt Nam ngày một tăng. Trong năm 2010, không có một NH Việt Nam nào tham gia mua cổ phần của các NH nước ngoài. Với con số tăng trưởng tín dụng năm 2010 là 28%, các NH trong nước vẫn đang có xu hướng tập trung phát triển nội tại doanh nghiệp và chú trọng vào thị trường trong nước. Đó cũng là điều kiện tiền đề dẫn đến quy mô và phạm vi hoạt động của các NH ngoại ngày càng mở rộng trong nước, đặc biệt năm 2010. Cho đến nay, tại thị trường Việt Nam đã có 5 NH liên doanh, 5 NH 100% vốn nước ngoài, 48 chi nhánh NH nước ngoài, 8 Công ty cho thuê tài chính, 5 văn phòng đại diện. Mặc dù thị phần hoạt động của NH nước ngoài ở Việt Nam còn khá khiêm tốn (10%-15%) nhưng sự hiện diện của các NH nước ngoài, các tổ chức tài chính đã có vị trí quan trọng trong hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam. Trong thời gian gần đây, làn song mua lại cổ phần của các NHTMCP Việt Nam khá mạnh mẽ. Chiến lược của các ngân hàng nước ngoài hiện nay là: mở rộng quy mô thông qua con đường ngắn nhất là mua lại và sáp nhập các NH, sau đó thâu tóm. Có thể thấy, sức ép từ các ngân hàng ngoại là rất lớn, buộc các ngân hàng nội phải hoặc bằng mọi cách hoặc là tăng vốn, hoặc sẽ mở đường cho làn sóng mua bán và sáp nhập. Đặc biệt là khi rào cản trong lĩnh vực tài chính NH sau thời hạn cam kết theo WTO đã kết thúc, sẽ mở ra sân chơi lành mạnh và bình đẳng hơn cho các NH. Đây được xem là một “cú hích” về cạnh tranh. Đòi hỏi các ngân hàng nội phải chuẩn bị kỹ càng cả về năng lực quản lý lẫn năng lực tài chính.
Có thể thấy, sự gia tăng của NH nước ngoài tại thị trường tiền tệ trong nước cùng với những chính sách chưa thực sự đúng đắn đã dẫn đến:
- Các NH nội đang mất dần lợi thế cạnh tranh về khách hàng và kênh phân phối.Một thực tế không thể phủ nhận là, lòng tin của người dân ở một số NH nội đang giảm sút. Xu hướng “sính” hàng ngoại, trong đó cá cả NH ngoại đang là một khó khăn trong việc giữ vững thị phần trên sân nhà của các NH nội. Qua khảo sát có 42% doanh nghiệp và 50% người dân lựa chọn vay tiền từ NH nước ngoài mà không phải là NH trong nước; 50% DN và 62% người dân lựa chọn NH nước ngoài để gửi tiền vào. Đây chính là nguyên nhân làm cho các NH trong nước sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh về khách hàng và hệ thống kênh phân phốivà rủi ro tăng lên do các NH nước ngoài nắm quyền kiểm soát một số tổ chức trong nước qua hình thức góp vốn, mua cổ phần.
- Rủi ro tiềm ẩn từ các chính sách đầu tư thiếu chọn lọc. Vẫn còn tồn tại một thực trạng là, trong thời gian qua, các NHTM tập trung đầu tư cho các DNNN có thứ bậc xếp hạng tài chính thấp thuộc các ngành có khả năng cạnh tranh yếu. Đây chính là nguy cơ rủi ro lớn đối với các NHTM nói chung và các NHTMNN nói riêng. Bởi vì, một khi đã cho vay doanh nghiệp, nếu các doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh thua lỗ thì chính các NHTM cũng sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn.
Tính đến hết quý 2/2011, một loạt các NH lớn như Vietcombank, Vietinbank, ACB, Eximbank, Sacombank và Techcombank đều đạt tăng trưởng lợi nhuận như kỳ vọng. Trái ngược với kết quả trên, đa số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị lỗ hoặc giảm lãi đáng kể do khó khăn cả đầu ra lẫn đầu vào. Vấn đề được đặt ra là: khi các doanh nghiệp là con nợ lớn của các NH vẫn được xếp vào top NH kinh doanh hiệu quả, liệu lợi nhuận của các NH này có thực sự cao và bền vững?
Bên cạnh đó, tình hình an toàn tài chính thời gian qua của các NHTM bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống NHTM Việt Nam còn đối mặt với nhiều rủi ro: quy mô vốn tự có thấp, năng lực chống đỡ các cú sốc tài chính từ trong và ngoài nước của các NHTM Việt Nam bị hạn chế, làm tăng rủi ro hệ thống; Rủi ro nợ xấu
(đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản và đầu tư chứng khoán) tăng cao trong khi năng lực quản lý rủi ro của các NH còn hạn chế; Rủi ro tiềm ẩn do sự thiếu chính xác trong tính toán các chỉ tiêu an toàn tài chính cũng như sự chênh lệch giữa số liệu báo cáo từ các NHTM với số liệu thực tế giám sát của NHNN; Chênh lệch về kỳ hạn giữa ngồn vốn và sử dụng vốn khiến an toàn thanh khoản của các NHTM chưa được đảm bảo; Kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống và các nhóm NHTM Việt Nam đã suy giảm xuống dưới ngưỡng an toàn. Điều này đòi hỏi có sự can thiệp hơn nữa của luật để hạn chế tình trạng nói trên nhằm ổn định tình hình an toàn tài chính của các NHTM.
Như vậy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra sức ép ngày càng lớn hơn cho hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong khi lợi thế tiềm tàng sẽ thuộc về các NHTM nước ngoài. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra ở nước ngoài mà còn diễn ra ngay tại thị trường trong nước, nơi mà NHTM Việt Nam vẫn có nhiều ưu thế nếu biết tận dụng những ưu thế đó. Để có thể nắm vững ưu thế, tận dụng cơ hội và tăng khả năng cạnh tranh, các NHTM Việt Nam cần phải biết vị trí của mình, phải đánh giá được năng lực cạnh tranh của mình dựa trên các chỉ tiêu đã đề cập, từ đó có những biện pháp cải thiện năng lực nội tại để nâng cao khả năng cạnh tranh của chính mình. Bên cạnh sự nỗ lực từ các NHTM, Nhà nước cần có các chính sách hợp lý và nhanh chóng hoàn thiện hệ thống phát luật về quản trị tài chính của các NHTM, góp phần giúp các NHTM Việt Nam nâng cao năng lực tài chính để ra nhập vào sân chơi lành mạnh và bình đẳng cho các NH.
3.2. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về quản trị tài chính của ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam hiện nay
Hoàn thiện pháp luật về NH nói chung và các quy định về quản trị tài chính nói riêng của các NHTM Việt Nam một cách đồng bộ cùng với các chế định khác nhau của pháp luật kinh tế là một yêu cầu quan trọng, có ý nghĩa đảm bảo cho tổ chức và hoạt động của NHTM có môi trường pháp lý đồng bộ và thống nhất. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật là một nhu cầu cấp thiết. Pháp luật quản trị tài chính
NHTM Việt Nam cần tiếp thu kinh nghiệm của các nước trên thế giới, áp dụng các nguyên tắc quản trị theo thông lệ quốc tế, trên cơ sở nghiên cứu phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong nước để đưa ra những quy định phù hợp, góp phần nâng cao năng lực quản trị tài chính của các NHTM.
Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị tài chính NHTM phải căn cứ vào những đặc điểm của nền kinh tế thị trường Việt Nam. Quá trình hình thành, phát triển của NHTM và pháp luật về hoạt động của TCTD luôn bắt nguồn từ những đòi hỏi khách quan của nền kinh tế. Việc đề ra những giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị tài chính NHTM tất yếu cần dựa trên những đặc điểm của nền kinh tế thị trường Việt Nam.
Hội nhập quốc tế đã mở ra cơ hội để ngành NH trao đổi, hợp tác, tiếp cận các luồng vốn và trợ giúp kĩ thuật quốc tế cho NH Việt Nam, góp phần làm cho quản trị tài chính của hệ thống NH Việt Nam phù hợp hơn với trình độ và chuẩn mực quốc tế. Song, cùng với những cơ hội thì các NHTM Việt Nam đứng trước nguy cơ mất an toàn tài chính. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, việc sáp nhập, hợp nhất để xử lý các NH yếu kém chỉ là một phần của quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD. Quan trọng hơn là phải tăng cường năng lực tài chính, năng lực quản trị của từng NH.
Một lãnh đạo Cơ quan Thanh tra Giám sát NHNN cho hay, xác định việc hoàn thiện đồng bộ các quy định liên quan đến việc đổi mới hệ thống quản trị DN, quản trị rủi ro, minh bạch hóa trong hoạt động NH, NHNN đã tích cực nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, NH, các quy định an toàn hoạt động NH và thanh tra, giám sát NH. Đồng thời, nghiên cứu, ban hành chuẩn mực,