2.2.3 .Hoạt động thanh khoản củangân hàng thương mại
2.3. Thông lệ quốc tế về quản trị tài chính củangân hàng thương mại
2.3.1. Những điểm cơ bản của Basel Ivà Basel II, Basel III:
Basel I:
- Mục đích của Basel I: Củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế;
Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế.
- Tiêu chuẩn của Basel I:
(1) Tỉ lệ vốn dựa trên rủi ro với mục đích củng cố hệ thống ngân hàng quốc tế, đối tượng ban đầu là những ngân hàng hoạt động quốc tế, nhưng sau này đã được thực thi trên hơn 100 quốc gia. Theo tiêu chuẩn này, ngân hàng phải giữ lại lượng vốn bằng ít nhất 8% của rổ tài sản, được tính toán theo nhiều phương pháp khác nhau và phụ thuộc vào độ rủi ro của chúng.
(2) Vốn cấp 1, cấp 2 và cấp 3: Thành tựu cơ bản của Basel I là đã đưa ra được định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng và một cái gọi là tỷ lệ vốn an toàn của ngân hàng. Tiêu chuẩn này quy định: Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3
Vốn cấp 1 là lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng được công bố, như là khoản dự phòng cho các khoản vay, bao gồm: Vốn chủ sở hữu vĩnh viễn; Dự trữ công bố (Lợi nhuận giữ lại); Lợi ích thiểu số (minority interest) tại các công ty con, có hợp nhất báo cáo tài chính; Lợi thế kinh doanh (goodwill).
Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung) gồm: Lợi nhuận giữ lại không công bố; Dự phòng đánh giá lại tài sản; Dự phòng chung/dự phòng thất thu nợ chung; Công cụ vốn hỗn hợp; Vay với thời hạn ưu đãi; Đầu tư vào các công ty con tài chính và các tổ chức tài chính khác.
Vốn Cấp 3 (Dành cho rủi ro thị trường) = Vay ngắn hạn (3) Vốn tính theo rủi ro gia quyền:
RWA = Tổng (Tài sản x Mức rủi ro phân định cho từng tài sản trong bảng cân đối kế toán) + Tổng (Nợ tương đương x Mức rủi ro ngoại bảng)
- Những thiếu sót của Basel I: Một trong những điểm hạn chế cơ bản của
Basel I là không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp với mức độ ngày càng tăng lên, đó là rủi ro vận hành (không có yêu cầu vốn dự phòng
rủi ro vận hành). Ngoài ra, còn một số điểm hạn chế khác, như: không phân biệt theo loại rủi ro, không có lợi ích từ việc đa dạng hóa…
Basel II:
- Mục tiêu của Basel II: Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế; Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro.
- Basel II sử dụng khái niệm“Ba trụ cột”:
(1) Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I. Tuy nhiên, rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường
(2) Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát: Thứ nhất, các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó. Thứ hai, các giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu; giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này. Thứ ba, Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định. Thứ tư, giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu.
(3) Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường. Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân
hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.
Basel 3
Trước những diễn biến phức tạp của khủng hoảng tài chính toàn cầu và hệ lụy lâu dài của chúng đối với hệ thống tài chính - ngân hàng toàn thế giới, Uỷ ban Basel một lần nữa lại dự thảo và thông qua phiên bản thứ 3 (Basel 3) về các tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu. Nội dung bao trùm là:
- Nâng tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu (cổ phần phổ thông) từ 2% lên 4,5%. - Nâng tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu từ 4% lên 6%.
- Bổ sung phần vốn đệm dự phòng tài chính đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu 2,5%.
- Tùy theo bối cảnh của mỗi quốc gia, một tỷ lệ vốn đệm phòng ngừa sự suy giảm theo chu kỳ kinh tế có thể được thiết lập với tỷ lệ từ 0 - 2,5% và phải được đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu phổ thông (common equity). Phần vốn dự phòng này chỉ đòi hỏi trong trường hợp có sự tăng trưởng tín dụng nóng, nguy cơ dẫn đến rủi ro cao trong hoạt động tín dụng một cách có hệ thống.
Ngoài ra, Basel 3 còn đưa ra các biện pháp giám sát chặt chẽ các ngân hàng và nhằm ngăn chặn việc lạm dụng chia thưởng, hoặc chia cổ tức cao trong bối cảnh tình trạng tài chính và tỷ lệ an toàn vốn không đảm bảo. Basel 3 cũng đồng thời rà soát lại các tiêu chuẩn (định nghĩa) vốn cấp 1, vốn cấp 2 và sẽ loại bỏ các khoản vốn không đủ tiêu chuẩn khi giám sát chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu.
2.3.2. Sơ lƣợc thực tiễn áp dụng Basel tại các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa phải là một thành viên của Ủy ban basel về giám sát ngân hàng, do đó không bị ràng buộc, chịu áp lực phải vận dụng các quy định an toàn của các hiệp ước này, song việc vẫn dụng các Hiệp ước
Basel trong hoạt động quản trị ngân hàng là vấn đề hết sức ý nghĩa và cần thiết đối với hệ thống ngân hàng nước ta.
Tuy vậy, trong thời gian qua NHNN đã dần tiếp cận Hiệp ước Basel bằng các ban hành nhiều văn bản luật theo định hướng của hiệp ước này: Thông tư 33/2011/TT-NHNN ngày 8/10/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD và quy chế cho vay của các TCTD ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN. Và Nghị định 10/2011/NĐ-CP ngày 26/1/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng: tăng vốn điều lệ áp dụng theo chuẩn Basel.
Theo quy định của Thông tư 13, cách tính tổng vốn, bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2 đã khá tương đồng với Basel II, nhưng phần mẫu số mới chỉ xác định rủi ro tín dụng, chưa tính đến rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp.
Lý do là bởi phần lớn các ngân hàng Việt Nam còn thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở dữ liệu để xây dựng mô hình lượng hóa các loại rủi ro này. Do đó, theo Thông tư 13, mẫu số sẽ nhỏ hơn và tỷ lệ CAR (tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu) sẽ cao hơn và không tương đồng khi so sánh với tỷ lệ CAR được tính toán tại các nước tuân thủ Basel II.
Mặc dù NHNN đã lên kế hoạch áp dụng Basel II đối với tất cả các ngân hàng trên toàn hệ thống, nhưng do tỷ lệ nợ xấu tăng cao và khả năng sinh lời giảm sút trong những năm gần đây, có vẻ như không phải tất cả các ngân hàng đều sẵn sàng áp dụng theo Basel II.
Trong đợt tăng vốn tối thiểu lên 3.000 tỷ đồng theo Nghị định 141/2006/NĐ- CP, có đến 15 NH không hoàn thành đúng thời hạn 31-12-2010, nên sau đó Nghị định 10/2011/NĐ-CP được ban hành để dời thời hạn hoàn thành tăng vốn điều lệ
31-12-2011. Năm 2013, hàng loạt phương án tăng vốn điều lệ của NH đã được thông qua cổ đông nhưng không hoàn thành được.
Gần đây, NHNN đã công bố danh sách 10 ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II theo lộ trình thực hiện từ năm 2015 – 2018 đó là: Vietconbank, Vietinbank, BIDV, MB, Sacombank, Techcombank, ACB, VPbank, VIB, Maritimebank. Sau giai đoạn này, Basel II sẽ được áp dụng rộng rãi tại các NHTM còn lại.
Việc tiếp cận với các chuẩn mực của Basel, đặc biệt là Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và chi phí khá cao . Đối với một nước có hệ thống ngân hàng mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu như Việt Nam, việc áp dụng Basel II gặp nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ tài chính – ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, việc từng bước áp dụng các chuẩn mực Basel tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cường năng lực hoạt động , giảm thiểu rủi ro đối với các ngân hàng thương mại và nâng cao năng lực ca ̣nh tranh trong thi ̣ trường tài chính quốc tế , tạo điều kiện cho các ngân hàng Việt Nam có thể mở rộng thị trường trong thời gian tới.
Chƣơng3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊTÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Tầm quan trọng của việc hoàn thiện pháp luật về quản trị tài chính của ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam hiện nay của ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam hiện nay
Trong xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang trên con đường hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu ở tất cả mọi ngành, mọi lĩnh vực và trong đó có ngành NH Việt Nam. Hệ thống NH là một trong những trung gian tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Khi tham gia mở cửa thị trường hệ thống NHTM Việt Nam sẽ bị cạnh tranh gay gắt bởi các NH của các nước với quy mô lớn về vốn, công nghệ hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến. Trong khi đó, sự bảo trợ từ phía Chính phủ Việt Nam đối với hệ thống NHTM trong nước sẽ ngày càng giảm đi đáng kể nhằm dần tạo lập một sân chơi bình đẳng cho các NH trên thế giới.
Về phía các NHTM trong nước sau thời gian Việt Nam tham gia vào sân chơi thế giới đã tiếp cận vốn quốc tế dễ dàng, điều đó không chỉ đưa năng lực tài chính của nhiều NH tăng lên, mà còn tạo cơ hội và thúc đẩy các NHTM tích cực cạnh tranh thị trường để tồn tại và phát triển, không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng hoạt động ra khu vực và thế giới.
Có thể thấy, cơ cấu và giá trị vốn điều lệ của hệ thống NHTM đã tăng lên đáng kể. Hầu hết các NH đều đạt được mức vốn pháp định là 3.000 tỷ đồng theo quy định của NHNN. Giá trị tổng tài sản của các NHTM cũng tăng mạnh, trong giai đoạn 2007-2010, quy mô tài sản của các NHTM đã tăng gấp đôi, từ 1.069 nghìn tỷ đồng lên 2690 nghìn tỷ đồng và đạt khoảng 3.600 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2012…Tuy nhiên, sau thời gian gia nhập WTO hệ thống NH Việt Nam cũng đã bộc lộ nhiều điểm yếu. Sự chuẩn bị chưa kỹ càng khi bước vào hội nhập, với tâm thế của người đi sau muốn vượt lên trước nên không ít NHTM rơi vào trạng thái suy
giảm sau thời gian “hưng phấn” ban đầu. Hiện nay, Việt Nam đang có quá nhiều NH nhưng chưa có một NH thực sư mạnh tầm cỡ quốc tế. Các NH đã đua nhau mở rộng quy mô mạng lưới để huy động nhiều vốn. Mặt khác, các NH mở rộng quy mô nhưng lại thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cho nên công tác quản trị lại không theo kịp quy mô phát triển. Khủng hoảng kinh tế kéo dài suốt từ năm 2008 đến nay cũng đem đến rất nhiều khó khăn cho ngành NH nói chung và các NHTM nói riêng. Một số NH đã không thể duy trì được mức tăng trưởng trong năm vừa qua.
Mặc dù trong thời gian qua, hệ thống NHTM đã có những bước phát triển nhất định song khoảng cách giữa các NHTM trong nước và NHTM trong khu vực và trên thế giới vẫn còn rất lớn về mọi phương diện. Đứng trước sự lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng của các NH ngoại, các NHTM Việt Nam có những thách thức không nhỏ:
Thứ nhất, các NHTM Việt Nam hiện nay có tiềm lực tài chính nhỏ bé, chất
lượng tài sản thấp, danh mục sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, chất lượng sản phẩm dịch vụ chưa cao, cơ cấu tổ chức chưa thực sự hợp lý và chưa chuyên nghiệp, trình độ quản lý điều hành còn thấp, công nghệ NH còn có khoảng cách đáng kể so với trình độ của khu vực và thế giới. Các NHTM Việt Nam hiện nay chỉ có lợi thế về mạng lưới chi nhánh phân phối sản phẩm dịch vụ và khách hàng rộng rãi, am hiểu về tập quán địa phương và môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, đây không phải là những lợi thế lâu dài, mang tính quyết định và sẽ mất dần đi khi lĩnh vực NH thực sự tự do hóa hoàn toàn.
Thứ hai, các NHTM nước ngoài hiện chỉ nắm giữ thị phần thiểu số trên thị
trường tài chính ngân hàng Việt Nam nhưng sẽ có ưu thế gần như toàn diện trong tương lai khi mà các quy định hạn chế của Nhà nước Việt Nam đối với các NHTM và TCTD nước ngoài được nới lỏng dần để thực hiện cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực NH.
Thứ ba, trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay sẽ làm tăng các
nhất là cơ chế thanh tra, giám sát, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ ngành liên quan sẽ là một thách thức không nhỏ đối với các NHTM Việt Nam. Nếu như năng lực quản lý và lập pháp không theo kịp và không lường trước được sự phát triển nhanh chóng của các giao dịch tài chính - ngân hàng, sẽ có 2 khả năng xảy ra: hoặc là ngành ngân hàng mất khả năng kiểm soát dẫn tới khủng hoảng hoặc quốc gia sẽ tái áp dụng các hạn chế để duy trì kiểm soát. Cả 2 trường hợp này đều có hại cho sự phát triển của ngành ngân hàng.
Thứ tư, đứng trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng ngoại đòi hỏi
các NHTM Việt Nam phải có một nguồn nhân lực không chỉ có chuyên môn cao về nghiệp vụ NH mà còn phải am hiểu Luật thương mại quốc tế và được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá và dự báo theo mô hình và chuẩn mực quốc tế, trong khi nguồn nhân lực của các NHTM Việt Nam còn rất yếu kém về các kiến thức và kỹ năng trên. Đây là một khó khăn lớn cho các NHTM Việt Nam
Thứ năm, khả năng kiểm soát tiền tệ còn nhiều hạn chế của NHNN Việt Nam
trong điều kiện mở cửa thị trường tài chính ngân hàng cũng rất dễ gây ra những rủi ro hệ thống cho các NHTM Việt Nam. Để tránh được rủi ro này, công tác thanh tra,