Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật luận án TS luật 623801 (Trang 25 - 29)

Nghiên cứu các công trình khoa học trong và ngoài nước cho thấy đề tài về nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án nói chung và nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong luật TTHS nói riêng đã được xem xét, nghiên cứu ở các góc độ, quy mô và phạm vi khác nhau, có thể rút ra một số nhận xét sau đây: thứ nhất, số tác giả nghiên cứu trực tiếp về nguyên tắc này trong lĩnh vực TTHS Việt Nam không nhiều; thứ hai, việc nghiên cứu chủ yếu ở

hình thức bình luận khoa học; thứ ba, phần lớn nội dung đề cập trong các phần viết về nguyên tắc này mô tả lại nguyên tắc của Hiến pháp về tổ chức và hoạt động của Tòa án; thứ tư, đều thống nhất chỉ bình luận ở chính điều luật mà chưa xem xét đến sự thể hiện của nguyên tắc này trong những điều luật khác do Bộ luật TTHS quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội; thứ năm, các tác giả chưa chỉ ra mối quan hệ giữa nguyên tắc này với những nguyên tắc khác chi phối hoạt động xét xử; thứ sáu, một số tác giả còn cho rằng nguyên tắc trên chỉ là sự thể hiện của nguyên tắc pháp chế trong luật TTHS và do đó, đặt câu hỏi về sự cần thiết ghi nhận nó như một nguyên tắc của luật TTHS hay không. Như vậy, còn nhiều vấn đề khác cần được tiếp tục nghiên cứu như:

- Khái niệm, đặc điểm, nội dung, các yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án hình sự.

- Mối liên hệ giữa nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật với các nguyên tắc khác của luật TTHS.

- Nghiên cứu nguyên tắc độc lập xét xử trong trạng thái “động”, khi cải cách tư pháp làm thay đổi mô hình TTHS Việt Nam, từ mô hình tố tụng xét hỏi chuyển sang mô hình xét hỏi kết hợp với mô hình TTHS tranh tụng. Do đó, việc thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử có những điểm mới. Vai trò kiểm soát của Tòa án, cơ quan thực hiện quyền tư pháp đối với hoạt động điều tra, truy tố cũng khác so với trước khi tiến hành cải cách tư pháp.

- Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm thực hiện nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong xét xử vụ án hình sự.

Kết luận Chương 1

Từ tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài về nguyên tắc độc lập xét xử, có thể nhận thấy:

1. Trong quá trình cải cách tư pháp và yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền thì nguyên tắc độc lập xét xử được ghi nhận ở nhiều quốc gia và chủ yếu khai thác là một nguyên tắc hiến định. Các công trình khoa học đã có đóng góp đáng kể cho việc hoàn thiện hệ thống tư pháp nói chung và lĩnh vực TTHS nói riêng với những quan điểm, lý luận chặt chẽ, sâu sắc.

2. Các công trình nghiên cứu khoa học: bài viết, luận án, sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến nguyên tắc này đã hỗ trợ trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; áp dụng pháp luật thống nhất, đảm bảo nhà nước là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Tuy nhiên, để phân tích, đánh giá một cách hệ thống và toàn diện về khái niệm, đặc điểm, nội dung, cơ sở quy định, vị trí, ý nghĩa, sự thể hiện của nguyên tắc này trong các quy định của luật TTHS và trong thực tiễn áp dụng trong lĩnh vực TTHS Việt Nam lại chưa có một công trình khoa học nào thực hiện ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học.

Nội hàm của nguyên tắc độc lập xét xử bao gồm cả độc lập với các tác động bên ngoài, độc lập giữa các cấp Toà án, độc lập giữa Thẩm phán và Hội thẩm, độc lập của tự thân Thẩm phán và Hội thẩm (trình độ, bản lĩnh và niềm tin nội tâm). Do vậy, nội dung của nguyên tắc độc lập xét xử cần được xem xét trên 3 mối quan hệ: Độc lập với bên ngoài; Độc lập trong nội bộ các Toà án; Độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm với chính bản thân mình. Ngoài ra, độc lập xét xử ở cấp sơ thẩm khác với độc lập xét xử ở cấp phúc thẩm và giám đốc thẩm. Sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm phải trong khuôn khổ của pháp luật và không tách rời đường lối, chính sách của Đảng. Các yếu tố ảnh hưởng tới độc lập xét xử: yếu tố pháp luật, yếu tố tổ chức, yếu tố con người và các yếu tố về điều kiện làm việc.

hạn chế, cần làm sâu sắc và phong phú hơn những nhận thức khoa học về nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong luật TTHS, đánh giá sự thể hiện của nguyên tắc này trong các quy định của pháp luật cũng như trong thực tiễn giải quyết các hành vi vi phạm pháp luật hình sự đang diễn ra hàng ngày trong đời sống xã hội là đáp ứng các nhu cầu của khoa học luật TTHS, phục vụ thiết thực cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay.

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC THẨM PHÁN VÀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật luận án TS luật 623801 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)