Nguồn gốc và khái niệm nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật luận án TS luật 623801 (Trang 29 - 34)

TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

2.1. Nguồn gốc và khái niệm nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

2.1.1. Nguồn gốc nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới cho thấy ngay từ thời kỳ cổ đại, nhiều nhà tư tưởng đã đề cập đến tinh thần thượng tôn pháp luật và nguyên tắc công bằng, khách quan trong việc xét xử của các pháp quan. Sang thời kỳ cận trung đại, quyền lực tối cao của các thế lực phong kiến cai trị bắt đầu bị chia sẻ khi các văn bản về tổ chức quyền lực nhà nước ra đời. Đại Hiến chương Anh (Magna Charta) được vua Anh ban hành vào năm 1215 là văn kiện đầu tiên hạn chế quyền lực của chính quyền, bảo đảm quyền cá nhân. Đại Hiến chương đã nêu ra những nguyên tắc bình đẳng của pháp luật [96, tr.109]. Nguồn gốc của tư tưởng độc lập xét xử theo cách hiểu của thời kỳ hiện đại được phát hiện ra trong quá trình phát triển của nhà nước quân chủ lập hiến ở Châu Âu, trước hết là ở Anh. Đa số các nhà nghiên cứu bày tỏ sự đồng tình rằng, độc lập xét xử chỉ có thể hiện hữu trong chế độ dân chủ lập hiến, mà ở đó luật pháp quy định trình tự và giới hạn phạm vi nội dung của các hoạt động lập pháp và hành pháp. Bộ luật Nhân quyền Anh (the Bill of Rights), năm 1689, có tên đầy đủ là “Luật công bố các quyền và tự do của thần dân và việc thừa kế ngai vàng” đã lên án sự lạm quyền của nhà vua đối với độc lập xét xử [96, tr.111-112].

Cuối thế kỷ XVIII, J. Locke, (1632 - 1704) - nhà triết học duy vật người Anh ủng hộ quan điểm quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công giữa các nhánh quyền đã tuyên bố rằng việc hình thành các đạo luật với quyền khiếu nại đến các Thẩm phán độc lập là điều cần thiết cho một xã hội văn minh và một khi xã hội mà

không có họ (tức là Thẩm phán) thì đó là xã hội vẫn còn “trong một trạng thái tự nhiên”. Đến khi Môngtecxkie (1689 - 1755) nhà triết học khai sáng người Pháp cho ra đời tác phẩm “Tinh thần pháp luật” với tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước thì tính độc lập của tư pháp được khẳng định rất rõ. Theo ông, quyền tư pháp phải độc lập, cần được trao cho cơ quan do dân cử ra và được bầu theo định kỳ.

Cũng không có gì là tự do nếu quyền tư pháp không tách khỏi quyền lập pháp và hành pháp. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền lập pháp thì người ta sẽ độc đoán đối với quyền sống và quyền tự do của công dân; quan tòa sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp thì quan tòa sẽ có cả sức mạnh của kẻ đàn áp. Nếu một người hay một tổ chức của quan chức, hoặc của quý tộc hoặc của dân chúng nắm luôn cả ba thứ quyền lực nói trên thì tất cả sẽ mất hết [21, tr.100].

Ở Hoa Kỳ là đất nước mà lịch sử lập hiến có mối liên hệ trực tiếp đến cuộc tranh luận về tư tưởng độc lập xét xử hiện đại đã có những quan niệm tương đối đồng nhất về lập xét xử của Tòa án. James Madison, khi dự thảo Tu chính án Hiến pháp Mỹ, phần sau này trở thành Bản Tuyên ngôn nhân quyền đã khẳng định: Theo một cách đặc biệt, các Tòa án độc lập chính là người canh gác, bảo vệ các quyền này, đó chính là bức tường không thể xuyên thủng được, chống lại bất kỳ thế lực nào thuộc nhánh hành pháp hoặc lập pháp; thiết chế này đương nhiên sẽ giúp chống lại bất kỳ vi phạm nào tới các quyền đã được ghi rõ trong Hiến pháp [112, tr.3].

Alexander Hamilton, một trong những người soạn thảo Hiến pháp Mỹ, đã bảo vệ vai trò độc lập xét xử trong hệ thống Hiến pháp: “...không thể có tự do nếu quyền xét xử không được tách bạch với quyền lập pháp và hành pháp” [75, tr.139]. Cốt lõi của vấn đề ở đây chính là lý thuyết về phân chia quyền lực với mục tiêu căn bản là tư pháp nên hoạt động độc lập với nhánh lập pháp và hành pháp của chính phủ. Độc lập tư pháp là một trong những thành tựu của nền dân chủ trong việc thiết kế và vận hành quyền lực nhà nước. Đó là khởi điểm cho tư tưởng về độc lập trong hoạt động xét xử sau này. Triết lý cơ bản nhất ẩn đằng sau yêu cầu độc lập tư pháp chính là sự cần thiết phải cần có sự kiểm soát quyền lực chính trị được nhà nước hóa. Không có sự độc lập tư pháp thì không thể có được dân chủ.

Như vậy từ thời kỳ cổ đại đến cận đại, tư tưởng về sự độc lập tư pháp đã hình thành và phát triển. Khi cách mạng tư sản thành công, học thuyết Nhà nước pháp quyền được giai cấp tư sản vận dụng vào thiết kế bộ máy nhà nước, độc lập tư pháp trở thành một trong những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền. Đối với các nước XHCN, khi cách mạng vô sản thành công, nhà nước và pháp luật kiểu mới ra đời, nền tư pháp cũ bị xóa bỏ và được thay thế bằng một nền tư pháp mới: “Để thay đổi Toà án cũ, cuộc cách mạng đã thiết lập Toà án mới có tính chất nhân dân… xây dựng trên nguyên tắc là các giai cấp bị bóc lột, và chỉ có các giai cấp ấy thôi tham gia quản lý Nhà nước” [109, tr.199]. Độc lập tư pháp như là một giá trị tiến bộ, văn minh của nhân loại đã được tiếp nhận, trở thành một nguyên tắc hiến định của hầu hết các nhà nước XHCN trước đây cũng như hiện nay. Trong Nhà nước pháp quyền hiện đại, hệ thống tư pháp độc lập là bộ phận hợp thành quan trọng của nguyên tắc kiểm soát quyền lực nhà nước, với mục tiêu hàng đầu là bảo vệ quyền con người, bảo đảm sự an toàn pháp lý cho mọi cá nhân. Tính độc lập của quyền tư pháp được hiểu trên các bình diện khác nhau. Thứ nhất, đó là sự độc lập của một nhánh quyền lực trong mối liên hệ với hai nhánh quyền lực khác là quyền lập pháp và quyền tư pháp. Thứ hai, sự độc lập của tư pháp được hiểu là sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử, không ai và không một cơ quan nào có quyền can thiệp. Thứ ba, đó là sự độc lập của mỗi cấp xét xử theo thẩm quyền, là sự hiện thân của công lý, Tòa án khi xét xử phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định, mà một trong những nguyên tắc cơ bản là độc lập xét xử, không kể đó là tư pháp hình sự, tư pháp dân sự hay tư pháp hành chính, kể cả Tòa án Hiến pháp.

2.1.2. Khái niệm nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong luật tố tụng hình sự

Theo lý luận về pháp luật, nguyên tắc độc lập xét xử là loại nguyên tắc được áp dụng cho một nhóm ngành luật khác nhau, trong đó có TTHS. Tuy nhiên, do TTHS có những đặc trưng rất riêng so với các loại tố tụng khác nên sự tác động của nguyên tắc độc lập xét xử cũng khác nhau. Vì vậy độc lập xét xử trong tư pháp được coi là cái chung, trong quan hệ với cái riêng khi nó được thể hiện trong quá trình xét xử các vụ án hình sự.

tiêu chuẩn làm cơ sở, chủ đạo để xem xét, làm việc: Giữ đúng nguyên tắc, không vi phạm nguyên tắc” [127, tr.1135]. Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, nguyên tắc là: “điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loại việc làm. Giữ đúng nguyên tắc. Nguyên tắc sử dụng máy móc” [119, tr.694]. Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội định nghĩa: Các nguyên tắc của pháp luật là những tư tưởng chủ đạo, cơ bản, mang tính xuất phát điểm, cấu thành một bộ phận quan trọng nhất của pháp luật, phản ánh quy luật và cấu trúc của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định và liên hệ mật thiết với bản chất của kiểu pháp luật tương ứng với hình thái kinh tế - xã hội đó [61, tr.277].

Như vậy, các nguyên tắc giữ vai trò chỉ đạo, định hướng cho toàn bộ cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội, cho hoạt động sáng tạo pháp luật và áp dụng pháp luật, là những tiêu chuẩn cơ bản của pháp chế và tính hợp pháp trong xử sự của bộ máy hành chính cũng như hoạt động của các cơ quan tư pháp, gây ảnh hưởng lớn đến ý thức pháp luật và trật tự pháp luật.

Trong quá trình nghiên cứu khoa học pháp lý thì có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm nguyên tắc luật TTHS. Có quan điểm cho rằng: “Nguyên tắc của luật tố tụng hình sự được hiểu là những phương châm, định hướng chi phối toàn bộ hay một số hoạt động tố tụng hình sự được ghi nhận trong Hiến pháp, Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản khác có liên quan” [79, tr.5]; Giáo trình luật TTHS Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội đưa ra khái niệm: “Các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự là những phương châm, những định hướng chi phối tất cả hoặc một số hoạt động tố tụng hình sự, được các văn bản pháp luật ghi nhận” [78, tr.45].

Giáo trình luật TTHS Việt Nam của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội định nghĩa: “Nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự Việt Nam là những phương châm, định hướng, quan điểm chi phối toàn bộ hay một số giai đoạn của hoạt động tố tụng hình sự trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật tố tụng hình sự” [14, tr.72] và chia nguyên tắc thành các nhóm cơ bản sau: Các nguyên

tắc bảo đảm pháp chế XHCN trong hoạt động TTHS; Các nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; Các nguyên tắc bảo đảm tính chính xác, khách quan của hoạt động TTHS; Các nguyên tắc bảo đảm tính dân chủ trong hoạt động TTHS. Các nguyên tắc này làm cơ sở cho mọi hoạt động xây dựng, áp dụng pháp luật TTHS.

Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật TTHS và được ghi nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như các văn kiện pháp lý quốc tế và “Quyền được yêu cầu xét xử thấu đáo đối với việc cáo buộc hình sự bởi một Tòa án độc lập và vô tư được coi là biểu tượng của ý tưởng về dân chủ trong tiến trình tố tụng” [73, tr 765]. Do vậy, nguyên tắc độc lập được ghi nhận trong Hiến pháp và được coi như những yếu tố cấu thành của Nhà nước pháp quyền. Hầu hết các văn bản pháp luật của thế giới và Liên minh châu Âu (Tuyên ngôn Thế giới về nhân quyền 1948 – Điều 10; Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966 - Điều 14; Hiến chương Liên minh châu Âu về các Quyền cơ bản của con người – Điều 47; Công ước châu Âu về quyền con người năm 1950 – Điều 6/1; án lệ của Tòa án Công lý Cộng đồng châu Âu…) đều thống nhất rằng nguyên tắc độc lập là các thành tố cấu thành nên một Tòa án công bằng, công lý.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí cho rằng nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là nguyên tắc cơ bản của Bộ luật TTHS vì nguyên tắc này có vị trí quan trọng trong quá trình xử lý vụ án hình sự với định hướng “phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội”, góp phần “bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”[13, tr.35]. Nguyên tắc này yêu cầu việc tổ chức các cơ quan tiến hành tố tụng mà đặc biệt là Tòa án phải đảm bảo cho hoạt động xét xử chỉ tuân theo pháp luật, không bị bất kỳ sức ép nào làm thay đổi vị trí thượng tôn của pháp luật; bảo đảm tính khách quan, công bằng của các bản án, quyết định của Tòa án, bảo đảm cho hoạt động xét xử thực

hiện theo trình tự luật định, trên cơ sở các chứng cứ công khai, không phụ thuộc các chứng cứ, các quan điểm do bên buộc tội hay bên gỡ tội đưa ra [88, tr.12].

Từ những phân tích trên đây, có thể đưa ra khái niệm Thẩm phán và Hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật luận án TS luật 623801 (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)