Quy định của luật tố tụng hình sự một số quốc gia về nguyên tắc Thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật luận án TS luật 623801 (Trang 66 - 186)

Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Ngoài những tuyên bố quốc tế về nguyên tắc độc lập xét xử đã nêu ở trên, Luận án lựa chọn ba quốc gia để tìm hiểu về các quy định pháp luật liên quan đến độc lập xét xử. Đó là Liên bang Nga - đất nước mà hệ thống pháp luật Xô-viết trước đây có ảnh hưởng lớn đến pháp luật Việt Nam, là quốc gia có sự chuyển đổi pháp luật và tư pháp mạnh mẽ sau khi Liên Xô tan rã. Tiếp đó là Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, đất nước có thể chế chính trị và hệ thống pháp luật và tư pháp tương đồng với Việt Nam. Còn Hoa Kỳ là quốc gia có nền tư pháp hiện đại, lại thuộc hệ thống TTHS tranh tụng nên có thể tham khảo kinh nghiệm của họ trong quá trình Việt Nam chuyển đổi sang mô hình TTHS kết hợp thẩm vấn với tranh tụng.

2.5.1. Liên bang Nga

Bộ luật TTHS của Liên bang Nga có hiệu lực ngày 5/12/2001, sau đó được sửa đổi, bổ sung ngày 01/3/2012. Theo quy định của Bộ luật này, thành viên của Hội đồng xét xử gồm có Thẩm phán và Bồi thẩm đoàn. Trong đó Thẩm phán được xác định là người có chức vụ, quyền hạn và có thẩm quyền tiến hành các hoạt động xét xử (Điểm 54, Điều 5) và Bồi thẩm đoàn có nhiệm vụ phán quyết có tội hay

không có tội (Điểm 5, Điều 5) với thành viên do được triệu tập tham gia vào quá trình xét xử của Tòa án và ra phán quyết theo đúng quy định của Bộ luật (Điểm 30, Điều 5). Trong Mục 1 khi quy định về những nguyên tắc của Bộ luật TTHS, các nhà lập pháp Nga không ghi nhận một điều luật riêng nào về nguyên tắc độc lập xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm như Việt Nam nhưng có những nguyên tắc khác có ghi nhận nhận nội dung này, cụ thể tại Điều 17 quy định nguyên tắc tự do đánh giá chứng cứ, theo đó “Thẩm phán, thành viên Bồi thẩm đoàn cùng Kiểm sát viên, Điều tra viên đánh giá chứng cứ theo niềm tin nội tâm, dựa trên tổng hợp những chứng cứ có trong vụ án, căn cứ vào pháp luật và lương tâm của mình không có chứng cứ nào có hiệu lực được xác định trước đó” [111].

Như vậy, việc đánh giá chứng cứ trong TTHS được thực hiện một cách độc lập và chỉ căn cứ vào pháp luật.

Thành phần Hội đồng xét xử được quy định tại Điều 30. Việc xét xử vụ án hình sự do Hội đồng hoặc do một Thẩm phán tiến hành xét xử. Thẩm phán Tòa án liên bang thẩm quyền chung và Đoàn bồi thẩm 12 thành viên xét xử vụ án theo yêu cầu của bị can về những tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 31 của Bộ luật TTHS. Trong đó liệt kê chi tiết các loại tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử. Còn lại, Hội đồng xét xử chỉ gồm 1 hoặc nhiều Thẩm phán, không có Bồi thẩm đoàn.

Để đảm bảo sự độc lập trong hoạt động xét xử, Bộ luật TTHS Liên bang Nga còn quy định rõ những tình tiết loại trừ việc tham gia tố tụng đối với vụ án (Điều 61), khi Thẩm phán đã đóng một tư cách khác trong vụ án hoặc đã tham gia xét xử vụ án một lần rồi (Điều 63). Khi vụ án đã được chuyển sang Tòa án, Bộ luật TTHS quy định quyền hạn rất cụ thể của Tòa án tại Điều 227. Thẩm phán có quyền tiến hành thẩm tra sơ bộ trước khi đưa ra Tòa công khai. Tại phiên tòa công khai, trên cơ sở bên buộc tội và bên bào chữa, cùng các bên tham gia khác trong vụ án hình sự, Thẩm phán sẽ căn cứ vào pháp luật, kết quả của sự tranh tụng công khai tại phiên tòa để nghị án, ra phán quyết. Pháp luật cũng quy định rất rõ thủ tục nghị án khi xét xử theo chế độ tập thể (trên một Thẩm phán) tại Điều 301 để đảm bảo từng cá nhân Thẩm phán được độc lập khi ra quyết định của mình.

Đặc biệt, Bộ luật TTHS Liên bang Nga dành hẳn chương XII để quy định việc xét xử những vụ án hình sự có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn (các điều từ 324 đến 353). Điều này có nghĩa là với những vụ án có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn, ngoài những quy định khác của Bộ luật TTHS còn phải tuân theo những quy định riêng của chương này. Đó là những quy định rất chi tiết:

- Tiến hành thẩm tra sơ bộ (Điều 235) cần phải xác định rõ số lượng các ứng viên của Đoàn bồi thẩm được triệu tập đến phiên tòa, không dưới 20 người. Thẩm phán sẽ là người quyết định sự tham gia của Bồi thẩm đoàn khi mà bị cáo từ chối việc xét xử có bồi thẩm đoàn.

- Lập danh sách sơ bộ những thành viên Bồi thẩm đoàn được quy định tại Điều 326 sẽ do Thư ký phiên tòa hoặc trợ lý Thẩm phán lập và phải đảm bảo mỗi người không thể tham gia phiên tòa với tư cách thành viên Bồi thẩm đoàn quá 1 lần trong 1 năm. Họ tên, địa chỉ của họ được ghi trong danh sách theo thứ tự được lựa chọn một cách ngẫu nhiên và chậm nhất 7 ngày trước khi bắt đầu xét xử phải gửi thông báo cho các ứng cử viên Bồi thẩm đoàn có tên trong danh sách sơ bộ về thời gian có mặt tại Tòa án. Trong phần chuẩn bị của phiên tòa (Điều 327), nếu số ứng viên Bồi thẩm đoàn dưới 20 người thì Chủ tọa sẽ quyết định triệu tập bổ sung. Họ sẽ được giải thích về quyền, nghĩa vụ và một số nội dung khác sau đó các thành viên Bồi thẩm đoàn có mặt sẽ được mời sang phòng xử án. Chủ tọa sẽ phát biểu về nhiệm vụ quyền hạn của các thành viên Bồi thẩm đoàn và những điều kiện của họ tham gia vào xét xử vụ án theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi xem xét tất cả các yếu tố Chủ tọa sẽ thành lập Đoàn bồi thẩm tại phòng kín và đề nghị họ vào băng ghế của Bồi thẩm đoàn trong phòng xử án. Nếu vụ án thuộc bí mật quốc gia, các thành viên Bồi thẩm đoàn phải ký cam đoan không tiết lộ. Các thành viên Bồi thẩm đoàn biểu quyết công khai theo nguyên tắc đa số tại phòng nghị án để bầu Trưởng đoàn và thông báo cho Chủ tọa phiên tòa. Trách nhiệm của Trưởng đoàn quy định tại Điều 331. Các thành viên Bồi thẩm đoàn phải tuyên thệ (từng người) và ghi vào biên bản phiên tòa. Trong phiên tòa xét xử, pháp luật quy định rõ quyền hạn của

thành viên Bồi thẩm đoàn (Điều 333), họ được tham gia vào việc xem xét tất cả các tình tiết vụ án, đưa ra các câu hỏi cho những người bị thẩm vấn thông qua chủ tọa phiên tòa, tham gia vào việc xem xét vật chứng, tài liệu và trong các hoạt động điều tra khác. Họ không có quyền vắng mặt ở phòng xử án khi đang xét xử, không được nêu quan điểm của mình về vụ án đang được xét xử trước khi thảo luận những vấn đề khi ra phán quyết, không được tiếp xúc với những người không thuộc Hội đồng xét xử để nắm bắt những tình tiết vụ án, không được thu thập thông tin về vụ án ngoài phiên tòa… Các thành viên Bồi thẩm đoàn chỉ quyết định việc bị cáo có tội hay không. Nếu bị cáo nhận tội thì quyết định việc có tội; Bị cáo có đáng được khoan hồng hay không? Những vấn đề khác do Chủ tọa phiên tòa quyết định mà không có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn.

Sự tham gia của Bồi thẩm đoàn thể hiện thông qua những phiếu câu hỏi mà nội dung bao gồm: Có chứng minh được hành vi đó xảy ra; có chứng minh được rằng hành vi do bị cáo thực hiện và bị cáo có lỗi hay không trong việc thực hiện hành vi đó (Điều 339). Những câu hỏi mà Bồi thẩm đoàn cần giải quyết được đặt riêng đối với từng bị cáo và phải được diễn đạt dễ hiểu đối với Bồi thẩm đoàn.

Như vậy, nghiên cứu Bộ luật TTHS của Liên bang Nga cho thấy tuy không có một nguyên tắc riêng nào quy định về việc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật nhưng những nội dung cụ thể về quyền, nghĩa vụ của Thẩm phán và Bồi thẩm đoàn được quy định rất chi tiết trong những điều luật khác nhau. Điều này sẽ tạo cơ sở pháp lý để hoạt động xét xử của Hội đồng xét xử được độc lập, không có điều kiện, cơ chế bị tác động từ bên ngoài và chỉ có cơ sở duy nhất phải tuân theo là các quy định của pháp luật.

2.5.2. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là nước thuộc hệ thống XHCN nên mô hình TTHS tương đồng với Việt Nam. Mô hình tố tụng về cơ bản là mô hình tố tụng thẩm vấn có kết hợp với một số yếu tố của mô hình tranh tụng. Do vậy, nội dung quy định của luật TTHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được Đại hội đại biểu

nhân dân Trung Quốc thông qua năm 1989, sửa đổi năm 1996 (sau đây gọi là luật TTHS Trung Quốc) có nhiều điểm giống với Bộ luật TTHS Việt Nam. Mục đích của luật TTHS nhằm đảm bảo việc điều tra, làm sáng tỏ bản chất của tội phạm một cách chính xác, kịp thời, trừng trị người phạm tội theo đúng pháp luật, đảm bảo cho người vô tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tăng cường nhận thức của người dân về sự cần thiết phải chấp hành pháp luật; dựa vào luật để trị nước, “bảo đảm các cơ quan tư pháp thực hiện độc lập, công bằng quyền xét xử, quyền kiểm sát theo pháp luật” [154]. Hệ thống các cơ quan tiến hành TTHS gồm các Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án. Các cơ quan này có vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau nhưng đều có chung một nhiệm vụ là làm sáng tỏ tội phạm một cách chính xác, kịp thời, trừng trị người phạm tội theo đúng pháp luật. Chức năng buộc tội do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Công tố viên, người bị hại, nguyên đơn dân sự và người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện; Chức năng bào chữa do người bào chữa, nghi can, bị can, bị cáo và người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện; Chức năng xét xử chỉ do một chủ thể duy nhất thực hiện đó là Tòa án, mà cụ thể là các thành viên Hội đồng xét xử (Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân). Tuy nhiên, các chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ràng buộc nhau trong suốt quá trình giải quyết vụ án, một chức năng tồn tại, vận động vì sự tồn tại và vận động của hai chức năng kia. Trong ba chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử thì chức năng buộc tội và chức năng bào chữa là đối lập nhau, còn chức năng xét xử có vị trí trung tâm và giữ vai trò quyết định vì bản chất của xét xử là đưa ra phán quyết đối với hành vi phạm tội và người phạm tội. Thực hiện chức năng buộc tội và bào chữa xét đến chính là nhằm tạo các điều kiện cần thiết để thực hiện chức năng xét xử. Trong TTHS Trung Quốc, ba chức năng buộc tội, bào chữa, xét xử chưa được phân định rõ ràng vì trong thực tế cả ba cơ quan là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án cùng thực hiện một hoạt động đó là điều tra, thẩm vấn.

Nguyên tắc độc lập quy định tại Điều 5 Luật TTHS Trung Quốc: “TAND thực hành quyền tư pháp độc lập theo luật và VKSND thực hành quyền công tố độc lập theo luật, và họ không bị can thiệp bởi bất kỳ cơ quan hành chính, tổ chức hoặc cá

nhân”, cùng với nguyên tắc này, chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân được quy định Điều 13 “Khi xét xử các vụ án, TAND phải áp dụng chế độ Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử theo luật này” [113], có điểm rất đặc biệt là luật TTHS Trung Quốc quy định Thẩm phán, Kiểm sát viên hoặc điều tra viên không được chấp nhận lời mời ăn tối hoặc quà tặng của các bên đương sự trong vụ án hoặc những người được các bên đương sự ủy quyền và không được gặp gỡ trái quy định các bên đương sự trong vụ án hoặc người được các bên đương sự ủy quyền. Bất kỳ Thẩm phán, Kiểm sát viên hoặc Điều tra viên nào vi phạm quy định này đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các bên đương sự trong vụ án và người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu người này không tham gia tố tụng (Điều 29). Đây có thể xem là một nội dung khác biệt so với luật TTHS Việt Nam. Mục đích loại bỏ những nguy cơ khiến cho những quyết định của Thẩm phán không còn khách quan, vô tư, chuẩn mực. Tuy nhiên, trên thực tế Tòa án không được hoàn toàn độc lập. Hoạt động của Tòa án bị giám sát bởi Ủy ban Pháp luật chính trị của Đảng cộng sản Trung Quốc. Đảng cộng sản Trung Quốc chỉ đạo về cơ cấu và hoạt động của Tòa án. Hệ thống Tòa án Trung Quốc được chia thành 4 cấp bao gồm: TAND tối cao, TAND cấp cao, TAND trung cấp và TAND sơ cấp. Mỗi cấp Tòa án tương ứng với mỗi cấp chính quyền địa phương. Tòa án cũng phụ thuộc chính quyền địa phương về vấn đề ngân sách và nhân sự. Hội đồng nhân dân quyết định ngân sách và nhân sự của Tòa án cùng cấp. Thẩm phán cũng không thể đưa ra quyết định độc lập. Quyết định của Thẩm phán được xem xét kỹ lưỡng, bị giám sát, bị chỉ đạo và bị hủy bỏ bởi Ủy ban Thẩm phán và Chánh án của mỗi Tòa án mà không ai trong số những người này tham gia xét xử trực tiếp vụ án. Mặt khác phương pháp tố tụng được sử dụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử vẫn là phương pháp thẩm vấn (xét - hỏi) mà không sử dụng phương pháp đối tụng; ba chức năng buộc tội, bào chữa, xét xử vẫn chưa được phân định rõ ràng, cho phép chức năng buộc tội “lấn sân” chức năng bào chữa và chức năng xét xử “lấn sân” chức năng “buộc tội”. Do đó, tình trạng oan, sai trong việc giải quyết các vụ án hình sự vẫn còn xảy ra. Một số tồn tại, hạn chế trong mô hình TTHS Trung Quốc hiện hành đã dẫn đến các yêu cầu cải cách tư pháp, tuy nhiên cho đến nay những đề nghị đó vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu mà chưa được cụ thể hóa trong luật TTHS Trung Quốc.

2.5.3. Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là quốc gia theo mô hình tố tụng tranh tụng. Theo mô hình này thì luật sư đóng vai trò chính trong quá trình xét xử. Thẩm phán đóng vai trò là trọng tài trên cơ sở tranh tụng giữa hai bên công tố và luật sư bào chữa đối với các câu hỏi được đưa ra trực tiếp tại phiên tòa và câu hỏi đối với nhân chứng. Theo mô hình này thì mọi biện pháp tố tụng được đưa ra từ phía các cơ quan nhà nước đều phải được hạn chế tối đa để giảm thiểu sự can thiệp vào các quyền và tự do cơ bản của con người [87, tr.70]. Vào ngày 01/10/1980, một quy định mới của Quốc hội đã có hiệu lực. Với tên gọi “Đạo luật về cải cách các Hội đồng Thẩm phán và về hành vi và sự không đủ tư cách của Thẩm phán”, luật này có hai phần riêng biệt. Phần thứ nhất ủy quyền cho Hội đồng Thẩm phán tại mỗi hạt, bao gồm các Thẩm phán của Tòa phúc thẩm và sơ thẩm do Chánh án của hạt đứng đầu, được “đưa ra những quy định phù hợp và cần thiết để bảo đảm việc thực thi luật pháp hiệu quả và nhanh chóng trong hạt của mình”. Phần thứ hai của đạo luật quy định một trình tự khiếu kiện về mặt pháp lý chống lại các Thẩm phán. Nói một cách ngắn gọn, nó cho phép một bên không đồng tình trong vụ kiện được đệ đơn khiếu nại lên viên lục sự của Tòa phúc thẩm. Chánh án sau đó sẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật luận án TS luật 623801 (Trang 66 - 186)