CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM.
2.7.1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tín dụng ngân hàng.
Cũng nh các hợp đồng khác, sự vô hiệu của hợp đồng tín dụng ngân hàng có thể gây ảnh hởng lớn đến các bên chủ thể. Trớc khi nghiên cứu về sự vô hiệu của hợp đồng tín dụng ngân hàng, chúng ta cùng nghiên cứu điều kiện có hiệu lực của hợp đồng này.
Nh đã phân tích trên, hợp đồng tín dụng ngân hàng cũng là một loại hợp đồng dân sự. Do đó, các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tín dụng ngân hàng đợc áp dụng nh điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự. BLDS 2005 không có quy định riêng về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự mà quy định điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự đợc xác định nh điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Theo đó, một hợp đồng tín dụng ngân hàng có hiệu lực khi đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất: Các bên tham gia hợp đồng tín dụng ngân hàng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Đối với bên cho vay: Bên cho vay trong hợp đồng tín dụng ngân hàng chủ yếu là các tổ chức tín dụng và một số tổ chức khác thỏa mãn những điều kiện pháp luật quy định. Nh vậy, bên cho vay trong hợp đồng tín dụng ngân hàng luôn luôn là các pháp nhân (trừ Chi nhánh ngân hàng nớc ngoài tại Việt Nam). BLDS 2005 không quy định năng lực hành vi dân sự của pháp nhân mà chỉ có quy định về năng lực pháp luật của pháp nhân. Pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thông qua ngời đại diện hợp pháp. Theo đó, điều kiện của bên cho vay trong hợp đồng tín dụng là:
Thứ nhất, bên cho vay phải đợc Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam cấp giấy phép hoạt động ngân hàng và cho phép tiến hành các hoạt động cho vay.
Thứ hai, ngời ký hợp đồng phải đúng thẩm quyền và ngời này phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Đối với các tổ chức tín dụng, thông thờng ngời đứng đầu tổ chức tín dụng thờng uỷ quyền thờng xuyên cho giám đốc các chi nhánh đợc quyền ký kết các hợp đồng tín dụng. Do đó, giám đốc các Chi nhánh cũng có thể đại diện cho tổ chức tín dụng để ký các hợp đồng tín dụng ngân hàng với các khách hàng.
Đối với bên vay: khách hàng vay trong hợp đồng tín dụng là các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ điều kiện vay vốn.
Đối với cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Đối với các hộ gia đình phải thông qua ngời đại diện và ngời này cũng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Đối với pháp nhân, ngời ký hợp đồng cũng phải là ngời đại diện hợp pháp của pháp nhân. Ngời này cũng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Ngoài các điều kiện trên, khách hàng vay vốn còn phải thoả mãn những điều kiện vay vốn đã đợc tác giả phân tích ở phần
Thứ hai:Ngời tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
Đây là nguyên tắc ký kết của bất kỳ một hợp đồng nào không chỉ đối với hợp đồng tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay sự tự do giao kết, tự do thoả thuận của các chủ thể bị giới hạn nhiều hơn bởi quy định của pháp luật. Nhng, dù đợc thể hiện ở mức độ nào đi chăng nữa thì việc ký kết hợp đồng cũng phải xuất phát từ ý chí thực của các bên giao kết, không có sự lừa dối, nhầm lẫn hoặc cỡng ép từ bất kỳ một bên nào.
Thứ ba: Nội dung và mục đích hợp đồng không trái với pháp luật và trái với đạo đức xã hội.
Đạo đức đợc hiểu một cách chung nhất là những chuẩn mực của con ngời về chân, thiện, mỹ. Nội dung và mục đích hợp đồng không trái với đạo đức xã hội đợc hiểu là không trái với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa dân tộc; không trái pháp luật tức là nội dung và mục đích hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật.
Như vậy, để hợp đồng tín dụng ngân hàng có hiệu lực thì việc giao kết phải tuân thủ đầy đủ cả ba điều kiện trên. Ngoài ra, hình thức của hợp đồng cũng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong những trờng hợp pháp luật có quy định. Đối với hợp đồng tín dụng ngân hàng thì hình thức của hợp đồng phải bằng văn bản, có thể bằng văn bản viết tay hoặc bằng giao dịch điện tử. Nếu hợp đồng tín dụng không thoả mãn các điều kiện trên thì hợp đồng sẽ bị tuyên vô hiệu.