CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM.
2.4.6. Điều khoản về hình thức bảo đảm khoản vay và giá trị tài sản đợc dùng làm bảo đảm khoản vay:
làm bảo đảm khoản vay:
Một điều khoản vô cùng quan trọng mà các bên cần phải ghi nhận trong hợp đồng tín dụng là vấn đề bảo đảm tiền vay. Điều khoản này có ý nghĩa rất lớn đối với các bên tham gia quan hệ hợp đồng tín dụng, củng cố quan hệ tín dụng. Đối với tổ chức tín dụng các tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay là cơ sở quan trọng để tổ chức tín dụng có thể thu hồi nợ khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Đối với khách hàng thì tài sản bảo đảm giúp khách hàng sử dụng tiền vay có hiệu quả hơn, nâng cao trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ nếu không muốn tài sản bảo đảm bị đem xử lý.
Do tính chất quan trọng của các biện pháp bảo đảm tiền vay nên Điều 52.2. Luật các tổ chức tín dụng quy định:
“Tổ chức tín dụng có quyền xem xét, quyết định cho vay trên cơ sở có bảo đảm bằng tài sản hoặc không có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba…Tổ chức tín dụng không đợc cho vay trên cơ sở cầm cố cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng cho vay”.
Theo đó, các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản mà các tổ chức áp dụng có thể là: cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Đến Nghị định 163 thì ngoài ba hình thức bảo đảm bằng tài sản trên còn có thêm các hình thức khác nh: đặt cọc, ký quỹ, ký cợc.
Tuy nhiên không phải mọi khoản cho vay nào của tổ chức tín dụng cũng phải có tài sản bảo đảm, mà ngoài các biện pháp bảo đảm bằng tài sản ra các tổ chức tín dụng có thể cho vay thông qua các biện pháp bảo đảm tiền vay không bằng tài sản nh: bảo đảm bằng tín chấp của các tổ chức chính trị xã hội: thông qua các tổ chức Hội phụ nữ, hội nông dân cho các cá nhân hộ gia đình nghèo vay vốn u đãi để xoá đói giảm nghèo.
Ngoài ra, pháp luật còn cho phép các tổ chức tín dụng có thể chủ động lựa chọn các dự án kinh doanh khả thi, có hiệu quả để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. (Điều 52.1 Luật các tổ chức tín dụng).
Nhằm đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động cho vay, tránh những hành vi trục lợi, hầu hết các ngân hàng đều nghiêm cấm việc cho vay không có bảo đảm đối với một số đối tợng. Điều 40 Luật ngân hàng thơng mại Trung Quốc quy định: Ngân hàng thơng mại không đợc cấp một khoản cho vay không có bảo đảm cho những ngời sau đây:
- Các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên của Ban thanh tra, các bộ quản lý và nhân viên của vụ tín dụng ngân hàng thơng mại và họ hàng gần của họ;
- Công ty, xí nghiệp hoặc tổ chức kinh tế khác mà những ngời nói trên đầu t vào và hoặc nắm giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt.
Ở Việt Nam, việc cấm cho vay không có bảo đảm đợc quy định trong Điều 78.1 Luật các tổ chức tín dụng. Theo đó, “Tổ chức tín dụng không đợc cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng u đãi cho các đối tợng sau:
- Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, Kế toán trởng, Thanh tra viên;
- Các cổ đông lớn của các tổ chức tín dụng
- Doanh nghiệp có một trong các đối tợng sau sở hữu từ 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó:
+ Thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
+ Ngời thẩm định, xét duyệt cho vay
+ Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc).
Nh vậy, tuỳ từng đối tợng khách hàng khác nhau mà tổ chức tín dụng có thể quyết định cho khách hàng vay có bảo đảm bằng tài sản hay không bảo đảm bằng tài sản. Nh- ng dù cho vay dới hình thức nào các bên cũng phải ghi rõ trong hợp đồng tín dụng.
Trờng hợp các bên thoả thuận vay dới hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản thì các bên phải tiến hành định giá tài sản bảo đảm, phạm vi nghĩa vụ bảo đảm và phơng thức xử lý tài sản bảo đảm trong hợp đồng tín dụng. Do tính chất phức tạp của các biện
pháp bảo đảm bằng tài sản, xử lý tài sản bảo đảm nên phần này sẽ đợc nghiên cứu trong một nội dung riêng ở phần sau của đề tài.