CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM.
2.2. Hình thức của hợp đồng tín dụng ngân hàng.
Xuất phát từ đặc thù của quan hệ tín dụng luôn luôn tiềm ẩn độ rủi ro cao. Rủi ro trong hợp đồng tín dụng không chỉ ảnh hởng đến tổ chức tín dụng mà nó còn có tác động dây chuyền đến ngời gửi tiền, gây tác động lớn đến nền kinh tế. Vì thế, hầu hết pháp luật của các nớc trên thế giới cũng đều yêu cầu các bên khi ký kết hợp đồng tín dụng phải thể hiện dới hình thức văn bản nh: Luật ngân hàng thơng mại Trung Quốc (Điều 37), Luật Ngân hàng Ba Lan (Điều 27.2). Ở Việt Nam, Điều 51 Luật các tổ chức tín dụng quy định: “Việc cho vay phải đợc lập thành hợp đồng tín dụng”.
Với quy định hợp đồng tín dụng bắt buộc phải đợc ký kết dới hình thức văn bản sẽ đảm bảo việc ghi nhận rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên, ràng buộc chặt chẽ các chủ thể trong quan hệ tín dụng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nớc cũng nh là cơ sở để giải quyết tranh chấp (nếu có).
Tuy nhiên, một câu hỏi cần đặt ra là: Thế nào là hình thức văn bản?
Theo Điều BLDS 2005 thì các thông điệp, dữ liệu cũng đợc coi là một hình thức văn bản. Luật giao dịch điện tử đợc nớc ta ban hành và đã có hiệu lực từ tháng 1/3/2006 là một cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện cho các giao dịch điện tử hình thành và phát
dịch điện tử (gọi tắt là Nghị định 35), theo đó giao dịch điện tử đợc áp dụng cho các hoạt động ngân hàng đợc quy định trong Chơng III Luật các tổ chức tín dụng trừ việc phát hành trái phiếu và các giấy tờ có giá khác. Nh vậy, hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng cũng thuộc phạm vi có thể áp dụng giao dịch điện tử. Hợp đồng tín dụng ngân hàng cũng có thể đợc ký kết dới hình thức giao dịch điện tử. Điều này thể hiện một sự đổi mới cơ bản của pháp luật nớc ta phù hợp với điều kiện công nghệ thông tin ngày càng phát triển nh hiện nay.
Theo Nghị định trên thì để tiến hành áp dụng giao dịch điện tử mỗi bên chủ thể cũng phải thoả mãn những điều kiện nhất định. Cụ thể:
Đối với tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Đợc cung cấp dịch vụ ngân hàng theo quy định của pháp luật
- Có địa điểm, mạng truyền thông, thiết bị truyền thông, các phơng tiện điện tử đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn thông tin, đáp ứng yêu cầu khai thác, kiểm soát, xử lý, sử dụng, bảo quản và lu trữ chứng từ điện tử.
- Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật công nghệ, nghiệp vụ ngân hàng.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện sau:
Cam kết thực hiện các quy trình về giao dịch điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử quy định
- Có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật
- Xác lập phơng tiện nhận, gửi chứng từ điện tử với tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử. (Điều 5 Nghị định 35).
Ngoài ra, hợp đồng tín dụng ngân hàng đợc ký kết dới hình thức chứng từ điện tử cũng phải thoả mãn các điều kiện sau:
- Phải thoả mãn những điều kiện về nội dung, định dạng chứng từ điện tử, các quy định về lập và kiểm soát chứng từ điện tử.
- Bảo đảm tính toàn vẹn của thông tin trên chứng từ
- Bảo đảm tính pháp lý thông qua kiểm chứng nguồn gốc khởi tạo.
Nh vậy, sự ra đời của Luật giao dịch điện tử và Nghị định 35 đã tạo một cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc giao kết hợp đồng tín dụng dới hình thức giao dịch điện tử. So với hình thức hợp đồng tín dụng ngân hàng bằng hình thức viết tay thì giao dịch bằng chứng từ điện tử giúp các bên giao kết hợp đồng một cách nhanh gọn, đỡ tốn kém. Tuy nhiên, đây cũng là một hình thức mới mẻ ở Việt Nam, do vậy, để đảm bảo tính an toàn trong việc áp dụng giao dịch điện tử đòi hỏi các bên phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật và đặc biệt các cán bộ ngân hàng phải là những ngời có trình độ cao về công nghệ thông tin nhằm tránh việc trộm cắp, sửa đổi thông tin gây ra những thiệt hại lớn cho các bên tham gia hợp đồng tín dụng ngân hàng.