Quan điểm về hoàn thiện pháp luật về kiểm soát thu nhập của ngƣờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở việt nam hiện nay (Trang 95 - 97)

7. Kết cấu luận văn

3.2. Quan điểm về hoàn thiện pháp luật về kiểm soát thu nhập của ngƣờ

ngƣời có chức vụ, quyền hạn

Quan điểm về hoàn thiện pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn là những tư tưởng chỉ đạo, có tính nguyên tắc, nền tảng để các cơ quan nhà nước dựa vào đó nghiên cứu, xây dựng, đề xuất hoàn thiện các quy định về PCTN, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới các quy định có liên quan đến việc kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.

Từ cách tiếp cận như trên, quá trình hoàn thiện pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn cần dựa trên cơ sở các quan điểm như sau:

Một là, kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn phải bảo

đảm nguyên tắc tôn trọng quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được Hiến pháp năm 2013 quy định, trong đó có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình…

Hai là, pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền

hạn phải thể chế hóa được đường lối, chính sách của Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN đã được thể hiện trong các nghị

quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Bộ Chính trị, nhất là Nghị quyết Trung ương 3 Khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PCTN, lãng phí.

Ba là, cơ chế kiểm soát thu nhập phải được thể chế hóa bằng pháp luật

và có chế tài xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm. Đây là quan điểm quan trọng nhất để có thể kiểm soát được thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.

Bốn là, kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn không cản

trở gia tăng thu nhập chính đáng của họ để từ đó tạo động lực phục vụ các hoạt động công vụ được tốt hơn.Thực tế thu nhập từ lương của đa số người có chức vụ, quyền hạn vẫn còn thấp so mặt bằng tiêu dùng của xã hội.Do đó, đặt vấn đề kiểm soát thu nhập của họ cần phải tính đến yếu tố không làm cản trở, khó khăn cho những thu nhập chính đáng của họ.

Năm là, phạm vi kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn

cần phù hợp với điều kiện đất nước, tập trung vào các loại thu nhập phát sinh liên quan đến hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ, bao gồm cả thu nhập từ lương và mọi khoản thu nhập ngoài lương khác mà người có chức vụ, quyền hạn nhận được.Với mục tiêu PCTN thì về nguyên tắc phải kiểm soát tất cả các khoản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, nhưng cũng cần xét đến tính khả thi của các biện pháp có thể triển khai thực hiện ở nước ta hiện nay.

Sáu là, kiểm soát thu nhập cần tập trung vào những đối tượng có điều

kiện, khả năng, có nguy cơ tham nhũng cao và có khả năng thực hiện được ngay việc kiểm soát, đáp ứng mục tiêu đề ra.Theo quy định của Luật PCTN hiện hành, đối tượng là người có chức vụ, quyền hạn rất rộng. Việc kê khai tài sản, thu nhập hiện nay cũng chỉ tập trung vào nhóm đối tượng có chức vụ từ Phó trưởng phòng cấp huyện trở lên và một số chức danh, vị trí công tác liên quan đến hoạt động quản lý tiền, tài sản, giao dịch với người dân, doanh

nghiệp... Do đó, cần tính toán để xác định đối tượng chịu sự kiểm soát cho hợp lý để đảm bảo việc thực hiện các biện pháp kiểm soát được đồng bộ, khả thi.

Bảy là, phương thức kiểm soát thu nhập phải trên cơ sở người có chức

vụ, quyền hạn chủ động kê khai, giải trình là chính, kết hợp với việc áp dụng các công nghệ quản lý hiện đại, có sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan chức năng và tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xác minh nhằm kịp thời phát hiện các biểu hiện vi phạm.

Tám là, phải thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong kiểm soát

thu nhập; công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, nơi cư trú cũng sẽ là biện pháp quan trọng góp phần kiểm soát, nhất là tạo cơ sở để phát hiện kịp thời những trường hợp không chủ động kê khai hoặc cố ý che dấu tài sản, thu nhập.

Chín là, phải thực hiện động bộ nhiều biện pháp có tác dụng kiểm soát

thu nhập và có sự liên kết, liên thông về thông tin liên quan đến đối tượng chịu sự kiểm soát.Biện pháp này là cơ sở để giám sát thực hiện biện pháp kia và ngược lại.

Mười là, cần xây dựng cơ chế đồng bộ hỗ trợ cho cơ chế kiểm soát thu

nhập, cụ thể như tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả; quy định về công chức, công vụ rõ ràng, trong đó xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, những người có chức vụ, quyền hạn, tránh tạo ra đặc quyền, đặc lợi. Thủ tục giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức phải công khai, dân chủ, đồng thời tạo được cơ chế kiểm soát, giám sát hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, giám sát hoạt động, việc tuân thủ quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với người có chức vụ, quyền hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở việt nam hiện nay (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)