7. Kết cấu luận văn
2.3. Thực hiện pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập ở nƣớc ta trong
2.3.2. Thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán bằng tiền mặt là phương thức thanh toán đơn giản và tiện dụng nhất khi mua bán hàng hoá. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với nền kinh tế có quy mô sản xuất nhỏ, chưa phát triển, việc trao đổi, thanh toán hàng hoá diễn ra với số lượng nhỏ, trong phạm vi hẹp. Khi nền kinh tế ngày một phát triển cả về chất lượng và số lượng thì việc thanh toán bằng tiền mặt không còn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh tế.
Trong công tác PCTN và công tác phòng, chống tội phạm, thanh toán bằng tiền mặt diễn ra phổ biến sẽ là môi trường thuận lợi cho các hoạt động rửa tiền, tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có dễ hoạt động. Cơ quan nhà nước sẽ rất khó kiểm soát các giao dịch bất hợp pháp cũng như kiểm soát nguồn gốc tiền, tài sản trong các giao dịch. Do đó, việc thanh toán không dùng tiền mặt góp phần quan trọng trong phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm về tham nhũng, trốn thuế, rửa tiền….
Thanh toán không dùng tiền mặt là cách thức thanh toán hàng hoá, dịch vụ không có sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng, hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.Những phương thức thanh toán không dùng tiền
mặt phổ biến trên thế giới hiện nay bao gồm: lệnh chuyển tiền, ghi nợ trực tiếp, thư tín dụng, thẻ thanh toán, séc, ví điện tử, internet banking.
Theo quy định của Luật PCTN thì:
“1. Nhà nước áp dụng các biện pháp quản lý để thực hiện việc thanh toán thông qua tài khoản tại ngân hàng, kho bạc nhà nước. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thực hiện các quy định về thanh khoản bằng chuyển khoản.
2. Chính phủ áp dụng các giải pháp tài chính, công nghệ tiến tới thực hiện mọi khoản chi đối với người có chức vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 3, Điều 1 của Luật này và các giao dịch khác sử dụng ngân sách nhà nước phải thông qua tài khoản”.
Để từng bước tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt và thực hiện quy định trên của Luật PCTN, Thủ tướng Chính phủ có các Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020, Quyết định số 2453/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011-2015. Các văn bản này xác định đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán phải ở mức thấp hơn 11%; đến cuối năm 2015, tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên mức 35 - 40% dân số.
Sau khi Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, ngày 18/6/2014; Bộ Tài chính ban hành Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 218/2013/NĐ-CP về thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Điều 6 khoản 1 Thông tư quy định: để được tính vào chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp, khoản chi của doanh nghiệp nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh
toán không dùng tiền mặt. Đây là một trong những quy định sát với thực tiễn và yêu cầu, mục tiêu phát triển hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà Chính phủ đã đề ra.
Gần đây nhất, NHNN đã ban hành Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014, hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán, quy định cụ thể về các loại dịch vụ trung gian thanh toán gồm: Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử (dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử, dịch vụ cổng thanh toán điện tử) và dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán (gồm dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ, dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử, dịch vụ ví điện tử). Quy định này được xây dựng xuất phát từ thực tiễn nhu cầu quản lý về những dịch vụ trung gian thanh toán thời gian qua phát triển khá phong phú và mạnh mẽ. Dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử như dịch vụ trả lương qua tài khoản cũng đã được thực hiện với trên 56.850 đơn vị hưởng lương từ ngân sách (chiếm trên 65%) với 1,9 triệu cán bộ công chức nhận lương qua tài khoản. Cả nước đã có 43.953 cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách đã trả lương qua tài khoản, đạt tỷ lệ 54% [76]. Theo đó, NHHN đã tăng cường chỉ đạo, định hướng cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mở rộng mạng lưới, đầu tư cơ sở vật chất với tổng số máy rút tiền tự động cả nước là 12.082 máy; số máy thanh toán dùng thẻ là 61.382 (18, tr.8]. Về cơ bản, việc trả lương qua tài khoản đã được thực hiện ở khu vực đô thị. Mặc dù phạm vi trả lương qua tài khoản chưa rộng rãi, nhiều khoản thu nhập chưa thanh toán qua tài khoản nhưng đây là bước khởi đầu quan trọng để xã hội làm quen, tiến tới hạn chế dùng tiền mặt, góp phần phòng ngừa hạn chế tham nhũng.
Trên thực tế, quá trình thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt còn khá mới mẻ với phần lớn người dân thu nhập thấp và ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, cùng với tâm lý e dè, sợ rủi ro đã ngăn cản việc tiếp cận của người dân với phương tiện thanh toán này. Thanh toán trong khu vực dân cư, đặc biệt là mua bán, trao đổi tại các chợ truyền thống vẫn sử dụng tiền mặt là
chủ yếu. Điều này xuất phát từ thói quen của người dân và quan trọng là hạ tầng cơ sở tại các chợ truyền thống không đáp ứng được yêu cầu của thanh toán không dùng tiền mặt. Việc nhiều trung tâm thương mại vừa qua được hình thành trên nền móng của các chợ truyền thống nhưng cũng không được người dân đón nhận cũng là một trong những lực cản vớiviệc chuyển thói quen thanh toán trong sinh hoạt thường ngày của người dân. Ngoài ra, khó khăn còn đến từ việc các đơn vị kinh doanh không muốn chấp nhận sử dụng thẻ, do một phần phải trả phí ngân hàng và sợ công khai doanh thu. Vì vậy, một số đơn vị chấp nhận thẻ dù đã ký hợp đồng chấp nhận thẻ với ngân hàng nhưng vẫn tìm nhiều cách hạn chế các giao dịch bằng thẻ của khách hàng như để máy cà thẻ vào nơi khuất, ưu tiên khách hàng trả tiền mặt…[38; 45, tr 80].
Với sự nỗ lực của ngành ngân hàng và những bộ, ngành liên quan, khoảng cách tới mục tiêu làm giảm tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 11% đã gần hơn, tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán đã có xu hướng giảm, cuối năm 2013 ở mức 12,6%, giảm so với mức 14,2% của năm 2010 [76]. Để khoảng cách này nhanh được rút ngắn hơn, NHNN đã đề ra những biện pháp, công việc cần tiếp tục thực hiện, theo đó, ngành ngân hàng sẽ tập trung đẩy mạnh phát triển thanh toán qua thẻ POS (Point of Sale - các máy chấp nhận thanh toán thẻ), nâng dần số lượng, giá trị giao dịch thanh toán qua POS, đưa thanh toán qua POS trở thành thói quen của chủ thẻ, trong đó tiếp tục phát triển kể cả số lượng và chất lượng kết hợp với sắp xếp, hợp lý hóa mạng lưới POS đã được lắp đặt. Một điểm quan trọng mà NHHN sẽ tiếp tục thực hiện là phát triển mạnh thanh toán POS trên thiết bị di động, coi đây là hướng chính, mở ra khả năng mới để đẩy mạnh phát triển mạng lưới POS và giao dịch thanh toán thẻ qua POS đồng thời hoàn thiện hạ tầng chuyển mạch POS, phấn đấu đạt mục tiêu cả nước có khoảng 200.000 POS được lắp đặt và số lượng giao dịch đạt khoảng 80 triệu giao dịch/năm vào cuối năm 2014 [38].
Dự kiến thực hiện thẻ chi tiêu công, phát triển thẻ chi tiêu công cũng là một định hướng mạnh mẽ của ngành ngân hàng nhằm hiện thực hóa mục tiêu đẩy nhanh thanh toán không dùng tiền mặt. Theo đó, ngành ngân hàng sẽ phát triển thẻ chi tiêu công trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm triển khai thành công trên thế giới, có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở Việt Nam nhằm tạo thêm một công cụ thuận tiện cho các cơ quan Nhà nước và cán bộ công chức khi sử dụng mua sắm hàng hóa, dịch vụ và thanh toán những khoản chi phí liên quan đến công vụ, góp phần tăng hiệu quả quản lý kinh tế, từng bước minh bạch hóa nền kinh tế, góp phần thực hiện thành công Luật PCTN.
Tuy nhiên, việc thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn một số hạn chế như:
- Tiền mặt vẫn được sử dụng nhiều, số lượng tiền mặt trong lưu thông tiếp tục tăng lên; phần lớn các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư vẫn bằng tiền mặt. So với các nước thì Việt Nam vẫn nằm trong nhóm nước sử dụng nhiều tiền mặt.
- Hạ tầng cơ sở kỹ thuật của các ngân hàng nói chung phát triển chưa đồng bộ; hạ tầng cơ sở về trang thiết bị giữa các ngân hàng vẫn còn nhiều khoảng cách, môi trường không tương thích, việc kết nối giữa các ngân hàng gặp trở ngại; mức độ ứng dụng CNTT của các ngân hàng còn ở mức thấp.
- Cơ sở hạ tầng viễn thông còn hạn chế, còn tiềm ẩn nguy cơ về an ninh, bảo mật, chưa theo kịp tốc độ phát triển của người dùng.Sự hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ với các ngân hàng gặp trở ngại do khác biệt về hệ thống quản lý, cơ sở dữ liệu giữa các ngân hàng và các công ty cung cấp dịch vụ. Các nhà cung cấp dịch vụ (điện lực, viễn thông, nhiều cơ sở chấp nhận thẻ như siêu thị lớn, khách sạn, nhà hàng…) chưa sẵn sàng hợp tác với ngân hàng về thanh toán thẻ.
- Các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt chưa thật đồng bộ, chưa khuyến khích các tổ chức cung ứng dịnh vụ
thanh toán đầu tư mạnh và đồng bộ cho cơ sở hạ tầng; sự phối kết hợp giữa những biện pháp hành chính và biện pháp kích thích kinh tế chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh để đưa chủ trương thật sự đi vào cuộc sống.
- Trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg đã nảy sinh một số vướng mắc, chất lượng dịch vụ trả lương qua tài khoản và chăm sóc khách hàng chưa tốt (máy ATM hết tiền, gặp trục trặc kỹ thuật, việc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện chậm…).
- Ngoài ra còn một số yếu tố khác gây cản trở, hạn chế sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt như: văn minh thương mại, tâm lý ngại tiếp cận với công nghệ mới, ngại công khai hóa thu nhập, doanh thu, sử dụng tiền mặt với những mục đích không minh bạch… Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán hiện nay là lực cản lớn trong việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
- Hiệu quả của việc thực hiện trả lương qua tài khoản đối với việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt chưa cao vì tiền chuyển vào tài khoản hôm trước thì hôm sau khách hàng đã rút ra phần lớn.Máy ATM chủ yếu được sử dụng như một công cụ để rút tiền mặt, vì vậy lượng tiền mặt giao dịch trong thực tế không giảm mà chỉ chuyển từ Kho bạc Nhà nước sang các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Việc cung cấp các dịch vụ và tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt đi kèm với dịch vụ thẻ cho người sử dụng của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, chưa tạo được thói quen cho nhiều người sử dụng.
- Hiệu quả kiểm soát thu nhập của ngưởi có chức vụ, quyền hạn qua việc trả lương qua tài khoản còn hình thức, hầu như các khoản thu nhập bất hợp pháp không thể hiện qua tài khoản.
- Tính đồng bộ chưa cao trong việc phối hợp giữa ngân hàng, người hưởng lương, các tập đoàn bán lẻ, các đơn vị bán hàng, cung ứng dịch vụ.