Xác định đối tượng chịu sự kiểm soát thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 38)

7. Kết cấu luận văn

1.3. Pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về kiểm soát

1.3.2.1. Xác định đối tượng chịu sự kiểm soát thu nhập

Mỗi quốc gia có cách phân loại riêng của mình đối với từng loại công chức thuộc đối tượng phải kê khai tài sản. Nhìn chung, kinh nghiệm quốc tế cho thấy các nhóm công chức sau đây thường là đối tượng được yêu cầu kê khai tài sản:

- Thành viên của nghị viện và chính phủ: Lý do quy định cho việc quy

định đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập là do nhu cầu phải thúc đẩy trách nhiệm giải trình về chính trị và công khai thông tin về ứng cử viên trong quá trình bầu cử. Đây là đặc điểm nổi bật ở một số quốc gia Tây Âu (trong thực tế cũng có một số quốc gia trong số này quy định việc kê khai đối với các thành viên trong nội các). Ví dụ như Đức và một số quốc gia Bắc Âu như Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy (quy định nghĩa vụ kê khai đối với các thành viên trong Nghị viện).

- Các quan chức/chính trị gia cao cấp: Đây là cách tiếp cận phổ biến

nhất ở nhiều quốc gia. Lý giải cho điều này có thể là nhận thức rằng không chỉ những chính trị gia có chức vụ do được bầu mà kể cả các công chức cấp cao ở các bộ ngành, cũng như những người đứng đầu cơ quan là những người có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hoạch định các chính sách công. Mặc dù có thể trách nhiệm giải trình của họ không hoàn toàn giống nhau, nhưng thực tiễn pháp lý cho thấy sự cần thiết của việc yêu cầu họ công khai các mối quan hệ công việc với bên thứ ba, các khoản thu nhập bổ sung hoặc lợi ích cá nhân của mình. Lợi ích của việc áp dụng hệ thống này là nhằm thúc đẩy các nguyên tắc về minh bạch và trách nhiệm giải trình, ví dụ như ở Thái Lan, Sigapore, Camphuchia [67, tr 221-224; 27, tr 33-39].

Hầu hết hoặc tất cả các công chức: Ở một số quốc gia, nghĩa vụ kê khai

Nhìn chung, nếu xét về phạm vi đối tượng phải kê khai thì các quốc gia ở khu vực Trung và Đông Âu là tương đối điển hình [34, tr 35; 35]. Theo kết quả một nghiên cứu được tiến hành đối với 6 thành viên “cũ” của EU (Pháp, Đức, Italia, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh) và 3 thành viên “mới” của EU (Hungary, Latvia, Ba Lan) thì không có quốc gia nào trong nhóm “cũ” quy định về nghĩa vụ kê khai tài sản đối với công chức; trong khi đó cả 3 quốc gia trong nhóm “mới” đều yêu cầu công chức phải thực hiện nghĩa vụ này (ở Hungary thì chỉ các quan chức điều hành cấp cao phải kê khai). Ở nhiều quốc gia khác nơi mà các quy định về kê khai được áp dụng cả với ngành tư pháp thì các thẩm phán cũng phải thực hiện nghĩa vụ này như những người khác. Theo kết quả một nghiên cứu gần đây đối với 21 quốc gia thành viên EU thì 10 quốc gia không có quy định về việc các thẩm phán của tòa án tối cao phải công khai lợi ích cá nhân (Áo, Bỉ, Bungary, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Pháp, Ai Len, Lúc-xem-bua, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha). Có thể là do sự tôn trọng đặc biệt đối với tính độc lập của ngành tư pháp và lòng tin tuyệt đối vào sự liêm chính của các quan tòa, cộng với thực tế là các thẩm phán ở châu Âu không được bổ nhiệm do bầu cử, là nguyên nhân chính của việc các hệ thống kê khai của các nước đã nêu không quy định nghĩa vụ đối với thẩm phán [45, tr 27, 28].

- Nhóm đối tượng đặc biệt khác: Một số nước không chỉ quy định nghĩa

vụ kê khai đối với công chức mà còn đối với cả những người có liên quan đến họ. Thường thì những người này không cần phải nộp bản kê khai của riêng mình, mà thay vào đó, công chức phải cung cấp dữ liệu về người đó trong bản kê khai của mình. Phạm vi thông tin cần cung cấp thường sẽ hẹp hơn thông tin về bản thân công chức kê khai. Quy định này nhằm ngăn chặn công chức che giấu tài sản và thu nhập của mình dưới tên người khác hoặc chuyển dịch quyền sở hữu tài sản sang người thân trong gia đình. Những người mà công chức cần cung cấp dữ liệu cá nhân trong bản khai của mình, thường là những

người có mối liên hệ thân thiết nhất trong cuộc sống riêng tư của một công chức như: vợ/chồng; con cái, các thành viên khác trong gia đình/họ hàng; những người cùng chung sống, nhưng không nhất thiết phải là vợ/chồng, con cái hay họ hàng của công chức.

Ngoài ra, một số quốc gia đòi hỏi công chức cung cấp thông tin về những người có liên quan, khi có thông báo về khả năng vi phạm pháp luật hoặc khi một cuộc điều tra được mở ra. Ví dụ như ở Slovenia, nếu đối chiếu dữ liệu đã được cung cấp với một vụ việc trong thực tế mà có căn cứ chính đáng để giả định rằng công chức đang tiến hành chuyển tài sản hoặc thu nhập của mình cho các thành viên trong gia đình nhằm trốn tránh việc kiểm tra, thì một Ủy ban của Quốc hội, theo đề nghị của Ủy ban Phòng ngừa tham nhũng, sẽ đề nghị công chức đó báo cáo thông tin về các thành viên trong gia đình của mình. Ở Anbani, luật pháp cho phép yêu cầu bất kỳ thể nhân hay pháp nhân nào nộp bản kê khai khi mà, theo kết quả xác minh, có căn cứ rõ ràng rằng họ có liên quan đến đối tượng phải kê khai [45, tr 29].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)