Những nguyên nhân của thực trạng về quản trị công ty đại chúng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản trị công ty đại chúng ở việt nam (Trang 66 - 72)

2.2. Thực tiễn thực thi pháp luật về quản trị công ty đại chúng ở

2.2.3. Những nguyên nhân của thực trạng về quản trị công ty đại chúng

chúng tại Việt Nam

Mặc dù pháp luật về QTCT ở nước ta đã có nhiều tiến bộ và đã khá đầy đủ theo thông lệ tốt về QTCT trên thế giới, nhưng thực trạng QTCT nói chung và quản trị CTĐC nói riêng vẫn yếu kém và đứng đội sổ trong khu vực. Theo tác giả Luận văn, nguyên nhân của thực trạng này nằm ở môi trường kinh

doanh của nước ta chưa đáp ứng đủ điều kiện để quy chế QTCT được vận hành tốt và thực thi trong thực tế. Theo đó, môi trường kinh doanh ở nước ta còn thiếu những điều kiện không những về pháp luật mà còn các yếu tố khác. Sau đây tác giả đưa ra một số nguyên nhân sau:

2.2.2.1. Những nguyên nhân về kẽ hở trong quy định của pháp luật

Thứ nhất, luật về tài sản của nước ta còn tồn tại nhiều bất cập và không rõ ràng. Chẳng hạn như định nghĩa về tài sản không chính xác và gây ra nhiều tranh cãi. Các quy định về sở hữu còn mơ hồ, chẳng hạn như định nghĩa về sở hữu toàn dân, quyền sở hữu về đất đai còn được quy định một cách chung chung, không rõ ràng dẫn tới các quan hệ về đất đai phức tạp và không ổn định.

Thứ hai, luật về hợp đồng còn thiếu những quy định cần thiết và việc cưỡng chế thi hành hợp đồng kéo dài, phức tạp, tốn kém chi phí. Chẳng hạn như thiếu các quy định về hợp đồng lập hội, hợp đồng điều đình trong Bộ luật dân sự.

Thứ ba, pháp luật phá sản tồn tại nhiều bất cập, nhiều thủ tục phức tạp không thả thi dẫn tới việc thu hồi nợ thông qua thủ tục phá sản gặp khó khăn. Trên thực tế nhiều công ty không thể phá sản được thông qua thủ tục pháp sản do tòa án tiến hành dẫn tới quy luật đào thải của thị trương không diễn ra xuân sẻ và ảnh hưởng tới quyền lợi của nhà đầu tư.

Thứ tư, luật hình sự vẫn còn thiếu những quy định cần thiết để xử lý hình sự đối với những người có thẩm quyền trong việc công bố thông tin, chứng nhận báo cáo sai, hăm dọa người tố cáo sai phạm, kiểm toán không đúng sự thật.

Thứ năm, một số quy định về QTCT trong LDN 2005 còn nhiều bất cập và chưa bảo vệ được các quyền cổ đông một cách hiệu quả. Chẳng hạn như các quy định về quy trình dự họp ĐHĐCĐ còn nhiều điểm chưa hợp lý

và cần có sự sửa đổi. Luật Doanh nghiệp quy định, người triệu tập họp ĐHCĐ

ngày làm việc trước ngày khai mạc, nhưng quy định này thường không được tuân thủ. Mặt khác, thông báo ĐHCĐ thường thiếu thông tin giải thích và cơ sở hợp lý đối với những nội dung được dự kiến xem xét thông qua. Ở khâu tiến hành ĐHCĐ, các biên bản của cuộc họp không phản ánh đầy đủ nội dung, nhất là các ý kiến tranh luận gay gắt; thời gian dành cho phần nêu câu hỏi thường bị doanh nghiệp cắt xén bằng nhiều thủ thuật. Sau ĐHCĐ, các nghị quyết không được công bố ngay theo thông lệ quốc tế. Cổ đông khó tiếp cận thông tin về các thành viên HĐQT, các lãnh đạo chủ chốt khác tại doanh nghiệp. LDN 2005 cũng không bắt buộc công khai các thông tin bằng tiếng Anh nếu có cổ đông là người nước ngoài, điều này không đảm bảo nguyên tắc công bằng đối với cổ đông.

Ngoài ra, các quyền của cổ đông, vai trò của BKS được quy định trong LDN còn nhiều khiếm khuyết và bất cập cần được sửa đổi như đã phân tích ở phần 1 của chương 2.

Thứ sáu, quy chế QTCT được quy định trong Thông tư 121/2012/TT- BTC còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế. Chẳng hạn như quy định yêu cầu có tối thiểu một phần ba tổng số thành viên HĐQT là thành viên độc lập đối với CTĐC quy mô lớn và công ty niêm yết [2, Điều 30, khoản 2]. Quy định này hiện nay trong thực tế là không khả thi và không thực hiện được, bởi vì để tìm được người có đủ chuyên môn và điều kiện để làm thành viên độc lập là không đơn giản đối với các CTĐC. Mặc dù biết rằng đây là thông lệ tốt và sẽ giúp cân bằng HĐQT, tuy nhiên điều kiện hiện nay chưa đủ để thực hiện, và do đó sẽ gây khó khăn cho các CTĐC.

Thông tư 121/2012/TT-BTC còn quy định tại Điều 30 khoản 3 rằng Thành viên HĐQT của một công ty không được đồng thời là thành viên HĐQT của trên năm công ty khác [2, Điều 30, Khoản 3]. Quy định này đã hạn chế quyền tự do kinh doanh của công dân. Tại sao lại quy định con số là 5

mà không phải là 3, hay 4 công ty hay một con số nào khác. Đây có lẽ là một quy định mang tính cảm tính của các nhà làm luật. Rõ ràng quy định này không phù hợp, bởi lẽ đâu phải cứ đồng thời làm thành viên HĐQT của dưới năm công ty khác thì sẽ hoàn thành tốt vai trò là thành viên HĐQT và cải thiện tình hình QTCT đâu. Ở đây điều quan trọng là phải xác định rõ các nghĩa vụ pháp lý cụ thể của thành viên HĐQT và các tiêu chuẩn để đánh giá thành viên HĐQT chứ không phải là hạn chế này.

2.2.2.2. Những nguyên nhân khác

Thứ nhất, tình hình tham nhũng tại nước ta diễn biến phức tạp và hiện nay đã trở thành quốc nạn. Tham nhũng tồn tại trong các cơ quan công quyền sẽ khiến cho thực trạng tuôn thủ pháp luật nói chung và pháp luật về quản trị CTĐC nói riêng sẽ không được thực hiện một cách nghiêm túc. Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sẽ tìm mọi cách để có thể lách luật, không tin tưởng vào pháp luật, nhờn luật và đưa đến tâm lý tìm cách đối phó với các quy định hơn là thực thi nó. Đây là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn tới tình trạng quy chế QTCT tồn tại trên giấy tờ còn hơn là được thực thi trong thực tế. Nếu các cơ quan công quyền không có sự liêm chính, tồn tại nhiều tham nhũng thì đòi hỏi làm sao công dân có thể tuôn thủ pháp luật và thượng tôn pháp luật. Và nếu vậy, thì dù có sửa đổi đến đâu chăng nữa, khung pháp luật về quản trị CTĐC có hoàn thiện đến đâu chăng nữa thì thực trạng QTCT cũng sẽ không thay đổi được [45].

Thứ hai, thị trường ở nước ta chưa thực sự là một thị trường cạnh tranh. Tình trạng độc quyền tồn tại ở rất nhiều lĩnh vực như điện, viễn thông, khai khoáng, xăng dầu, nước... Điều này sẽ dẫn tới các công ty độc quyền không chịu sửa đổi tình trạng quản trị tại công ty mình, vì cần gì phải sửa đổi khi một mình một ngựa, không phải cạnh tranh với ai. Hơn nữa, có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp nhà nước với các phần còn lại. Trong khi các

gặp rất nhiều khó khăn trong huy động các nguồn lực như vay vốn ngân hàng. Cuộc chơi này là không công bằng, và sẽ không giúp ích cho việc cải thiện và thực thi pháp luật về QTCT.

Thứ ba, Việt Nam không có một hệ thống tòa độc lập và chuyên nghiệp có chuyên môn cao. Tòa án bị ảnh hưởng bởi các cơ quan hành chính cùng cấp, cấp trên và ảnh hưởng bởi cơ quan tổ chức Đảng. Hệ thống tòa án được tổ chức theo đơn vị hành chính tới cấp huyện và do đó không độc lập với cơ quan hành chính cùng cấp. Các thẩm phán chuyên môn không cao do phải chuyên trách nhiều loại việc và không có kinh nghiệm làm việc thực tiễn. Do đó, việc bảo vệ quyền lợi cổ đông và giải quyết các tranh chấp công ty không hiệu quả, ảnh hưởng tới quyền lợi của cổ đông và tính nghiêm minh của pháp luật.

Thứ tứ, hệ thống ngân hàng ở nước ta không được quản lý tốt. Trong thời gian qua nhiều cán bộ ngân hàng đã bị xử lí kỉ luật do vi phạm pháp luật. Tình trạng nợ xấu gia tăng, tham nhũng trong ngân hàng phát triển, làm giảm khả năng tác động của hệ thống ngân hàng với QTCT [48]; [49].

Thứ năm, là vai trò của nhà nước đối với môi trường kinh doanh. Ở nước ta nhà nước vừa đóng vai trò là người tạo lập thị trường vừa là người tham gia thị trường với tư cách là cổ đông lớn trong nhiều CTĐC. Do đó ảnh hưởng tới tính cạnh tranh của thị trường và sự cải thiện QTCT tại mỗi công ty.

Thứ sáu, hệ thống kiểm toán ở nước ta còn nhiều yếu kém và hạn chế, ảnh hưởng rất nhiều tới việc đánh giá các báo cáo tài chính của các CTĐC. Nếu kiểm toán hoạt động độc lập và có chất lượng thì sẽ cải thiện rất nhiều đối với việc thực thi quy chế QTCT. Đội ngũ luật sư, người tư vấn pháp luật còn thiếu và còn yếu về chuyên môn trong việc tư vấn tuôn thủ pháp luật. Chưa có các công ty định mức tín nhiệm hoạt động có hiệu quả tại nước ta [47].

Thứ bảy, vai trò của UBCKNN chưa được thể hiện rõ nét và hiệu quả trong việc giám sát và cưỡng chế thực thi pháp luật về quản trị CTĐC.

vì vậy tính linh hoạt trong việc ban hành các văn bản pháp quy về quản trị còn bị động và chậm trễ [29].

Thứ tám, nhận thức về QTCT và vai trò của QTCT của đội ngũ doanh nhân của nước ta hết sức yếu kém đòi hỏi phải được tập huấn, đào tạo để nâng cao nhận thức về QTCT. Nhiều CTĐC được hình thành do việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước quen với cách quản trị cũ, vì vậy nhận thức của những người quản lý trong công ty không đáp ứng được yêu cầu của các nguyên tắc QTCT [50].

Thứ chín là nguyên nhân về giáo dục. Đây là cũng là một nguyên nhân quan trọng thúc đẩy thực thi QTCT và cải thiện thực trạng QTCT. Hiện nay, sự xuống cấp của giáo dục, bệnh thành tích trong giáo dục đã dẫn tới sự sa đọa về đạo đức trong xã hội, không còn coi trọng sự trung thực mà nói dối đã tràn lan trong xã hội. Nền tảng đạo đức không còn thì còn nói gì tới đạo đức trong kinh doanh, tới báo cáo trung thực, nghĩa vụ cẩn trọng và trung thực của HĐTV trong công ty nữa. Và hơn nữa còn tạo ra một lớp người lo đối phó hơn là lo thực hiện pháp luật. Dẫn tới tình trạng QTCT yếu kém [46].

Có thể nói, khung quản trị công ty cổ phần đại chúng đã được quy định khá đầy đủ, gồm các bộ phận cấu thành: cổ đông và ĐHĐCĐ, HĐQT và GĐ(TGĐ), và BKS và các cơ chế, công cụ hoạt động và vận hành các bộ phận cấu thành nói trên của khung quản trị CTĐC. Thông tư 121/2012/TT- BTC được ban hành để quy định cụ thể về quản trị CTĐC là một bước tiến cụ thể để thiết lập khung quản trị công ty đại chúng chi tiết và đầy đủ hơn, qua đó có thể thống nhất về khung quản trị CTĐC chưa niêm yết và niêm yết. Nhìn chung, khung quản trị CTĐC như quy định của pháp luật hiện hành đã khá phù hợp với các yêu cầu và nguyên tắc QTCT phổ biến được thừa nhận trên thế giới. Tuy nhiên, để cải thiện tình thực trạng QTCT hiện nay cần nhiều giải pháp đồng bộ không chỉ là cải thiện khung pháp luật quản trị CTĐC mà

Chương 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản trị công ty đại chúng ở việt nam (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)