Thực trạng quản trị công ty đại chúng trên từng lĩnh vực quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản trị công ty đại chúng ở việt nam (Trang 60 - 66)

2.2. Thực tiễn thực thi pháp luật về quản trị công ty đại chúng ở

2.2.2. Thực trạng quản trị công ty đại chúng trên từng lĩnh vực quản trị

tư 121/2012/TT-BTC về Qui định quản trị công ty áp dụng cho CTĐC và Thông tư 52/2012/TT-BTC về Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Tình hình QTCT của các CTĐC niêm yết đã vậy, còn các CTĐC chưa niêm yết thì càng mù mịt về thông tin và tình trạng QTCT càng yếu kém. Hiện nay, có hàng nghìn CTĐC đã đăng ký là CTĐC với UBCKNN, trong số này có nhiều công ty đã phát hành cổ phiếu ra công chúng nhưng né tránh việc niêm yết, đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM, do đó không có nghĩa vụ về minh bạch thông tin theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Hệ quả là nhà đầu tư không có những thông tin về doanh nghiệp và đối mặt với rủi ro lớn [40].

2.2.2. Thực trạng quản trị công ty đại chúng trên từng lĩnh vực quản trị công ty trị công ty

Dựa trên các Nguyên tắc về quản trị công ty của OECD, thực trạng về quản trị công ty tại nước ta được khái quát như sau:

2.2.2.1.Về quyền của cổ đông

Thực tế cho thấy, các công ty mới chỉ tuân thủ nguyên tắc về quyền cổ đông trên hình thức nhiều hơn là nội dung, nhất là vấn đề cuộc họp ĐHĐCĐ. Tình trạng cổ đông không được tiếp cận đầy đủ các tài liệu họp là phổ biến. Thậm chí, thông báo mời họp chỉ bao gồm các chỉ dẫn về địa điểm, thời gian

mà không đính kèm các tài liệu khác như Báo cáo thường niên, trình tự, thủ tục triệu tập và biểu quyết tại ĐHĐCĐ… Trường hợp các tài liệu có được đăng trên trang web của công ty thì nhiều khi cũng không dễ dàng tải về được và hầu hết không có phiên bản tiếng Anh, điều này đặc biệt gây khó khăn cho các cổ đông là người nước ngoài.

Về quyền được tham gia, bỏ phiếu tại các ĐHĐCĐ: Các cổ đông ở xa, nhất là cổ đông nhỏ thường không có điều kiện tham gia họp ĐHCĐ, phải ủy quyền cho các cán bộ của công ty bỏ phiếu mà không kiểm soát được việc bỏ phiếu đó. Tuy cổ đông được biểu quyết tại ĐHĐCĐ thường niên về việc lựa chọn kiểm toán nhưng các công ty thường đưa ra một danh sách các ứng viên kiểm toán để cổ đông chấp thuận, sau đó công ty được ủy quyền chọn từ danh sách này. Thực chất, HĐQT mới là người chọn đơn vị thực hiện kiểm toán độc lập chứ không phải cổ đông.

Vụ việc sau đây là một ví dụ: “Ngày 13-3, CTCP Phát triển Khu công nghiệp Tín Nghĩa ra thông báo đồng thời tiến hành chốt danh sách để họp đại hội cổ đông (ĐHCĐ). Điều đáng nói thời gian chốt danh sách công ty này là 16 giờ ngày 13-3 và ĐHCĐ diễn ra chỉ 7 ngày sau khi ra thông báo, tức ngày 20-3. Trong khi đó, theo Thông tư 121 hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng cho các CTĐC, phải CBTT về việc chốt danh sách cổ đông có quyền tham dự họp ĐHCĐ tối thiểu 5 ngày trước ngày chốt danh sách; thông báo họp ĐHCĐ phải được gửi ít nhất 15 ngày trước ngày họp” [41].

Qua vụ việc trên, có thể thấy quyền của cổ đông đã bị vi phạm. Với thời gian gấp rút, nhiều cổ đông không có thời gian và điều kiện để có thể tham gia dự họp ĐHĐCĐ chứ chưa nói tới nghiên cứu các tài liệu của chương trình họp ĐHĐCĐ, và do đó cũng khó để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Công ty này cũng đã vi phạm các quy định của Thông tư 121/2012/TT- BTC về quản trị CTĐC.

2.2.2.2. Về vấn đề đối xử giữa các cổ đông

Hầu hết các công ty tại Việt Nam chưa thực sự tạo điều kiện để cổ đông thực hiện biểu quyết ở nước ngoài, gây ảnh hưởng tới việc thực hiện quyền lợi của nhóm cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các cổ đông nhỏ, các công ty không có biện pháp khuyến khích, nâng cao năng lực của nhóm cổ đông này, nhất là trong việc tham gia đóng góp nội dung cho chương trình nghị sự của ĐHĐCĐ thường niên.

Theo Báo cáo Thẻ điểm QTCT của IFC năm 2012, 67% các công ty chưa có cơ chế, chính sách, quy trình quan hệ nhà đầu tư đầy đủ, và chỉ có 27% các công ty được khảo sát thực hiện được yêu cầu này; đa phần các trang tin điện tử của các công ty không có mục này. Vì vậy, mối quan hệ giữa công ty và các nhà đầu tư, cổ đông không thực sự hiệu quả để có thể tạo sự liên kết chặt chẽ nhằm cùng nhau thúc đẩy chất lượng QTCT và hiệu quả hoạt động của DN [36].

Trên thực tế không ít công ty vẫn không áp dụng nguyên tắc “một cổ phần-một phiếu bầu”. Vẫn có quy định định loại bỏ các cổ đông không được tham gia dự họp ĐHĐCĐ. Sự phân biệt đối xử này cần có sự can thiệp của các quy định pháp lý về QTCT nghiêm khắc hơn nhằm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông thiểu số trong các công ty.

2.2.2.3. Về công bố thông tin

Đối với những lĩnh vực phải bắt buộc chấp hành theo luật lệ, đa phần các công ty đều thực hiện rất tốt. Tuy nhiên, nội dung thông tin công bố còn sơ sài, nghèo nàn, ở mức tối thiểu. Chủ sở hữu, các cổ đông không nhận được một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ các thông tin cơ bản về công ty. Các thông tin cơ bản đó bao gồm từ tổng tài sản đến đánh giá chính xác về thực trạng tài chính hiện nay và thông tin về lưu chuyển tiền tệ trong quá khứ. Thông tin này bao gồm những dự đoán của HĐQT hay cán bộ quản lý khác

về những biến đổi giá có thể xảy ra trên mỗi loại thị trường mà công ty đang hoạt động, và ước tính thay đổi cầu đối với sản phẩm của công ty. Thông tin loại này là không thể thiếu được để đánh giá trị giá công ty trong dòng vận động, vì nó cho phép nhà đầu tư dự tính được những thay đổi có thể xảy ra trong tương lai trong lưu chuyển tiền tệ. Bên cạnh đó, các thông tin trực tiếp liên quan đến lợi ích của những người quản lý cũng rất ít, thậm chí không được công khai hóa. Đó là thông tin về tiền lương, thù lao, và lợi ích khác của người quản lý, thông tin về dòng tiền đến với cổ đông đa số.

Hiện nay có rất nhiều CTĐ trốn tránh nghĩa vụ đăng kí là CTĐC với UBCKNN đặc biệt là các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa có đủ điều kiện trở thành CTĐC. Chẳng hạn như rất nhiều các CTĐC đã bị UBCKNN xử phạt

về chậm đăng kí, ví dụ: Tổng công ty Xây dựng Hà Nộ, Tổng công ty

Viglacera, CTCP Cán thép Thái Trung, CTCP Khách sạn Bưu điện Nha Trang, CTCP Thuỷ điện Sê San 4A, CTCP Cảng Nha Trang. Trong số này, CTCP Cán thép Thái Trung, CTCP Cảng Nha Trang bị phạt nặng nhất, đều ở mức 340 triệu đồng, do nộp hồ sơ đăng ký CTĐC quá thời hạn quy định trên 12 tháng và chào bán chứng khoán ra công chúng không đăng ký UBCK [42]. Khi các công ty này không đăng kí là CTĐC thì sẽ không có nghĩa vụ công bố thông tin và minh bạch thông tin theo quy định của pháp luật. Điều này vi phạm nguyên tắc QTCT và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư.

Về phương tiện công bố thông tin, hầu hết các công ty đã áp dụng các phương thức trao đổi, phổ biến thông tin đa dạng như qua trang tin điện tử của công ty, báo cáo thường niên, thông cáo báo chí, chiếm 94% các công ty được khảo sát [36]. Tuy nhiên, vấn đề tồn tại là bộ phận quan hệ nhà đầu tư chuyên trách đối với việc công bố thông tin; thu thập ý kiến, xử lý các khiếu nại… còn chưa được chú trọng.

2.2.2.4. Về kiểm soát các giao dịch của công ty với các bên có liên quan

Kiểm soát các giao dịch của công ty với các bên có liên quan ở nước ta còn hết sức yếu kém, thậm chí có thể nói chưa hiện diện trong chế độ quản trị các công ty ở nước ta. Trên thực tế, trong hầu hết các trường hợp, các công ty chưa xác định cụ thể các đối tượng thuộc diện các bên có liên quan của công ty, chưa có cơ chế và cách thức thu thập, tập hợp, lưu trữ và quản lý hồ sơ về các bên có liên quan; chưa xác định được danh tính cụ thể của từng bên có liên quan của công ty. Như vậy, có thể nói, yêu cầu công khai hóa và kiểm soát các giao dịch của công ty với các bên có liên quan hầu như chưa được thực hiện.

Vụ việc tại Tổng công ty Sông Đà là ví dụ điển hình thời gian gần đây về thực trạng kiểm soát các giao dịch của công ty với các bên có liên quan: ĐHCĐ 2013 của CTCP Thủy điện Nà Lơi (NLC), Tổng công ty Sông Đà, cổ đông sở hữu 51% cổ phần của NLC đã bất ngờ đưa ra đề nghị: tất cả các cổ đông tham dự có quyền biểu quyết thông qua các vấn đề trình ĐHCĐ, trong đó có phương án sáp nhập NLC vào CTCP Thủy điện Cần Đơn (SJD), một công ty con khác của Tổng công ty Sông Đà. Theo quy định tại Điều 120, Luật DN và Điều 33, Điều lệ tổ chức và hoạt động của NLC, Tổng công ty Sông Đà là người có liên quan và sẽ không có quyền tham gia biểu quyết tờ trình về phương án sáp nhập NLC vào SJD, để tránh xung đột lợi ích với các cổ đông khác. Nội dung này cũng được thể hiện rõ trong Quy chế làm việc tại ĐHCĐ năm 2013 của NLC. Tuy bị 20 cổ đông phản đối đề xuất của Tổng công ty Sông Đà, nhưng ĐHCĐ NLC đã thông qua đề nghị trên, do Tổng công ty Sông Đà là cổ đông sở hữu cổ phần chi phối bỏ phiếu thông qua. Kết quả là, phương án sáp nhập NLC vào SJD đã được thông qua [44].

Qua vụ việc này, có thể thấy các quy định về kiểm soát các giao dịch của công ty với các bên liên quan đã bị vi phạm nghiêm trọng, gây ra xung đột lợi

ích giữa cổ đông chi phối là Tổng công ty Sông Đà và các cổ đông nhỏ còn lại. Theo Điều 120 LDN 2005 thì hợp đồng trên phải được ĐHĐCĐ thông qua và cổ đông có liên quan không có quyền biểu quyết, mà cụ thể trong trường hợp này Tổng công ty Sông Đà không có quyền tham gia biểu quyết về việc sáp nhập giữa NLC và SJD. Hành động này cũng vi phạm quy chế QTCT được quy định tại Thông tư 121/2012/TT-BTC [2, Điều 23]. Tổng công ty Sông Đà đã hành xử trái với các quy định của LDN và hoàn toàn trái với các quy tắc QTCT. Cách hành xử này cũng thường thấy trong các CTĐC khi mà có các cổ đông chiếm cổ phần chi phối, nhất là các CTĐC sau cổ phần hóa.

2.2.2.5. Về trách nhiệm của hội đồng quản trị

Tại Việt Nam, đã có hướng dẫn và quy tắc hoạt động của HĐQT nhưng đó thường là quy trình tĩnh, mang nặng tính hình thức hơn là thực chất, đồng thời, chưa có một hệ thống quy tắc đạo đức hoặc quy trình tương tự trong QTCT để củng cố hệ thống giá trị của HĐQT. Quy trình lựa chọn thành viên HĐQT cũng chưa được xây dựng, chưa có cơ chế và tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của HĐQT nói chung và từng thành viên HĐQT nói riêng. Điều này góp phần làm cho chế độ trả lương và lợi ích khác đối với thành viên HĐQT chưa rõ ràng, chua cụ thể và hợp lý. Đây có lẽ là một trong số các nguyên nhân làm cho các thành viên HĐQT chưa sẵn sàng tách ra khỏi công tác điều hành để chuyên trách vào các vấn đề chiến lược và kiểm soát.

Bên cạnh đó, tại nhiều DN, còn lẫn lộn giữa vai trò của Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc. Ở Việt Nam, chưa có quy định bắt buộc phải thành lập các tiểu ban của HĐQT, và trong mọi trường hợp, mọi trách nhiệm về hoạt động của các tiểu ban này vẫn thuộc HĐQT [36]. Do đó, kết quả là các nhận định, quyết định của HĐQT đôi khi thiếu tính khách quan, độc lập và hoạt động thiếu hiệu quả do năng lực chuyên môn, hiểu biết để phục vụ công việc chỉ trong một số lượng thành viên hạn chế.

Ở các công ty có phần vốn nhà nước lớn, HĐQT thường bị hạn chế về năng lực hoạt động do các thành viên được ủy quyền đại diện phần vốn nhà nước với tỷ lệ bỏ phiếu lớn, nhưng lại không thể quyết định hoặc thực hiện kịp thời các chiến lược, chính sách do phải xin ý kiến của cơ quan chủ quản phần vốn đó. Bên cạnh đó, vai trò của BKS chưa thực sự được chú trọng và phát huy hiệu quả bắt nguồn từ khâu lựa chọn thành viên BKS. Đa phần các công ty không có báo cáo riêng của BKS về hoạt động của mình, hầu hết các công ty không có bộ phận kiểm toán nội bộ hoặc hoạt động của kiểm toán nội bộ chưa thực sự phát huy chất lượng như mong muốn. Trong thực tiễn, tại nhiều CTĐC, vai trò của BKS chỉ là tồn tại trên giấy tờ và trở nên hình thức, thường chỉ là người đóng dấu cho HĐQT và giám đốc điều hành khi cần thiết. BKS ở nước ta chưa phải là một thể chế giám sát nội bộ, độc lập, chuyên môn, chuyên nghiệp để cân bằng lại quyền lực của HĐQT và GĐ, phục vụ cho lợi ích tối đa của công ty và cổ đông của công ty.

2.2.2.6. Về vai trò của các bên có quyền lợi liên quan

Đa số các CTĐC hiện nay chưa chú trọng và quan tâm đến vai trò của các bên có quyền lợi liên quan như: người lao động, cộng đồng dân cư, khách hàng của công ty, các ngân hàng cho vay vốn, các tổ chức tư vấn, vấn đề môi trường... đến QTCT. Nhận thức của các CTĐC về mặt này còn nghèo nàn và chưa có cơ chế hay phương thức liên hệ nào với HĐQT, BGĐ, BKS hay quy định xử lý những mối liên hệ này [36].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản trị công ty đại chúng ở việt nam (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)