1.3. Khái quát pháp luật về quản trị công ty đại chúng
1.3.3. Vai trò của pháp luật về quản trị công ty đại chúng
Như đã phân tích ở trên, QTCT tốt giảm thiểu khả năng tổn thương trước các khủng hoảng tài chính, củng cố quyền sở hữu, giảm chi phí giao dịch và chi phí vốn, dẫn đến việc phát triển thị trường vốn, TTCK. Một khuôn khổ QTCT yếu kém sẽ làm giảm mức độ tin tưởng của các nhà đầu tư, và không khuyến khích đầu tư từ bên ngoài. Một trong những yếu tố tạo nên QTCT tốt nhất là đối với CTĐC đó là khung pháp lý về QTCT. Pháp luật đóng vai trò rất quan trọng trong việc QTCT nhất là các CTĐC, đặc biệt đối với những quốc gia có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. Khi thị trường tại
chưa phát triển đầy đủ và nhận thức của các nhà đầu về vấn đề QTCT chưa tốt thì pháp luật đóng vai trò thúc đẩy QTCT theo thông lệ quốc tế và tăng cường nhận thức về QTCT đối với các nhà đầu tư.
Pháp luật về QTCT tạo ra cơ cấu sở hữu và kiểm soát của công ty để đảm bảo rằng các nhà quản lý theo đuổi lợi ích của những nhà sở hữu chứ không phải lợi ích của chính họ. Pháp luật về quản trị góp phần bảo vệ quyền sở hữu của các chủ đầu tư trong khi các chủ đầu tư bỏ tài sản của mình ra kinh doanh mong muốn tìm kiếm lợi nhuận, nhưng lại không điều hành trực tiếp công ty trong công việc kinh doanh, nhất là trong các CTĐC có rất nhiều cổ đông trong công ty. Pháp luật về quản trị CTĐC xác lập cơ cấu tổ chức, cơ cấu quản trị nội bộ của công ty, xác lập nghĩa vụ của các nhà quản lý của công ty, bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, các cổ đông của công ty, xác lập quyền và nghĩa vụ của CTĐC đối với các chủ thể bên ngoài, qua đó thúc đẩy hoạt động QTCT. Pháp luật quản trị CTĐC đóng vai trò hỗ trợ và kiểm soát quá trình tạo lập nên công ty.
QTCT là vấn đề nóng của Mỹ, nhất là sau vụ phá sản của Enron và Worldcom. Mỹ đã để ý vấn đề này từ lâu, các văn kiện về QTCT do nhiều học giả và tổ chức Mỹ viết được áp dụng nhiều trong những năm từ 1996 đến 1998. Tuy nhiên, thời điểm đó quy chế QTCT chưa được ban hành như một đạo luật, hay nói cách khác là chưa có luật về QTCT ở Mỹ. Sau vụ phá sản của công ty Enron xảy ra, Quốc hội Mỹ đã biến quy chế QTCT thành luật. Đó là đạo luật Sasbanes-Oxley[3, tr430]. Đạo luật này được áp dụng cho tất cả các công ty có đăng ký chứng khoán với Ủy ban Giao dịch Chứng khoán(SEC) của Mỹ và phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan này. Những công ty của nước ngoài có bán chứng khoán trên thị trường của Mỹ cũng bị điều chỉnh. Nội dung chủ yếu liên quan tới việc minh bạch thông tin của các công ty, trách nhiệm của những người có trách nhiệm công bố thông tin và
Luật về QTCT cũng được ban hành ở Anh năm 1998, sau đó được sửa đổi năm 2003. Tên của quy chế là “Code of best practice”[3, tr428]. Nội dung của quy chế này không có tính bó buộc và cho các công ty được uyển chuyển khi giải thích các nguyên tắc này trong khuôn khổ chúng được thiết lập. Các công ty hoặc phải tuân thủ hoặc phải giải thích khi có sự áp dụng đặc biệt.
Như vậy, ở các nước phát triển hàng đầu và có định chế công ty lâu đời như ở Anh, Mỹ cũng đã phải ban hành quy chế QTCT áp dụng cho các công ty phát hành chứng khoán trên TTCK. Và cũng nhiều quốc gia đã phải ban hành luật về QTCT sau các cuộc khủng hoảng tài chính của khu vực và thế giới trong thời gian vừa qua như là một công cụ để củng cố và đảm bảo sự phát triển lành mạnh của các công ty đại chúng và bảo vệ nhà đầu tư, đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính.
Chương 2
KHUNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG Ở VIỆT NAM