của Nhà nƣớc
Xác định bản chất mối quan hệ giữa chủ đầu tư là Nhà nước với DN tiếp nhận vốn đầu tư là vấn đề phức tạp, cần được tiếp cận cả từ góc độ kinh tế và góc độ pháp lý.
Dưới góc độ kinh tế, khi xem xét bản chất mối quan hệ giữa chủ thể đầu
tư là Nhà nước và DN nhận vốn đầu tư của Nhà nước, cần nhận thức rằng đây chính là mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế trên cơ sở hành vi đầu tư vốn.
Đối với trường hợp Nhà nước đầu tư thành lập DN hoặc liên doanh, liên kết thành lập DN, rõ ràng hành vi đầu tư của Nhà nước là cơ sở cho sự ra đời của DN. Tuy nhiên cần phải thấy rằng, khi DN được thành lập, bản thân nó có sự độc lập về tài sản so với chủ sở hữu DN. Nói cách khác, khi đó DN nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ pháp luật. Cần phải nhận rõ, Nhà nước là chủ sở hữu DN, còn DN là chủ sở hữu tài sản của DN [10, tr18]. Tài sản đó chính là vốn đầu tư của Nhà nước đã được chuyển quyền sở hữu cho DN.
Dưới góc độ pháp lý, bản chất mối quan hệ giữa Nhà nước và DN có vốn
đầu tư của Nhà nước có thể được nhìn nhận như là một quan hệ pháp luật về đầu tư, bao gồm ba yếu tố: chủ thể, khách thể và nội dung của quan hệ pháp luật.
- Về chủ thể: Quan hệ pháp luật đầu tư vốn Nhà nước vào DN có thành phần chủ thể tham gia gồm một bên là Nhà nước - chủ thể đầu tư vốn, còn bên kia là DN - chủ thể tiếp nhận vốn đầu tư. Hai chủ thể này bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý, do bản chất của quan hệ pháp luật này có tính chất của quan hệ dân sự - thương mại.
- Về khách thể: Quan hệ đầu tư vốn Nhà nước vào DN có khách thể là những lợi ích mà các bên tham gia quan hệ nhằm hướng tới. Đối với chủ thể đầu tư vốn, lợi ích mà chủ thể này hướng tới là việc thu lợi nhuận từ việc đầu tư vốn và quan trọng hơn là thông qua việc đầu tư vốn vào DN thì chủ thể đầu tư vốn (Nhà nước) có thể kiểm soát, định hướng hay điều tiết được nền kinh tế theo ý muốn của mình. Còn đối với chủ thể nhận vốn là DN, lợi ích mà họ hướng tới đương nhiên là quyền được sở hữu, quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư từ Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sự nghiệp kinh doanh và từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường.
- Về nội dung: Quan hệ đầu tư vốn Nhà nước vào DN được xác lập và thực hiện thông qua các quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên tham gia, bao gồm quyền, nghĩa vụ của chủ thể đầu tư và quyền, nghĩa vụ của chủ thể tiếp nhận vốn đầu tư. Các quyền, nghĩa vụ này gắn liền với việc xác lập tư cách pháp lý cho mỗi chủ thể tham gia vào quan hệ đầu tư, trong đó Nhà nước đóng vai trò và có tư cách pháp lý là chủ thể đầu tư vốn - chủ sở hữu DN, có quyền cử đại diện tham gia quản lý DN; còn DN đóng vai trò và có tư cách pháp lý là chủ thể tiếp nhận vốn đầu tư - có quyền sở hữu vốn do Nhà nước chuyển giao khi đầu tư để sử dụng vào hoạt động kinh doanh nhưng mặt khác lại là DN thuộc sở hữu của Nhà nước, chịu sự quản lý, điều hành của Nhà nước - với tư cách là chủ sở hữu DN.