3.1.2.1 .Định hƣớng phát triển của GDĐH tới năm 2020
3.1.2.2. Yêu cầu quán triệt tƣ tƣởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng về GD, GDĐH
trong quá trình xây dựng pháp luật về chƣơng trình cổ phần hóa các cơ sở đào tạo công lập
Về cơ bản, quá trình xây dựng pháp luật về chuyển đổi cơ sở đào tạo công lập thành công ty cổ phần ở nước ta cần phải tuân theo các yêu cầu có tính nguyên tắc chung như: đảm bảo tính hệ thống và thống nhất, đồng bộ; phù hợp với các tiêu chuẩn chung với các quy định pháp luật về GDĐH và trường ĐH trong khu vực và trên thế giới; phù hợp với hoàn cảnh riêng và đặc thù của nề kinh tế- chính trị- xã hội ở nước ta; có tính khả thi; có sự cân đối hài hòa giữa đảm bảo sự quản lý của các cơ quan QLNN về GDĐH, trường ĐH với đảm bảo và nâng cao tính tự chủ của các cơ sở GDĐH;…nhằm thực hiện các mục tiêu chung về phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN...Đồng thời, do điều kiện đặc thù của nền kinh tế - chính trị- xã hội của Việt Nam đòi hỏi trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý GDĐH và trường ĐHCL cần đảm bảo có sự quán triệt quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển GDĐH theo nguyên tắc đảm bảo GD là quốc sách hàng đầu, không thừa nhận xu hướng thương mại hóa GDĐH, tạo cơ sở pháp lý mạnh mẽ để chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa giáo dục; bảo đảm đạt được các mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục, nâng cao khả năng
đáp ứng của sự nghiệp giáo dục đối với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
Theo những nội dung được ghi nhận trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đại hội Đảng lần thứ XI về giáo dục đào tạo, trong thời kỳ mới chúng ta vẫn phải quán triệt những nội dung có tính nguyên tắc sau:
Kiên quyết loại bỏ những thiếu sót, lệch lạc trong nhận thức về GD- ĐT như: Tâm lý dạy và học từ chương, sách vở, cốt đi thi, chạy theo mảnh bằng; Thương mại hóa giáo dục và đào tạo; Chạy theo số lượng, bệnh thành tích.
Tinh thần cốt lõi của triết lý giáo dục ở tầm vĩ mô hiện nay (thập niên thứ 2 thế kỷ XXI) là: Giữ gìn được nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ (bao gồm cả lãnh hải, không phận). Kiến thiết được nước nhà.
Phương hướng phát triển của giáo dục, đào tạo: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo phục vụ đắc lực các phương hướng lớn phát triển đất nước nhằm: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; và hội nhập quốc tế.
Cương lĩnh Đại hội XI của Đảng khẳng định triết lý giáo dục theo đường lối đổi mới: Thứ nhất, sứ mệnh của giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam.
+ Thứ hai, phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. + Thứ ba, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển.
+ Thứ tư, phương châm phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa.
+ Thứ năm, xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học suốt đời.
Đối với GDĐH, để thực hiện mục tiêu đổi mới GDĐH, nâng cao hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của các trường ĐHCL theo hướng tiến hành CPH các trường ĐHCL, trong quá trình xây dựng pháp luật về CPH các cơ sở GDĐH công lập cũng
cần nhất quán theo quan điểm chỉ đạo tại Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cũng như các văn bản pháp lý khác về đổi mới GDĐH.
Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao do Chính Phủ ban hành ngày 18/04/2005 đã ghi nhận những quan điểm và định hướng chung như:
1. Thứ nhất là phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục; thứ hai là tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao.
2. Nhà nước tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh việc hoàn thiện chính sách; tăng nguồn lực đầu tư, đồng thời đổi mới mục tiêu, phương thức, cơ cấu và nguồn vốn đầu tư; tập trung cho các mục tiêu ưu tiên, các chương trình quốc gia phát triển giáo dục; hỗ trợ các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người; ưu đãi các đối tượng chính sách và trợ giúp người nghèo trên cơ sở đổi mới chế độ miễn, giảm phí theo hướng công khai, hợp lý và cấp trực tiếp tới đối tượng thụ hưởng.
3. Chuyển các cơ sở công lập đang hoạt động theo cơ chế sự nghiệp mang nặng tính hành chính bao cấp sang cơ chế tự chủ cung ứng dịch vụ công ích không bao cấp tràn lan và không nhằm lợi nhuận (gọi tắt là cơ chế cung ứng dịch vụ): có đầy đủ quyền tự chủ về tổ chức và quản lý; thực hiện đúng mục tiêu và nhiệm vụ; hạch toán đầy đủ chi phí, cân đối thu chi...; thường xuyên nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ, sản phẩm; bảo đảm quyền lợi và cơ hội tiếp cận bình đẳng của người thụ hưởng.
Nhà nước tiếp tục tăng tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo. Bảo đảm kinh phí cho giáo dục phổ cập; tập trung đầu tư cho các nhiệm vụ trọng điểm, các chương trình mục tiêu quốc gia; đào tạo nhân lực cho các ngành, nghề mũi nhọn, trọng điểm, khó huy động nguồn lực từ xã hội; ưu tiên đầu tư cho những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người.
Huy động nguồn lực của các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân để phát triển giáo dục - đào tạo.
Đổi mới cơ bản chế độ học phí: ngoài phần hỗ trợ của Nhà nước theo khả năng ngân sách, học phí cần bảo đảm trang trải chi phí cần thiết cho giảng dạy, học tập và
có tích luỹ để đầu tư phát triển nhà trường; bước đầu đủ bù đắp chi phí thường xuyên. Xoá bỏ mọi khoản thu khác ngoài học phí.