1.2 .Quan niệm về trƣờng đại học
2.1. Một số nét khái quát về các trƣờng ĐHCL
2.1.1. Khái quát lịch sử trƣờng đại học ở Việt Nam
Trong 4000 năm của lịch sử dân tộc Việt Nam, giáo dục nói chung, giáo dục bậc đại học nói riêng ra đời từ rất sớm. Trường đại học đầu tiên được biết đến ở ta là Quốc Tử Giam, được hình thành từ năm 1076 dưới triều đại nhà Lý. Đây là nơi đào tạo và lưu danh những con người ưu tú có đóng góp to lớn cho sự phát triển hưng thịnh của dân tộc. Do đó, Quốc Tử Giám có vai trò không nhỏ trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, những năm đầu thế kỷ XX, giáo dục Việt Nam nói chung, GDĐH nói riêng cơ bản được hình thành và phát triển dựa trên nền tảng giáo dục phong kiến nhuưng chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Pháp. Trường Đai học Đông Dương được hình thành từ năm 1906 với nhiều phân khoa như hành chính, y dược, kỹ thuật… chịu ảnh hưởng sâu sắc của phong cách Pháp. Có thể nói dù còn nhiều hạn chế nhưng đây là trường đai học có ý nghĩa nền tảng cho việc thành lập hệ thống các trường đại học, cao đẳng với nội dung, chương trình và phương pháp dạy học gần giống như các trường tại chính quốc.
Từ sau năm 1945, giáo dục và GDĐH Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển mới dựa trên sự phát triển của khoa học và nhu cầu thực tiễn của đất nước. Thời kỳ này, giáo dục đại học được phát triển để phục vụ cuộc kháng chiến giành độc lập và kiến thiết nước nhà.
Từ năm 1956-1975, hệ thống giáo dục đại học được phát triển mạnh mẽ ở miền Bắc Việt Nam, với sự ra đời của Đại học Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội….Tính đến năm 1975, có 30 trường đại học ở Miền bắc với hơn 8400 giáo sư và giáo viên, 56000 sinh viên. Trong khi đó tại Miền Nam , trước thời điểm tái thống nhất đất nước năm 1975, trong hệ thống GDĐH Miền Nam Việt Nam đã tồn tại 11 viện ĐH học tư
với khoảng 166000 sinh viên, đặc biệt là các viện ĐH có liên quan với tôn giáo. Trong các viện ĐH tư đáng lưu ý có Viện ĐH tư Vạn Hạnh và Viện ĐH tư Đà Lạt. Sau năm 1975 ở Miền Nam tất cả các viện ĐH tư và viện ĐH cộng đồng đã bị giải thể, và hệ thống GDĐH được tổ chức lại dựa vào Quyết định 426-TTg ngày 27/10/1976 của Thủ tướng Chính phủ, theo mô hình của các trường ĐH Miền Bắc, tức là mô hình Liên Xô.
Từ năm 1975-1990, hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam phát triển thống nhất theo mô hình Liên Xô với sự mở cửa của các trường đại học như Đại học Công nghệ Hà Nội, Đại học Hà Nội và các trường đại học chuyên nghiệp khác. Thời ký này, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế bao cấp, do vậy hệ thống các trường đại học đều thuộc sở hữu của nhà nước – các trường đại học công lập được bao cấp hoàn toàn từ chỉ tiêu tuyển sinh, đội ngũ cán bộ, ngân sách hoạt động, cho tới việc phân công việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Mặc dù giai đoạn này GDĐH đã có sự phát triển vượt bậc so với các giai đoạn trước về năng lực và sự đóng góp của hệ thống đại học với sự phát triển của đất nước nhưng, do sự bao cấp hoàn toàn và sự khó khăn về mặt tài chính của ngân sách nhà nước trong hoàn cảnh suy thoái kinh tế trên phạm vi quốc tế, dẫn tới những mục tiêu giáo dục không đạt được. Tuy nhiên để đánh giá được một cách chính xác đóng góp của hệ thống GDĐH cho xã hội vào thời điểm đó là hết sức khó khăn và không được nhìn nhận một cách nghiêm túc. Sau quá trình đổi mới nhìn lại, có thể thấy, sự bao cấp toàn bộ của nhà nước với GDĐH đã dẫn tới hệ quả:
+Sự đánh giá nhìn nhận về vai trò của giáo dục trong đó có GDĐH chưa đúng mức, cộng với sự khó khăn về tài chính nên GDĐH chưa được ưu tiên đầu tiên phát triển. Giai đoạn này mọi nguồn lực tài chính được dồn ưu tiên cho sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế khác. Mặt khác do hệ quả của sự bao cấp toàn bộ từ phía nhà nước cũng dẫn tới tâm lý ỷ lại của người dân, dựa dẫm hoàn toàn vào sự trợ cấp của nhà nước.
+Những nguồn đầu tư cho giáo dục đại học còn nhiều hạn chế không đáp ứng được nhu cầu học tập chính đáng của người dân, từ đó nảy sinh nhiều hệ quả tiêu cực.
+Chất lượng giáo dục đại học còn kém, không đáp ứng được nhu cầu của xã hội, không đóng góp được một nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cho yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước.
Từ sau năm 1990, hệ thống các trường đại học ở Việt Nam có sự thay đổi lớn với việc mở rộng hệ thống các trường đại học ở địa phương. Đây là thời kỳ mở cửa và hội nhập, nhu cầu học tập của xã hội ngày càng phát triển. Sự đòi hỏi của người dân với giáo dục bậc đại học không ngừng tăng cao.Đồng thời, nhu cầu đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ từ phía các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế- xã hội cũng ngày một nâng lên. Để đáp ứng các đòi hỏi đó, hệ thống giáo dục đại học phải phát triển, trước tiên là về số lượng các trường đại học và cao đẳng, đồng thời các nguồn lực xã hội tham gia vào đào tạo Đại học cũng có sự chuyển biến.
Biểu hiện của sự thay đổi trong GDĐH thời kỳ này trước tiên được thể hiện ở sự gia tăng số lượng và loại hình sở hữu các trường đại học và cao đẳng, từ 63 trường đại học hoàn toàn thuộc khối công lập vào năm 1987, tính tới tháng 9/2009 đã tăng lên 150 trường đại học, trong đó số trường ngoài công lập là 44 trường. Đó là kết quả của tư duy đổi mới của Đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1986, từ bỏ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, chấp nhận mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam được khuyến khích phát triển. Về GDĐH, một trong những ý tưởng đổi mới là chấp nhận sự tồn tại của các cơ sở GDĐH không phải của nhà nước, tức là các cơ sở GDĐH ngoài công lập (NCL). Điều này khẳng định những đóng góp quan trọng của hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho công cuộc phát triển kinh tế và xã hội của đất nước trong bối cảnh mới nhưng nó cũng tạo ra thách thức không nhỏ cho các nhà quản lý giáo dục ĐH. Tuy nhiên nhìn vào thực tế hoạt động cũng như qua các công trình nghiên cứu về giáo dục nói chung, GDĐH nói riêng đều cho thấy sự phát triển của hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam hiện nay còn rất nhiều bất cập đặc biệt là trong cơ chế quản lý.
Hiện nay, hệ thống các trường đại học ở nước ta gồm có hai bộ phận là khối trường ngoài công lập và khối trường đại học công lập.
Như vây, hiện nay, dựa trên sự phân biệt về sở hữu, hệ thống các trường đại học ở nước ta gồm có hai bộ phận là khối trường ngoài công lập -Trường đại học tư thục và khối trường đại học công lập. Trên thế giới, các trường đại học được chia làm hai loại là đại học tư thục vì lợi nhuận - hoạt động giống như các công ty đối vốn, và đại
học tư thục phi lợi nhuận - đại học tư vô vị lợi - hoạt động không vì lợi nhuận, không được tổ chức như các công ty cổ phần. Đối với loại hình đại học tư, hiện nay có nhiều luồng quan điểm trái chiều về việc có nên hay không nên phát triển loại hình trường đại học này. Một số quốc gia do quan niệm giáo dục là một loại dịch vụ công cộng thuộc trách nhiệm cung ứng của nhà nước, lo ngại trước những ảnh hưởng tiêu cực của xu thế thương mại hóa trong giáo dục đại học, nên không cho phép thành lập các trường đại học vì lợi nhuận. Biện pháp được sử dụng phổ biến là khuyến khích thành lập các trường đại học tư thục phi lợi nhuận. Do vậy, loại hình trường đại học tư thục phi lợi nhuận chiếm ưu thế trong số các trường đại học tư thục. Ngược lại, một số quốc gia khác lại cho phép cả hai loại hình trường tư thục vì lợi nhuận và phi lợi nhuận cùng song song tồn tại. Ở Việt Nam hiện nay, các trường tư thục tuy không được phân loại chính thức song dựa trên đặc trưng về cơ cấu tổ chức và hoạt động có thể thấy đều là các trường tư thục vì lợi nhuận, trong đó vốn được đóng góp bởi các cổ đông và đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất về đường lối phát triển của nhà trường. Trên thế giới các trường đại học tư thục vì lợi nhuận thường đầu tư vào những lĩnh vực dạy nghề, ngoại ngữ, quản trị kinh doanh là những ngành nghề dễ thu hút sinh viên, thu lợi lớn và không cần đầu tư dài hạn, để thỏa mãn nhu cầu lợi nhuận của những người đầu tư - cổ đông. Điều đó dẫn tới hạn chế là các trường này sẽ dễ chạy theo xu thế thương mại hóa, vì lợi nhuận - một điều khó xảy ra trong các trường công lập.
Trong Luật giáo dục Đại học 2012, đã có định nghĩa chính thức về cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận nhưng để tạo thuận lợi cho sự thành lập cũng như tổ chức hoạt động cần có thêm các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó: “Cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà phần lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học; các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ.”