Mục tiêu chuyển đổi cơ sở đào tạo công lập thành công ty cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý liên quan đến chuyển đổi cơ sở đào tạo công lập thành công ty cổ phần tại việt nam (Trang 33 - 37)

1.2 .Quan niệm về trƣờng đại học

1.4 Mục tiêu chuyển đổi cơ sở đào tạo công lập thành công ty cổ phần

Chủ trương cổ phần hóa các cơ sở công lập trong đó có lĩnh vực giáo dục đại học đã được manh nha hình thành từ Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư khóa X. Sau đó, tại phiên họp thường kỳ của Chính Phủ tháng 11/2006 diễn ra tại Hà nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo lập đề án thí điểm cổ phần hóa từ 15 tới 20 trường đại học, cao đẳng trong 5 năm tới. Trong đó cần đặc biệt tới bán cổ phần chiến lược cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

Đồng thời, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Thiện Nhân cũng khẳng định kế hoạch hành động của ngành với tinh thần mới: Hội nhập GD ĐH với quốc tế một cách mạnh mẽ và sâu rộng, bằng cách tự nâng cao chất lượng và tạo điều

kiện tối đa cho các nhà đầu tư, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh cho GD ĐH Việt Nam. Ngày 10/4 năm 2009, Bộ Tài chính đưa ra Quy chế thí điểm chuyển đơn vị sự nghiệp công lập có thu thành công ty cổ phần và đã kết thúc việc xin ý kiến vào ngày 25/4.

Những nội dung cơ bản của chủ trương được quy định tại Dự thảo Quy chế thí điểm chuyển đơn vị sự nghiệp công lập có thu thành công ty cổ phần.Trong đó có những nội dung chính như sau:

Về mục tiêu chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập có thu thành công ty cổ phần:

+ Để phát huy nguồn lực của các thành phần kinh tế trong việc cung ứng dịch vụ công, nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

+ Các đơn vị sự nghiệp công lập có thu khi chuyển sang công ty cổ phần được tự chủ về tài chính, phát huy được vai trò của doanh nghiệp, công khai, minh bạch hạch toán theo nguyên tắc thị trường; đa dạng hóa sở hữu; huy động vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để nâng cao năng lực tài chính, đầu tư, đổi mới công nghệ; đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.



+ Tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp công lập có thu triển khai ứng dụng các kết quả khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm hàng hóa, phát huy có hiệu quả các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ.


Về phạm vi, đối tượng cổ phần hóa:

- Các đơn vị sự nghiệp công lập có thu tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên hoạt động trong các lĩnh vực sau:

+ Lĩnh vực đào tạo;

+ Lĩnh vực văn hóa thể thao; + Lĩnh vực sự nghiệp kinh tế.

- Điều kiện để thực hiện chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập có thu thành công ty cổ phần.

+ Phải đảm bảo có nguồn thu, tự bù đắp các nhu cầu chi trong quá trình hoạt động ngân sách nhà nước không phải cấp bù.

+ Có phương án sắp xếp lại chuyển thành công ty cổ phần, tự nguyện thực hiện cổ phần hóa và có sự thống nhất giữa lãnh đạo đơn vị với tổ chức công đoàn, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Quyền và nghĩa vụ của đơn vị sự nghiệp công lập có thu sau khi chuyển thành công ty cổ phần.

+ Sau khi cổ phần là doanh nghiệp, thực hiện cơ chế quản lý theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định của Luật thuế đối với doanh nghiệp. Được tự quyết định mức thu, chi phí dịch vụ để đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động.

Như vậy, trường đại học công lập (ĐHCL)là một đối tượng trong chủ trương cổ phần hóa các cơ sở đào tạo công lập- đối tượng nghiên cứu của luận văn. Gắn kết các nội dung cơ bản của chủ trương với các trường ĐHCL có thể thấy một số vấn đề sau:

Mục đích của CPH trường ĐHCL là nhằm giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà

nước (NSNN), nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà trường, nâng cao doanh thu và mang lại lợi nhuận cho các cổ đông của trường. Cổ đông nhà trường chính là người đầu tư tài chính vào hoạt động GDĐH với mục tiêu lợi nhuận. Đồng thời, với quyền tự quy định mức học phí của các nhà trường sau cổ phần hóa, sẽ tạo sức ép lên nhà trường phải tự nâng cao chất lượng đào tạo, về phía người học sẽ cho họ nhiều quyền lựa chọn và yêu cầu chất lượng tương xứng với học phí. CPH trường ĐHCL, do đó sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho GDĐH. Trong số những ý kiến cổ súy cho chủ trương CPH trường ĐHCL, nhiều ý kiến cho rằng, đó là một bước đi tất yếu sau những văn bản như Nghị định 10/2002/NĐ-CP về Chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định 53/2006/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập. Đặc biệt, trong Nghị định 10/2002/NĐ-Cvà Nghị định 53/2006/NĐ-CP đã có quy định đối tượng thí điểm cổ phần hóa. Đó là các đơn vị sự nghiệp công lập có thu, tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên trong các lĩnh vực đào tạo. Như vậy, về bản chất của chủ trương này, nói như TS Trần Thị Hà là chỉ“làm thay đổi cơ chế tài chính chứ không phải thay đổi bản chất hoạt động của trường. Trường học vẫn là nơi đào tạo.”[9] Đồng thời, CPH còn giúp cơ sở đào tạo tự chủ hơn

về trả lương và sử dụng người giỏi - những điều kiện tiên quyết để tạo nên chất lượng giáo dục. Tóm lại, mục đích cuối cùng của CPH trường ĐHCL là nhằm đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các trường ĐH và GDĐH thông qua con đường CPH – đổi mới cơ chế tài chính cho các trường, huy động thêm được nhiều nguồn lực cho hoạt động của các trường ĐHCL trong điều kiện NSNN gặp nhiều khó khăn.

Kết luận chƣơng 1: tóm lại, trong chương 1 luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận liên quan tới chuyển đổi các cơ sở đào tạo thành công ty cổ phần như: trình bày những xu hướng quan niệm mới về GDĐH trên thế giới và ở Việt Nam; quan niệm về vấn đề thị trường GDĐH trong nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; quan niệm về trường đại học; vấn đề lý luận về chuyển đổi các DNNN hiện nay; và những vấn đề lý luận đặt ra từ chủ trương chuyển đổi các cơ sở đào tạo công lập trong đó có các trường ĐHCL thành công ty cổ phần. Đó là những căn cứ cho những nội dung nghiên cứu tiếp theo sẽ được trình bày trong chương 2 về pháp luật liên quan điều chỉnh hoạt động của khối trường ĐHCL và nhu cầu chuyển đổi thành công ty cổ phần.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CỦA KHỐI TRƢỜNG ĐHCL VÀ NHU CẦU CHUYỂN

ĐỔI THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý liên quan đến chuyển đổi cơ sở đào tạo công lập thành công ty cổ phần tại việt nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)