Khái quát pháp luật về đại lý hải quan ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đại lý hải quan và thực tiễn áp dụng tại việt nam 07 (Trang 33)

CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠI LÝ HẢI QUAN

1.3. Pháp luật về đại lý hải quan

1.3.1. Khái quát pháp luật về đại lý hải quan ở Việt Nam

Bản chất pháp lý của đại lý hải quan là một dạng hoạt động trung gian thƣơng mại. Ngoài việc mang đầy đủ những đặc trƣng pháp lý cơ bản của hoạt động trung gian thƣơng mại, đại lý hải quan còn có những đặc trƣng pháp lý riêng, giúp phân biệt với các hoạt động trung gian thƣơng mại hay hoạt động cung ứng dịch vụ khác. Vì vậy, đại lý hải quan cần có những quy định pháp luật điều chỉnh phù hợp với đặc điểm của loại hình dịch vụ này, tạo điều kiện cho đại lý hải quan hình thành và phát triển.

Với sự phát triển ngày càng nhanh của các đại lý làm thủ tục hải quan đồng thời với vai trò ngày càng to lớn của nó trong nền kinh tế thì việc cần có

một hệ thống các quy định pháp luật về đại lý này là một nhu cầu cấp thiết. Hệ thống pháp luật này không những phải đầy đủ chặt chẽ về các quy định hoạt động đại lý mà còn phải thƣờng xuyên đổi mới để đáp ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thị trƣờng.

Nhƣ vậy, pháp luật về đại lý hải quan là hệ thống quy tắc xử sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nuớc ban hành hoặc thừa nhận để xác định địa vị pháp lý đại lý hải quan và điều chỉnh các hoạt động liên quan đến đại lý hải quan.

Với mục đích xây dựng kế hoạch phát triển đại lý hải quan theo hƣớng tạo nhiều điều kiện ƣu tiên nhƣ: cụ thể hóa các quyền ƣu tiên trƣớc của đại lý trong quá trình thông quan, hỗ trợ đại lý phát triển khách hàng, thƣờng xuyên cung cấp thông tin quy định pháp luật hải quan, định kỳ hoặc đột xuất tổ chức đối thoại doanh nghiệp…để phát triển mạng lƣới đại lý hải quan đáp ứng sự quản lý thống nhất, tuân thủ các quy định của pháp luật, Nhà nƣớc đã thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật quy định các nội dung liên quan đến hoạt động đại lý hải quan. Hiện nay, đại lý hải quan chịu sự điều chỉnh của rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhƣ: Bộ luật Dân sự 2005; Luật Doanh nghiệp 2005; Luật Cạnh tranh 2004; Luật Phá sản 2004; các Luật Thuế và một số văn bản pháp luật chuyên ngành quy định về hoạt động của Đại lý làm thủ tục hải quan, nhƣ: Luật Hải quan 2001, Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung 2005 (hiện nay đƣợc thay thế bởi Luật Hải quan 2014); Nghị định số 14/2011/NĐ-CP ngày 16/02/2011 của Chính phủ quy định về điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan; Thông tƣ số 80/2011/TT- BTC ngày 09/6/2011 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan.

nhằm quản lý các đại lý làm thủ tục hải quan một cách chặt chẽ và hiệu quả nhất, đồng thời cũng tạo một môi truờng pháp lý cởi mở nhất cho loại dịch vụ này, cụ thể:

Thứ nhất, các văn bản pháp luật đã quy định khái niệm về đại lý hải

quan, điều kiện, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh Đại lý hải quan.

Tại Điều 21 Luật hải quan năm 2001, Điều 1 Nghị định số 14/2011/NĐ- CP ngày 16/2/2012 của Chính phủ đã nêu rõ khái niệm về đại lý hải quan, cũng tại Điều 3 và Điều 5 của Nghị định này, đã quy định rõ điều kiện làm đại lý hải quan, điều kiện để đƣợc cấp thẻ làm nhân viên đại lý hải quan. Các quy định trên đã đƣợc luật hoá cụ thể tại Điều 20 Luật hải quan 2014.

Theo quy định tại điều 7 Luật Doanh nghiệp 2005 thì đối với ngành nghề mà pháp luật về đầu tƣ và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ đƣợc kinh doanh ngành nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định.

Tại Luật quản lý thuế năm 2007 có quy định tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có điều kiện và Đại lý hải quan thực hiện quyền, nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế khi làm thủ tục về thuế với hàng hoá XNK.

Theo quy định tại điểm 35, mục II, phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 quy định chi tiết Luật Thƣơng mại về hàng hoá dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thì đại lý hảiq uan là dịch vụ kinh doanh có điều kiện, theo đó tại điểm d, khoản 1 điều 7 cũng có quy định nhân viên trực tiếp thực hiện kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo các yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệcp của sức khoẻ theo quy định của pháp luật.

Nhƣ vậy, song song với các điều kiện của đại lý hảiq uan là những điều kiện mang tính nhà nghề của các nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan - ngƣời trực tiếp thực hiện hành vi làm thủ tục hải quan cho từng lô hàng XNK, đó là điều kiện về bằng cấp, trình độ chuyên môn, năng lực pháp luật.

Thứ hai, các văn bản pháp luật đã quy định về quyền và nghĩa vụ pháp

lý của đại lý hải quan.

Với tƣ cách là ngƣời khai hải quan, đại lý hải quan có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của ngƣời khai hải quan đƣợc quy định tại điều 23 Luật hải quan 2001 đã đƣợc sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan ngày 14/6/2005.

Ngoài ra, Nghị định 14/2011/NĐ-CP đã quy định chi tiết hơn về hoạt động của các đại lý hải quan tại Điều 9. Quy định này đã đƣợc quy định rõ ràng, cụ thể hơn tại Điều 20 Luật hải quan 2014.

Thứ ba, các văn bản pháp luật quy định việc chấm dứt tƣ cách pháp

nhân của đại lý hải quan, thu hồi thẻ nhân viên đại lý cũng nhƣ chế tài xử lý vi phạm đối với hoạt động đại ý hải quan.

Việc chấm dứt sự tồn tại của đại lý hải quan cũng nhƣ các hoạt động dịch vụ khác, có thể giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật giải thể và phá sản doanh nghiệp. Tuy nhiên, do đặc thù ngành nghề, việc chấm dứt sự tồn tại của các đại lý hải quan cũng đƣợc quy định tại điều 14 Nghị định 14/2011/NĐ- CP. Theo đó quy định cụ thể các trƣờng hợp dừng hoạt động và tạm dừng hoạt động của các đại lý hải quan đồng thời cũng quy định các trƣờng hợp cơ quan hải quan quyết định thu hồi thẻ của nhân viên đại lý hải quan.

Những văn bản pháp luật trên là những cơ sở pháp lý giúp cho Đại lý làm thủ tục hải quan có một một môi truờng hoạt động thuận lợi góp phần đẩy

1.3.2. Pháp luật về đại lý hải quan của một số nước trên thế giới

- Pháp luật về đại lý hải quan tại Mỹ

Đại lý hải quan theo quy định của Mỹ (ở Mỹ có khoảng 11.000 đại lý hải quan đƣợc cấp phép hoạt động - số liệu tính đến năm 2008) là những cá nhân, liên doanh đối tác, hiệp hội hoặc công ty đƣợc cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ (CBP) cấp phép, giao thẩm quyền hỗ trợ các nhà nhập khẩu và xuất khẩu chấp hành quy định của Liên bang liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Đại lý hải quan chịu trách nhiệm gửi các thông tin cần thiết và nộp các khoản thanh toán phù hợp cho CBP trên danh nghĩa của khách hàng và sau đó sẽ thu lại khoản phí thực hiện dịch vụ này.

Để làm dịch vụ này, các công ty, liên doanh đối tác, hiệp hội nghề phải có giấy phép thực hiện giao dịch với cơ quan Hải quan. Mỗi đơn vị này phải có ít nhất một nhân viên, một đối tác đƣợc cấp phép để tiến hành các dịch vụ hải quan mà công ty đó đƣợc CBP cho phép. Nếu nhƣ đơn vị đó không có nhân viên đáp ứng tiêu chí trên trong khoảng thời gian hơn 120 ngày thì sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ hải quan.

Cá nhân làm dịch vụ hải quan phải có kiến thức về thủ tục nhập khẩu, các quy định về ngoại thƣơng, phân loại, xác định trị giá, thuế suất, lệ phí đối với hàng hoá nhập khẩu. Luật pháp Mỹ quy định, để đƣợc cấp chứng chỉ hành nghề khai thuê hải quan thì ngƣời đăng ký phải tròn 21 tuổi và không phải là công chức của bất kỳ Cơ quan chính phủ nào. Nếu đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn trên thì ứng viên phải đăng ký tham dự kỳ thi cấp giấy phép đại lý làm thủ tục hải quan. Sau khi hồ sơ đƣợc CBP chấp nhận, ứng viên phải nộp lệ phí thi (là 200 USD). Kỳ thi cấp chứng nhận (kéo dài 4 giờ) là một dạng thi mở với các câu hỏi về Danh mục biểu thuế của Mỹ, Bộ luật các quy định của Liên bang, các văn bản chỉ thị về lĩnh vực hải quan và giao dịch tự động giữa thƣơng mại và hải quan. Nếu thí sinh trả lời đƣợc hơn 75% câu hỏi đƣợc coi nhƣ đã vƣợt qua kỳ thi. Khi đó, ứng viên sẽ có thể nộp đơn đăng ký đƣợc cấp chứng nhận

đại lý làm thủ tục hải quan. Kết quả thi chứng chỉ để cấp chứng nhận làm đại lý làm thủ tục hải quan có giá trị bảo lƣu trong thời hạn 3 năm (hiện nay ở Việt Nam chƣa có văn bản quy định về việc này).

Trình tự cấp chứng nhận đƣợc tiến hành nhƣ sau:

Trƣớc hết, nhân viên đơn vị Hải quan tiếp nhận thẩm tra cơ bản qua nhiều cơ quan nhƣ hồ sơ cá nhân, báo cáo tài chính, thông tin tham chiếu.

Tiếp theo, trƣởng đơn vị Hải quan nơi tiếp nhận rà soát lại các thông tin khai báo và các thông tin liên quan khác.

Cuối cùng, thông tin đƣợc gửi tới trụ sở trung ƣơng tại Oasinhton để đƣợc quyết định có cấp chứng nhận hay không. Thời gian xem xét cấp chứng nhận có thể kéo dài từ 8 đến 12 tháng.

- Pháp luật về đại lý hải quan tại Australia

Là một nƣớc có hoạt động ngoại thƣơng phát triển từ lâu nên hệ thống đại lý hải quan tại Australia rất phát triển với hệ thống đào tạo nhân viên làm dịch vụ hải quan rất quy củ, bài bản. Các nhà nhập khẩu, xuất khẩu có thể nhận đƣợc những dịch vụ đa dạng từ các đại lý - những ngƣời sẽ thay mặt họ để tiến hành các thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

Tại Australia, Hiệp hội lớn nhất về thủ tục, dịch vụ hải quan là Hiệp hội các hƣớng giao nhân và đại lý hải quan Australia (CBFCA) đƣợc thành lập từ đầu thế kỷ 20 và phát triển mạnh mẽ kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai cùng với sự hồi phục của kinh tế thế giới. Mục đích chính của CBFCA là đại diện quyền lợi của các thành viên và thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ thủ tục hải quan thông qua các hoạt động tuyên truyền, đào tạo và phát triển nghề nghiệp. Để trở thành một đại lý hải quan của Australia thì thƣơng nhân phải thỏa mãn những điều kiện nhƣ: Có tƣ cách pháp lý theo quy định tại phần XI của Luật Hải quan nhƣ là thành viên của CBFCA; đóng lệ phí hoạt động hàng năm và một số quy định khác của Hiệp hội. Ngoài ra có thể làm thủ tục cho

những loại hàng hóa đặc biệt phải tuân thủ những hạn chế riêng của Australia (vốn có quy định chặt chẽ về nhập khẩu thực phẩm, động thực vật lạ vào Australia), Đại lý hải quan cũng phải đƣợc cấp giấy chứng nhận làm thủ tục cho những hàng hóa nguy hại bởi Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) và đƣợc sự cho phép của Bộ Vận tải và Giao thông, An ninh hàng không. Tùy từng trƣờng hợp cụ thể mà Hiệp hội có những quy định riêng.

Để đƣợc công nhận là đại lý hải quan, nhân viên phải tham dự khóa đào tạo chính thức để đƣợc trạng bị kiến thức về quản lý hải quan và phải đƣợc cấp chứng nhận hành nghề bởi Hiệp hội nghề nghiệp. Việc đăng ký công nhận Đại lý hải quan có thể đƣợc tiến hành tại Cục Hải quan phụ trách các Bang khác nhau của Australia, trình tự đăng ký đƣợc tiến hành chủ yếu dƣới hình thức tự động, nhƣ: đăng ký qua website của Hiệp hội, trả lời phỏng vấn và nhận xét kết quả trên mạng.

Chƣơng trình thi cấp chứng nhận đại lý hải quan đƣa ra những câu hỏi dựa trên Luật Hải quan, đây là chƣơng trình kiểm tra gồm 11 nội dung và đƣợc phổ biến trên mạng nhờ những công nghệ mới nhất nhƣ: phƣơng pháp luyện thi ảo để ứng viên có thể tham gia làm bài luyện tập dƣới sự hƣớng dẫn ảo, không phụ thuộc họ đang ở khu vực nào của Australia hoặc trên thế giới. Sau khi đƣợc chấp nhận, các thành viên của CBFCA có thể đƣợc hƣởng các quyền lợi nhƣ đƣợc đào tạo về chuyên môn, pháp luật và đƣợc tham gia mạng thông tin thƣơng mại của Hiệp hội.

Hoạt động của các Đại lý hải quan tại Australia chịu tác động của nhiều cơ quan khác nhau nhƣ; Hải quan, Kiểm dịch, Vận tải, Hiệp hội nghề nghiệp chuyên ngành. Hiện nay, số lƣợng thành viên của CBFCA gồm hơn 250 đơn vị với quy mô khác nhau.

- Pháp luật về đại lý hải quan tại Nhật Bản

Hệ thống Đại lý hải quan tại Nhật Bản đã ra đời từ rất sớm, hình thức tổ chức đầu tiên là liên minh các nhà làm thủ tục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đƣợc thành lập tháng 7/1947. Liên minh này đƣợc tổ chức lại thành Hiệp hội các đại lý làm thủ tục hải quan Nhật Bản vào tháng 7/1968, đến tháng 8/1968, Nhật Bản đã ban hành Luật về dịch vụ hải quan nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động dịch vụ này trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà phục hồi. Sau chiến tranh, Luật đƣợc ban hành nhằm phục vụ hoạt động chính đáng của đại lý làm thủ tục hải quan, qua đó đảm bảo việc thực hiện nhanh chóng các thủ tục liên quan đến thông quan hàng hóa.

Theo quy định của Luật về dịch vụ hải quan, một tổ chức muốn thành lập dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan phải đƣợc Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan đồng ý thông qua đơn vị Hải quan quản lý khu vực, tổ chức có đăng ký hoạt động để xem xét khả năng công nhận một đại lý làm thủ tục hải quan, Hải quan Nhật Bản sẽ xem xét các điểm sau:

- Thủ tục nộp và đăng ký phải tuân thủ đúng quy định. - Tổ chức/ cá nhân nộp đăng ký phải có đủ tƣ cách pháp lý.

- Các nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan đƣợc đăng ký phải nêu rõ những đơn vị hải quan mà họ sẽ đăng ký thủ tục đại lý.

Sau khi đƣợc cấp chứng nhận, Hải quan Nhật Bản sẽ tiếp tục giám sát các hoạt động của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ thủ tục hải quan trên phạm vi toàn quốc.

Hiệp hội đại lý làm thủ tục hải quan Nhật Bản (JCBA) đƣợc đặt dƣới sự quản lý của Bộ Tài chính và là tổ chức đƣợc công nhận, hoạt động hợp pháp. Hoạt động của Hiệp hội tập trung vào các lĩnh vực sau:

- Triển khai hệ thống khai báo hải quan tự động;

- Tham gia phối hợp với các cơ quan chức năng ngăn chặn buôn lậu, gian lận;

- Phối hợp chuẩn hóa các chứng từ hải quan và; - Cung cấp các dịch vụ tƣ vấn về thủ tục hải quan.

Từ tháng 4/1994, JCBA thành lập Trung tâm thông tin nhập khẩu cá nhân nhằm khuyến khích các nhà nhập khẩu Nhật Bản sử dụng các dịch vụ tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đại lý hải quan và thực tiễn áp dụng tại việt nam 07 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)