Quyền và nghĩa vụ của các bên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đại lý hải quan và thực tiễn áp dụng tại việt nam 07 (Trang 50 - 55)

CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠI LÝ HẢI QUAN

2.1. Các nội dung cơ bản của pháp luật về Đại lý hải quan

2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên

- Quyền và nghĩa vụ của bên Đại lý hải quan:

Sự vận hành của Đại lý hải quan tất yếu sẽ làm nảy sinh mối quan hệ giữa chủ hàng với đại lý hải quan, đồng thời còn nảy sinh mối quan hệ giữa đại lý hải quan với cơ quan hải quan. Chính vì vậy việc quy định cụ thể vị thế pháp lý của các chủ thể này trên cơ sở xác định các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên là một việc làm rất cần thiết.

Việc xem xét vị thế pháp lý của đại lý làm thủ tục hải quan mà ở đây là quyền và nghĩa vụ của họ cần đƣợc nhìn nhận trên nhiều phƣơng diện khác nhau, cụ thể:

+ Với tƣ cách ngƣời làm thuê:

Với tƣ cách là ngƣời nhận làm dịch vụ thì đại lý hải quan có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của ngƣời làm dịch vụ đƣợc quy định theo pháp luật Thƣơng mại:

(1) Quyền hoạt động thƣơng mại; quyền bình đẳng trƣớc pháp luật và hợp tác trong lĩnh vực thƣơng mại; quyền cạnh tranh trong thƣơng mại (cạnh tranh hợp pháp tuân thủ các quy định của Luật canh tranh 2004); đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ quyền sở hữu, quyền và các lợi ích hợp pháp khác nếu thƣơng nhân thuộc các thành phần kinh tế cá thể, tƣ bản tƣ nhân trong thƣơng mại.

(2) Tự do thoả thuận, ký kết hợp đồng đại lý làm thủ tục hải quan với các

chủ sở hữu hàng hoá hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của chủ hàng hoá; Thay mặt ngƣời có quyền và nghĩa vụ (chủ sở hữu hàng hoá) trong việc làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá, phƣơng tiện vận tải khai hải quan và thực hiện các công việc theo thoả thuận tại hợp đồng đại lý làm thủ tục

hải quan; Thực hiện quyền và nghĩa vụ ghi trong hợp đồng. Khai và ký tờ khai hải quan; Yêu cầu chủ hàng bồi thƣờng thiệt hại và các chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hợp đồng đại lý của chủ hàng gây ra.

(3) Quyền yêu cầu chủ hàng hƣớng dẫn, cung cấp đầy đủ, chính xác

các chứng từ và thông tin cần thiết khác có liên quan để thực hiện làm thủ tục hải quan cho từng lô hàng XNK.

(4) Quyền hƣởng thù lao và những lợi ích hợp pháp khác do việc thực

hiện hợp đồng mang lại. [14]

Gắn liền với quyền lợi, đại lý làm thủ tục hải quan cũng phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật trong trƣờng hợp thực hiện không đúng những công việc đƣợc ủy quyền, không khai đúng những thông tin và chứng từ liên quan đến lô hàng XNK do chủ hàng cung cấp. Trách nhiệm giữa đại lý làm thủ tục hải quan và chủ hàng đƣợc thể hiện bằng bản hợp đồng đại lý, trong đó ghi rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Đại lý làm thủ tục hải quan phải chịu trách nhiệm thực hiện đúng những nội dung đã thỏa thuận đƣợc ghi trên hợp đồng; chịu trách nhiệm thay chủ hàng trƣớc cơ quan hải quan và pháp luật về trách nhiệm pháp lý liên quan đến việc chấp hành chính sách hải quan, kể cả việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ tài chính khác đối với hàng hóa XNK nếu đƣợc chủ hàng ủy quyền; chấp hành các biện pháp xử phạt của cơ quan hải quan nếu có hành vi vi phạm pháp luật về hải quan thay cho chủ hàng.

+ Với tƣ cách ngƣời khai hải quan:

Với tƣ cách ngƣời khai hải quan thì đại lý làm thủ tục hải quan có đầy đủ các quyền của ngƣời khai hải quan đƣợc quy định tại Luật Hải quan 2014, nhƣ:

“Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc khai hải quan đối với hàng hoá, phương tiện vận tải, hướng dẫn làm thủ tục hải quan, phổ biến pháp luật về hải quan; yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ,

trị giá hải quan đối với hàng hoá khi đã cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cho cơ quan hải quan; Xem trước hàng hoá, lấy mẫu hàng hoá dưới sự giám sát của công chức hải quan trước khi khai hải quan để bảo đảm việc khai hải quan được chính xác; Yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra lại thực tế hàng hoá đã kiểm tra, nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan hải quan trong trường hợp hàng hoá chưa được thông quan; Sử dụng hồ sơ hải quan để thông quan hàng hoá, vận chuyển hàng hoá, thực hiện các thủ tục có liên quan với các cơ quan khác theo quy định của pháp luật; Khiếu nại, tố cáo hành vi trái pháp luật của cơ quan hải quan, công chức hải quan; yêu cầu bồi thường thiệt hại do cơ quan hải quan, công chức hải quan gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước” [Khoản 1 Điều 18].

Cũng tại khoản 2, khoản 3 Điều 18 Luật hải quan 2014, nghĩa vụ của

ngƣời khai hải quan là đại lý hải quan đƣợc quy định rõ nhƣ: “Khai hải quan và

làm thủ tục hải quan theo quy định của Luật này; Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin để cơ quan hải quan thực hiện xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hoá; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình; về sự thống nhất nội dung thông tin giữa hồ sơ lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan; Thực hiện quyết định và yêu cầu của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc làm thủ tục hải qua, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá, phương tiện vận tải; Bố trí người, phương tiện thực hiện các công việc liên quan để công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải; Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

+ Với tƣ cách thay mặt cơ quan hải quan thực hiện một số công việc của hải quan với chủ hàng:

Đại lý làm thủ tục hải quan có một số quyền và nghĩa vụ của cơ quan hải quan theo quy định của Luật Hải quan, mà cụ thể là kiểm tra bộ hồ sơ hải quan;

lƣu giữ một số chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đối với trƣờng hợp hàng hóa đƣợc thông quan trƣớc, nộp hồ sơ hải quan sau; lƣu giữ hồ sơ phục vụ cho công tác kiểm tra sau thông quan... Đƣơng nhiên, với tƣ cách này Đại lý làm thủ tục hải quan giúp cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp, hƣớng dẫn, kiểm tra doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan, làm cho môi trƣờng hải quan trong sạch, minh bạch hơn. Theo đó, đại lý làm thủ tục hải quan đƣợc nhận sự hỗ trợ của hải quan về kỹ thuật (nhƣ việc kết nối mạng giữa doanh nghiệp với hải quan); về nghiệp vụ (nhƣ vấn đề thủ tục hải quan, về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu); về pháp luật (nhƣ cập nhật các quy định mới pháp luật về hải quan); về đào tạo (nhƣ tập huấn, bồi dƣỡng pháp luật về hải quan)…v...v.

- Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý:

Bên giao đại lý (bên chủ hàng) nhƣ đã đề cập ở trên, có quyền và

nghĩa vụ đƣợc quy định trong Luật Thƣơng mại 2005 với tƣ cách là ngƣời giao kết hợp đồng đại lý với bên đại lý hải quan, có trách nhiệm và nghĩa vụ với phạm vi ủy quyền, cung cấp cho bên đại lý hải quan các chứng từ thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan của lô hàng XNK.

Theo Nghị định 14/2011/NĐ-CP, chủ hàng có quyền và nghĩa vụ sau:

“1. Ký hợp đồng với đại lý làm thủ tục hải quan về phạm vi ủy quyền, trách nhiệm của mỗi bên.

2. Cung cấp đầy đủ, chính xác các chứng từ, thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cho đại lý làm thủ tục hải quan.

3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp cung cấp không chính xác, không đầy đủ các thông tin, chứng từ liên quan đến lô hàng hoặc cung cấp các chứng từ không hợp pháp, hợp lệ theo quy định cho đại lý làm thủ tục hải quan dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật.” [Điều 9]

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải đƣợc làm thủ tục hải quan và chịu sự kiểm tra giám sát

của cơ quan hải quan, phải đƣợc vận chuyển đúng tuyến đƣờng, qua cửa khẩu đúng theo quy định của pháp luật.

Vì vậy, quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa XNK là trách nhiệm của chủ hàng hóa XNK, hàng quá cảnh, phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Đại lý làm thủ tục hải quan đƣợc quyền thay mặt chủ hàng để thực hiện quyền và nghĩa vụ có liên quan đến hàng hóa nêu trên (đƣợc thể hiện trên hợp đồng giữa chủ hàng với đại lý làm thủ tục hải quan). Những nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của chủ hàng mà không ghi trong hợp đồng hoặc tính trung thực liên quan đến hồ sơ hải quan mà chủ hàng cung cấp để đại lý làm thủ tục hải quan khai báo với cơ quan hải quan thì chủ hàng phải chịu trách nhiệm trực tiếp trƣớc pháp luật.

- Cơ quan quản lý Nhà nước:

Đối với các hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan, cơ quan Hải quan có trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động và thúc đẩy phát triển đại lý hải quan, tại Nghị định 14/2011/NĐ-CP cũng quy định về hỗ trợ và ƣu tiên đối với đại lý làm thủ tục hải quan, cụ thể:

“Cơ quan Hải quan hỗ trợ miễn phí cho đại lý làm thủ tục hải quan trong các lĩnh vực sau: (1) Hỗ trợ kỹ thuật trong việc kết nối mạng giữa đại lý làm thủ tục hải quan với cơ quan Hải quan; (2) Hỗ trợ về thủ tục hải quan, thủ tục thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; (3) Cập nhật các quy định mới của pháp luật về hải quan; (4) Tập huấn, bồi dƣỡng pháp luật về hải quan” [Điều 12].

Trách nhiệm của cơ quan Hải quan còn đƣợc thể hiện trong việc khen thƣởng đối với các đại lý hải quan chấp hành, có thành tích tốt trong việc thực hiện pháp luật hải quan và xử phạt đối với các đại lý hải quan làm thủ tục hải quan vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đại lý hải quan và thực tiễn áp dụng tại việt nam 07 (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)