CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠI LÝ HẢI QUAN
2.1. Các nội dung cơ bản của pháp luật về Đại lý hải quan
2.1.6. Chấm dứt quan hệ đại lý làm thủ tục hải quan:
Đại lý làm thủ tục hải quan cũng giống nhƣ các hoạt động dịch vụ thƣơng mại khác luôn tồn tại trong một phạm vi thời gian và không gian nhất định. Hơn nữa việc hoạt động thƣơng mại luôn phải tồn tại trong một môi trƣờng cạnh tranh vì thế có thể bị giải thể và phá sản theo quy định của pháp luật giải thể và phá sản doanh nghiệp. Quan hệ đại lý hải quan luôn phát sinh trên cơ sở hợp đồng. Việc ký kết hợp đồng là hoàn toàn tự nguyện nên khi các bên thấy hợp đồng không còn có ích thì có thể thỏa thuận để chấm dứt nó. Do là một đại lý thƣơng mại nên hợp đồng đó cũng chấm dứt tuân theo quy định của một hợp đồng thƣơng mại.
Hợp đồng đại lý chấm dứt trong các trƣờng hợp sau đây:
- Chấm dứt theo sự thỏa thuận của các bên:
+ Khi các bên có thoả thuận;
+ Hợp đồng đã thực hiện xong, hết thời hạn hiệu lực; + Một trong các bên mất tƣ cách pháp lý;
+ Hợp đồng đại lý bị huỷ bỏ, bị đơn phƣơng chấm dứt việc thực hiện.
- Chấm dứt theo ý chí của một bên:
Về vấn đề chấm dứt hợp đồng đại lý của Đại lý làm thủ tục hải quan với chủ hàng: Hợp đồng đại lý là một loại hợp đồng thƣơng mại nên theo quy
định tại Luật Thƣơng mại, các bên tham gia hợp đồng đại lý có quyền đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng đại lý trong những trƣờng hợp sau:
+ Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không có lợi cho bên chủ hàng. + Chủ hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình đƣợc quy định nhƣ trên hoặc thực hiện không đúng theo thoả thuận thì bên đại lý có quyền đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng [Điều 177, Luật Thƣơng mại].
Cũng theo Luật Thƣơng mại thì các bên có thể đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng đại lý và chỉ cần thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng trong thời hạn quy định tại điều này. Do đó, nếu thực hiện theo quy định của Luật thƣơng mại thì các bên có thể tự do chấm dứt hợp đồng và nhƣ vậy sẽ ảnh hƣởng đến quyền lợi của bên kia. [Điều 177, Luật Thƣơng mại]