Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại về hoạt động của Đại lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đại lý hải quan và thực tiễn áp dụng tại việt nam 07 (Trang 64 - 84)

CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠI LÝ HẢI QUAN

2.2. Thực trạng hoạt động của Đại lý hải quan ở Việt Nam

2.2.4. Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại về hoạt động của Đại lý

Điều này không chỉ có ở Hải quan Việt Nam mà cũng xuất hiện ở Hải quan các nƣớc trên thế giới.

Cùng với sự tăng trƣởng của ngoại thƣơng, khối lƣợng các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cũng tăng trƣởng một cách nhanh chóng, đều trên 10% trong những năm vừa qua. Nhƣng càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động XNK thì khó khăn của Hải quan và doanh nghiệp không ngừng tăng lên. Khối lƣợng công việc lớn sẽ rất khó khăn cho cán bộ Hải quan giải thích đầy đủ cho doanh nghiệp những yêu cầu về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan. Bên cạnh đó, sự thay đổi nhanh chóng của các văn bản quy định, yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các thoả thuận không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện cập nhật kịp thời. Vì vậy, đòi hỏi thành lập các đại lý hải quan ở các cửa khẩu trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

2.2.4. Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại về hoạt động của Đại lý hải quan quan

- Đại lý hải quan hiện nay ít về số lượng, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Luật Hải quan năm 2001 ra đời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đại lý hải quan, đặc biệt là khi Nghị định số 79/2005/NĐ-CP có hiệu lực, đại lý hải quan thực sự đã bắt đầu hoạt động theo đúng bản chất của loại hình dịch vụ này.

Thời gian qua, do chính sách mở cửa hội nhập kinh tế của Nhà nƣớc, nhiều doanh nghiệp nƣớc ngoài đã không ngừng gia tăng đầu tƣ vào Việt

Nam dƣới hình thức góp vốn hoặc 100% vốn đầu tƣ trong lĩnh vực giao nhận vận tải, cùng với đó là một số nhỏ doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc cũng bắt đầu tham gia thành lập đại lý hải quan, tuy nhiên phần lớn Đại lý hải quan hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, nhƣ: Công ty cổ phần, Công ty TNHH,... (104/126 đại lý hải quan, chiếm 82,5%), cũng có một số đại lý làm thủ tục hải quan có chi nhánh thực hiện thủ tục hải quan trong toàn quốc nhƣ: Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn, Công ty LD TNHH Nippon Express Việt Nam, Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long, Công ty TNHH Yusen Logistics Solution, Gemadept, Vietrans,... Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có những ƣu điểm về sự năng động, về khả năng tạo nhanh và nhiều việc làm, đã đạt đƣợc một số kết quả ban đầu về xuất khẩu, đóng góp ngân sách, nhƣng nhìn chung hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này vẫn chỉ đạt ở mức độ thấp, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng

Cho đến năm 2012, hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan cũng chƣa có bƣớc đột phá mới, cụ thể qua Bảng thống kê hoạt động đại lý 6 tháng đầu năm 2012 tại 04 Cục Hải quan tỉnh, thành phố có số lƣợng đại lý đƣợc công nhận và hoạt động nhiều nhất cả nƣớc dƣới đây:

Bảng 2.1: Thống kê hoạt động Đại lý hải quan 6 tháng đầu năm 2012 tại 4 Cục Hải quan tỉnh, thành phố

TT Cục Hải quan tỉnh, TP’ Số lƣợng đại lý đƣợc

công nhận

Đại lý đứng tên trên tờ khai hải quan Số lƣợng đại lý Số lƣợng tờ khai Kim ngạch (USD) 1 Hà Nội 32 1 15 596.699 2 Hải Phòng 19 7 7.416 411.513.079 3 TP. Hồ Chí Minh 23 8 2.504 1.333.602.154 4 Bình Dƣơng 12 08 9.266 317.456.643

- Đại lý hải quan chưa hoạt động đúng nghĩa của mô hình này:

Trong số các công ty vừa và nhỏ thì hoạt động chuyên doanh chiếm tỷ trọng chƣa nhiều, phần nhiều là kinh doanh tổng hợp. Nếu xem trong danh mục ngành nghề kinh doanh của các công ty này chúng ta có thể thấy không ít công ty đăng ký kinh doanh rất nhiều ngành nghề. Số lƣợng đại lý hải quan tham gia hoạt động theo đúng nghĩa còn rất hạn chế. Ví dụ nhƣ tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong số các doanh nghiệp đăng ký hoạt động đại lý thì chỉ có khoảng 17% (5/33) hoạt động đúng nghĩa đại lý thủ tục hải quan. Tỷ lệ này tại các đơn vị hải quan khác cũng tƣơng tự [22]. Pháp luật về đại lý hải quan đã quy định rất cụ thể các hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan ở 3 nhóm hoạt động chính: (1) Tƣ vấn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu; (2) Làm các công việc liên quan đến thủ tục hải quan và (3) các công việc liên quan đến tranh chấp. Tuy nhiên hiện nay, các đại lý hải quan ở Việt Nam chủ yếu đƣợc biết đến là ngƣời khai thuê hải quan, tức là hầu hết các doanh nghiệp đại lý hải quan chỉ làm các công việc liên quan đến thủ tục hải quan nhƣ: khai hải quan - một thủ tục hành chính đơn thuần. Thậm chí, các doanh nghiệp đại lý hải quan còn không tƣ vấn cho chủ hàng các quy định pháp luật liên quan đến quá trình làm thủ tục hải quan nhƣ: Khai thuế, áp mã, giấy phép, nhãn hàng hóa... Nhiều doanh nghiệp đại lý hải quan đã đƣợc chấp nhận đủ điều kiện hoạt động, có nhân viên đại lý đã đƣợc cấp thẻ nhƣng vẫn làm dịch vụ khai thuê không ký tên đóng dấu trên tờ khai hải quan, vì còn e ngại trách nhiệm pháp lý hoặc do chủ hàng chƣa tin tƣởng để đại lý đứng tên trên tờ khai hải quan.

Có thể nói, hiện nay các doanh nghiệp đại lý hải quan chƣa hoạt động đúng nghĩa của mô hình này. Phần lớn đại lý làm thủ tục hải quan chƣa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vai trò, vị trí của đại lý làm thủ tục hải quan nên chƣa có kế hoạch đầu tƣ, mở rộng cho hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan

nhƣ trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan, tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan đủ kiến thức và năng lực bảo đảm thực hiện tốt dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan, tạo uy tín và quảng bá hoạt động dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan của mình đối với khách hàng nên nhìn chung các đại lý hầu nhƣ vẫn muốn hoạt động theo kiểu chủ hàng ủy quyền, giúp chủ hàng khai báo nhƣng việc ký tên, đóng dấu trên tờ khai hải quan vẫn là chủ hàng để khi xảy ra vấn đề gì thì đại lý không phải chịu trách nhiệm pháp lý, chỉ có chủ hàng là ngƣời gánh chịu trách nhiệm với cơ quan Hải quan. Một ví dụ thực tiễn cho trƣờng hợp này là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tiếp vận Thăng Long (DRAGON LOGISTICS CO., LTD) khai báo và làm thủ tục hải quan cho khoảng 90% các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài tại khu Công nghiệp Bắc Thăng Long, thế nhƣng trên thực tế là trên những tờ khai hải quan do công ty này thực hiện chủ yếu vẫn do chủ hàng ký tên, đóng dấu hoặc nhƣ Công ty Cổ phần dịch vụ thƣơng mại Thái Anh tại Hải Phòng chuyên thay mặt cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực gia công, sản xuất hàng dệt may, da giày xuất khẩu (lĩnh vực có số lƣợng doanh nghiệp tham gia lớn nhất cả nƣớc), nhƣng khối lƣợng tờ khai do đơn vị này đứng tên khai hải quan cũng chiếm tỷ lệ không đáng kể (trên, dƣới 5% tổng số tờ khai làm thủ tục thông qua đơn vị này).

Trình độ nghiệp vụ của nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan chƣa thực sự đồng đều, nhiều nhân viên có thẻ đại lý làm thủ tục hải quan nhƣng chƣa cập nhật và nắm sâu về các chính sách, quy trình thủ tục liên quan. Qua tìm hiểu từ Hải quan địa phƣơng và từ các đại lý hải quan thì hạn chế yếu kém trong khai báo và làm thủ tục hải quan của các đại lý hải quan vẫn là các vấn đề liên quan đến mã số hàng hoá, giá tính thuế và công tác thanh khoản trong các hợp đồng gia công hay sản xuất xuất khẩu.

Mặt khác, cũng phải kể đến việc các đại lý làm thủ tục hải quan ở Việt Nam chƣa đủ độ tin cậy để các doanh nghiệp XNK, nhất là các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài còn e ngại khi giao cho đại lý làm thủ tục hải quan. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu: Đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ chƣa nhận thức đầy đủ và đúng nghĩa về đại lý hải quan và có phần chƣa tin tƣởng vào đại lý và nhân viên của đại lý hải quan, muốn tự mình trực tiếp làm thủ tục hải quan. Các doanh nghiệp lớn thì hầu hết có bộ phận chuyên trách (phòng XNK) khai và làm thủ tục hải quan, không cần thuê đại lý hải quan.

Tình trạng này, dẫn đến, trên thị trƣờng cả trong nƣớc và thị trƣờng ngoài nƣớc sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nƣớc ngoài diễn ra mạnh mẽ. Điều đó làm cho hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan cũng gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, sự ra đời của một số doanh nghiệp còn thiếu tính ổn định, bền vững. Những hạn chế này, cũng chính là khó khăn đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào lĩnh vực hoạt động làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK.

* Nguyên nhân của thực trạng trên là do:

a) Nguyên nhân khách quan:

- Còn thiếu một môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp đại lý làm thủ tục hải quan.

Có thể nói, hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan còn thiếu một môi trƣờng pháp lý thống nhất và ổn định. Trong thời gian từ năm 2001 đến nay, đại lý hải quan hoạt động dựa trên Luật Hải quan năm 2001, Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005, nhƣng đến năm 2005 mới bắt đầu có các văn bản dƣới Luật quy định và hƣớng dẫn chi tiết thi hành các quy định về đại lý làm thủ tục hải quan, nhƣ: Nghị định số 79/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ quy định về điều kiện và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan,

Thông tƣ số 73/2005/TT-BTC ngày 05/9/2005 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 79/2005/NĐ-CP và sau một thời gian thực hiện đến năm 2011 các văn bản trên đã lần lƣợt đƣợc thay thế bằng Nghị định số 14/2011/NĐ-CP, Thông tƣ số 80/2011/TT-BTC. Từ đó, dẫn đến những hạn chế trong việc xây dựng và phát triển hệ thống đại lý hải quan vững mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại. Sự bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật về đại lý hải quan thể hiện một số điểm sau:

+ Về đăng ký thành lập doanh nghiệp hoạt động đại lý hải quan:

Mặc dù Nhà nƣớc đã ban hành một số văn bản pháp quy hƣớng dẫn việc đăng ký thành lập và hoạt động của đại lý hải quan, tuy nhiên qua khảo sát thực tế tại một số doanh nghiệp và đánh giá của cơ quan Hải quan thì việc đăng ký hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đại lý làm thủ tục hải quan còn nhiều vƣớng mắc, do các văn bản quy định, hƣớng dẫn còn chƣa đồng bộ. Việc này đã gây trở ngại cho các doanh nghiệp cũng nhƣ việc quản lý các doanh nghiệp của các cơ quan quản lý nhà nƣớc.

Một số cá nhân, tổ chức đã lợi dụng sự thông thoáng của luật pháp để kê khai không chính xác nội dung đăng ký kinh doanh. Trong khi đó các công cụ tài chính, pháp lý cho việc kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm đăng ký kinh doanh nói riêng và trong suốt quá trình kinh doanh nói chung còn thiếu đồng bộ. Nội dung khai báo tài chính gửi đến các cơ quan đăng ký kinh doanh còn có lúc mang tính hình thức, thiếu tính thuyết phục không đáp ứng đƣợc yêu cầu hoạch định chính sách.

+ Về hợp đồng đại lý làm thủ tục hải quan:

Theo quy định, đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện các công việc về thủ tục hải quan theo thoả thuận trong hợp đồng đại lý. Quy định này rất phức tạp và khó cho cơ quan Hải quan theo dõi, thực hiện. Vì công việc liên quan đến thủ tục hải quan gồm rất nhiều các công việc khác nhau, nếu mỗi đại lý

làm thủ tục hải quan, mỗi hợp đồng đại lý làm thủ tục hải quan ký với doanh nghiệp XNK thoả thuận thực hiện nội dung khác nhau thì sẽ dẫn đến việc cơ quan Hải quan không thể theo dõi đại lý làm thủ tục hải quan làm bao nhiêu việc, còn bao nhiêu việc thì chủ hàng tự làm (với những loại hàng nào đại lý thay mặt chủ hàng nộp thuế, loại hàng nào chủ hàng tự nộp thuế .v.v.). Quy định này, khi xảy ra tranh chấp, khiếu kiện, thì rất khó xác định trách nhiệm và quyền lợi giữa các bên liên quan.

- Sự không thống nhất giữ quy định của pháp luật Việt Nam so với các chuẩn mực quốc tế:

+ Quy định về việc giao dịch với cơ quan hải quan thông qua bên thứ ba và đối tƣợng đƣợc hoạt động với tƣ cách "ngƣời khai hải quan” chƣa đầy đủ và thống nhất:

- Về việc giao dịch với cơ quan hải quan qua bên thứ ba:

Việt Nam đã ký kết gia nhập Công ƣớc Kyoto sửa đổi từ năm 2008. Công ƣớc này có quy định về quan hệ giữa bên thứ 3 với cơ quan hải quan nhƣ sau:

+ Phụ lục tổng quát: “Luật pháp quốc gia phải quy định những điều kiện trong đó một người có thể hoạt động vì và thay mặt cho một người khác trong quan hệ với cơ quan Hải quan và phải định rõ trách nhiệm của bên thứ ba đó về các khoản thuế hải quan và thuế khác cũng như về bất cứ hành vi vi phạm nào” [Chuẩn mực 8.2].

+ Phụ lục tổng quát: “Cơ quan Hải quan phải cho phép bên thứ ba

được tham dự vào các cuộc tham vấn chính thức của Hải quan với doanh nghiệp” [Chuẩn mực 8.5].

+ Phụ lục tổng quát: “Cơ quan Hải quan phải quy định rõ những tình

huống Hải quan từ chối không tiến hành giao dịch với bên thứ ba”. [Chuẩn mực 8.6]

+ Phụ lục tổng quát: “Cơ quan Hải quan phải thông báo bằng văn bản cho bên thứ ba về mỗi quyết định không tiến hành giao dịch”. [Chuẩn mực 8.7]

Theo định nghĩa của Công ƣớc Kyoto thì “bên thứ ba” là bất cứ ngƣời nào giao dịch trực tiếp với cơ quan hải quan, vì lợi ích và thay mặt cho một ngƣời khác, liên quan đến việc nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển hay lƣu kho hàng hóa. Nhƣ vậy, “bên thứ ba” có thể là đại lý làm thủ tục hải quan, ngƣời giao nhận hàng, ngƣời vận chuyển đa phƣơng thức… và họ có thể thay mặt chủ hàng thực hiện một hoặc một số giao dịch với cơ quan hải quan.

Tuy nhiên, Luật Hải quan 2001 mới đề cập đến các nội dung này dƣới góc độ bên thứ ba là đại lý hải quan. Điều 21 Luật Hải quan 2001 và Điều 8 Nghị định 14/2011/NĐ-CP chỉ đề cập đến nội dung "làm thủ tục hải quan" của đại lý hải quan, thực chất là đại lý khai thuê hải quan. Luật Hải quan chƣa đề cập đến các công việc khác trong mối quan hệ giao dịch với cơ quan hải quan. Ví dụ nhƣ: tham vấn giá, khai hồ sơ thanh khoản, khai quyết toán thuế…

Vì vậy, Luật hải quan và các văn bản quy định chi tiết thi hành chƣa quy định đầy đủ các nội dung về "bên thứ ba" nhƣ Công ƣớc Kyoto nên chƣa thƣ̣c sƣ̣ ta ̣o thuâ ̣n lợi để các doanh nghiê ̣p chủ hàng sƣ̉ du ̣ng di ̣ch vu ̣ đối với các hoạt động không thuộc chuyê n sâu của ho ̣, tạo cơ hội cho việc phát triển hoạt động các dịch vụ hải quan.

- Về ngƣời khai hải quan:

Công ƣớc Kyoto quy định: “bất cứ người nào có quyền sắp đặt hàng hoá

đều có quyền hoạt động với tư cách người khai hải quan”. [Chuẩn mực 3.7] Quy định này đem lại sự thuận tiện quan trọng trong thƣơng mại, theo đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đại lý hải quan và thực tiễn áp dụng tại việt nam 07 (Trang 64 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)