Hoạt động của Đại lý hải quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đại lý hải quan và thực tiễn áp dụng tại việt nam 07 (Trang 55 - 56)

CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠI LÝ HẢI QUAN

2.1. Các nội dung cơ bản của pháp luật về Đại lý hải quan

2.1.4. Hoạt động của Đại lý hải quan

Với vị trí là cầu nối trung gian giữa ngƣời XNK hàng hóa với cơ quan Hải quan, đại lý hải quan đóng một vai trò to tớn không chỉ với cơ quan Hải quan mà cả các Doanh nghiệp XNK

Tính chuyên nghiệp của ngƣời kinh doanh dịch vụ thủ tục hải quan đƣợc thể hiện ở chỗ: đó là những chuyên gia trong lĩnh vực giao nhận, vận tải và thủ tục hải quan, nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan là những ngƣời tốt nghiệp các chuyên ngành luật hoặc kinh tế, sau đó đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng tập trung các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ ngoại thƣơng và nghiệp vụ hải quan (nhƣ: pháp luật về hải quan, kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thƣơng, kỹ thuật nghiệp vụ hải quan, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành hải quan (nhƣ: Trƣờng Hải quan Việt Nam, Học viện Tài chính, Trƣờng cao đẳng Tài chính - Hải quan), cuối cùng họ phải trải qua một kỳ thi và do Tổng cục Hải quan tổ chức và đƣợc cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan.

Ngƣời kinh doanh dịch vụ thủ tục hải quan phải chịu trách nhiệm trƣớc ngƣời uỷ thác và phải bảo vệ quyền lợi của ngƣời uỷ thác. Ngƣời kinh doanh dịch vụ thủ tục hải quan phải thực hiện các công việc sao cho có hiệu quả nhất (làm thủ tục hải quan nhanh chóng, chính xác, không phát sinh chi phí lƣu kho, lƣu bãi...) và họ còn phải bảo vệ bí mật cho ngƣời uỷ thác.

Tại Nghị định số 14/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ đã nêu rõ các dịch vụ đại lý hải quan có thể cung cấp là:

a) Tư vấn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu:

- Hƣớng dẫn các kỹ thuật nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, nhƣ: Điều kiện giao hàng, phƣơng thức thanh toán, thời hạn giao hàng, dự kiến thời gian hàng đi, đến ...

- Tính toán các chi phí liên quan đến việc giao nhận hàng hóa, nhƣ: phí vận chuyển, phí bảo hiểm, phí chứng từ, lƣu kho, lƣu bãi,...

- Tƣ vấn về chính sách thuế và các khoản lệ phí, chính sách quản lý mặt hàng, xuất xứ hàng hóa và thủ tục hải quan khi nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa.

- Cung cấp thông tin về tập quán thƣơng mại, thủ tục hải quan và cơ chế quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở một số nƣớc trên thế giới.

b) Làm các công việc liên quan đến thủ tục hải quan:

- Xin giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

- Thu, đổi các chứng từ liên quan đến giao nhận hàng hóa với các đơn vị liên quan nhƣ: hãng tàu, cảng vụ,...

- Thay mặt chủ hàng khai báo hải quan và ký tên trên tờ khai. - Xuất trình hàng hoá để hải quan kiểm tra.

- Tính thuế, nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác.

c) Các công việc liên quan đến tranh chấp:

- Khiếu nại trên cơ sở Luật Hải quan, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các quy định khác của pháp luật liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

- Giải quyết các vụ việc theo yêu cầu của hải quan (bổ sung chứng từ, giải trình về giá, xuất xứ của hàng hóa...) [Điều 8].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đại lý hải quan và thực tiễn áp dụng tại việt nam 07 (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)