khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
Pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao đã có những quy định cụ thể về địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của Ban quản lý khu công nghiệp. Tuy nhiên, các quy định hiện hành đã bộc lộ những điểm bất cập, trước hết là cơ chế ủy quyền làm cho Ban quản lý khu công nghiệp không thực sự có quyền lực. Hơn nữa, một số quyền của khu công nghiệp có khả năng thực hiện như quyền thỏa thuận với công ty phát triển hạ tầng trong việc định giá cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng ít nhiều xâm hại đến quyền tự do
kinh doanh của công ty phát triển hạ tầng. Ngoài ra, việc thay đổi cơ cấu Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế đã được thay đổi lại, nhưng Ban quản lý khu công nghệ cao vẫn được quy định như cũ, Trưởng ban Ban Quản lý Khu công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của cơ quan chủ quản Khu công nghệ cao, các Phó trưởng ban do Thủ trưởng cơ quan chủ quản Khu công nghệ cao bổ nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban ; trưởng ban Ban Quản lý Khu công nghệ cao có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ban Quản lý Khu công nghệ cao, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và Thủ trưởng cơ quan chủ quản Khu công nghệ cao về hoạt động và hiệu quả hoạt động của Khu công nghệ cao. Như vậy, cần phải hoàn thiện địa vị pháp lý của Ban quản lý khu công nghiệp, cụ thể :
Thứ nhất, cần xác định địa vị trí phá lý của Ban quản lý khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao. Tương tự như việc xác định lại địa vị pháp lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế là một đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, và ngay cả mô hình này cũng chưa phù hợp, cần xác định lại địa vị của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao trong hệ thống các cơ quan nhà nước.
Thứ hai, thay đổi mô hình tổ chức Ban quản lý khu công nghiệp. Theo đó,
Chính phủ quản lý các khu công nghiệp có quy mô lớn với một tiêu chí xác định, nằm trong phạm vi nhiều tỉnh, có vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghiệp của khu vực và cả nước. Đối với các khu công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, nằm trong phạm vi một tỉnh, thực hiện như mô hình hiện tại, trực thuộc UBND cấp tỉnh.
Thứ ba, hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của Ban quản lý khu
và tổ chức thực hiện kết hoạch xây dựng, phát triển các khu công nghiệp, được các cấp, nhành thông báo về các vấn đề liên quan đến hoạt động của khu công nghiệp. Ban quản lý khu công nghiệp được giao quyền quản lý hành chính nhà nước đối với khu công nghiệp theo phân cấp của Chính phủ để thực hiện có hiệu quả cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”. Quy định trách nhiệm, quyền lợi của cán bộ, công chức Ban quản lý khu công nghiệp gắn với hiệu quả hoạt động của khu công nghiệp. Ban quản lý khu công nghiệp được tổ chức các hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khu công nghiệp.
Thứ tư, cần có những quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm của các Bộ
như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương… tránh việc can thiệp quá sâu của các Bộ này vào hoạt động của Ban quản lý khu công nghiệp, tạo điều kiện cho Ban quản lý khu công nghiệp thực hiện tốt cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”.