Thực trạng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

Một phần của tài liệu pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 52 - 56)

KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHỆ CAO VÀ NHỮNG HẠN CHẾ PHÁT SINH TRONG LĨNH VỰC NÀY.

3.1.1. Thực trạng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao. công nghệ cao.

Trong hơn 20 năm xây dựng và phát triển mô hình khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao đặc biệt là khu công nghiệp, nước ta đã đạt được nhiều thành quả quan trọng, góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp và kinh tế nước nhà. Dưới đây là thực trạng phát triển KCN, KCX, KKT, KCNC tính đến tháng 9/2011 dựa theo Báo cáo tình hình xây dựng và phát triển KCN, KKT 9 tháng đầu năm 2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Tình hình phát triển KCN, KCX, KKT, KCNC:

Tính đến hết tháng 9/2011, cả nước đã có 260 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 72.000 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt gần 46.000 ha. Trong đó, 174 KCN đã đi vào hoạt động và 86 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Các KCN được phân bổ trên 57 tỉnh, thành phố trên cả nước, tập trung chủ yếu ở 3 vùng kinh tế trọng điểm. Trong đó, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 124 KCN, chiếm gần 48% tổng số KCN trên cả nước; vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có 52 KCN (chiếm 20%); và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có 23 KCN (chiếm xấp xỉ 10%).

Trong 9 tháng đầu năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định đồng ý bổ sung thêm 02 KKT vào Quy hoạch phát triển các KKT ven biển Việt Nam đến

2020: KKT Ninh Cơ, tỉnh Nam Định và KKT ven biển Thái Bình, tỉnh Thái Bình nâng tổng số KKT trong Quy hoạch phát triển KKT của cả nước đến năm 2020 theo Quyết định 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ lên 18 KKT, với tổng diện tích mặt đất và mặt nước của các KKT là 730.553 ha. Trong đó, 15 KKT đã được thành lập với tổng diện tích mặt đất và mặt nước của 15 KKT này là hơn 662.000 ha.

Tính đến tháng 12 năm 2011, trên cả nước vẫn chỉ có 2 KCNC là Khu công nghệ cao Hòa Lạc và Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh. Theo dự kiến đến hết năm 2015, nước ta không xây dựng thêm KCNC nào khác.

Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào các KCN

Trong 9 tháng đầu năm 2011, các KCN của cả nước đã thu hút được 204 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 2.800 triệu USD và điều chỉnh tăng vốn cho 187 lượt dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm là hơn 1.350 triệu USD. Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2011, tổng FDI vào KCN đạt 4.150 triệu USD (tăng 15% so với cùng kỳ năm 2010). Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng là những khu vực dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào KCN với tổng số vốn đầu tư lần lượt là 2.450 và 980 triệu USD, tương đương 60% và 24% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào KCN cả nước trong 9 tháng đầu năm 2011.

Lũy kế đến cuối tháng 9/2011 các KCN trong cả nước đã thu hút được 4.166 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký xấp xỉ 58 tỷ USD, tổng vốn đầu tư đã thực hiện đạt hơn 22 tỷ USD, bằng 40 % tổng vốn đầu tư đăng ký. Hiện nay đã có hơn 3.100 dự án đang sản xuất kinh doanh và 450 dự án đang trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản.

Về tình hình thu hút đầu tư trong nước, trong 9 tháng đầu năm 2011, các KCN đã thu hút ðýợc 200 dự án với tổng vốn đăng ký 22.350 tỷ đồng và điều chỉnh tăng vốn cho 63 dự án với tổng vốn tăng thêm 6.020 tỷ đồng. Như vậy, trong gần 9 tháng đầu năm tổng vốn đầu tư trong nước thu hút được đạt hơn 28.370 tỷ đồng.

Tính lũy kế đến hết tháng 9/2011, các KCN cả nước đã thu hút được 4.580 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký gần 365.000 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 177.000 tỷ đồng, xấp xỉ 50% tổng vốn đăng ký.

Tình hình thu hút đầu tư vào các KKT:

Trong 9 tháng đầu năm 2011, các KKT ven biển thu hút được 35 dự án đầu tư nước ngoài, kể cả các dự án tăng vốn, mở rộng sản xuất với tổng vốn đầu tư đạt hơn 700 triệu USD; và 90 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đạt hơn 85.000 tỷ đồng.

Tình hình cho thuê đất công nghiệp:

Tính đến hết tháng 9 năm 2011, các KCN trên cả nước đã cho thuê được hơn 25.000 ha đất công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 50%. Riêng các KCN đã đi vào hoạt động đạt tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê gần 65%.

Bảng so sánh một số chỉ tiêu phát triển KCN ở Việt Nam (tính đến tháng 9/2011) STT Vùng Tỷ suất ĐT hạ tầng/ha đất TN (tr.USD) Tỷ suất ĐT 1 dự án/ha đất CN đã cho thuê Tổng số lao động/ha đất CN đã cho thuê Dự án FDI (tr.USD) Dự án DDI (tỷ đồng)

1 Trung du MN phía Bắc 0,13 0,83 22,72 59,65

2 Đồng bằng sông Hồng 0,17 3,29 16,97 82,81

3 Duyên hải miền Trung 0,11 0,89 15,76 62,00

4 Tây Nguyên 0,06 0,29 22,05 35,48

5 Đông Nam Bộ 0,10 3,22 13,82 87,28

6 Đồng bằng sông Cửu Long 0,13 0,91 20,28 48,88

Bình quân cả nước 0,12 2,55 15,97 76,76

Tình hình sản xuất kinh doanh

Các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh của các KCN, KKT cả nước trong năm 9 tháng đầu năm 2011 đã đạt mức tăng trưởng khá. Các doanh nghiệp KCN đã đạt tổng doanh thu 27 tỷ USD và 91.500 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của các doanh nghiệp đạt 13 tỷ USD và 13,3 tỷ USD. Các doanh nghiệp cũng đóng góp vào ngân sách nhà nước 5.600 tỷ đồng và 455 triệu USD.

Doanh thu của các KKT đạt hơn 77.000 tỷ đồng và 370 triệu USD (tăng 50% lần so với cùng kỳ năm 2010). Giá trị nhập khẩu và xuất khẩu lần lượt là 565 triệu USD và 400 triệu USD, nộp ngân sách nhà nước hơn 5734 tỷ đồng.

Đến cuối tháng 9 năm 2011, các KCN, KKT đã giải quyết việc làm cho hơn 1,6 triệu lao động trực tiếp.

Tình hình xử lý nước thải

Hiện có 107 KCN đã xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải tập trung, chiếm 62% tổng số KCN đã vận hành; 34 KCN đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung. Từ nay đến hết tháng 12/2011, ước tính sẽ có 65% các KCN đã vận hành có Nhà máy xử lý nước thải tập trung đi vào hoạt động và được vận hành liên tục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 52 - 56)