Cải cách thủ tục hành chính, áp dụng có hiệu quả cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”.

Một phần của tài liệu pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 60 - 62)

lý “một cửa, tại chỗ”.

Cải cách thủ tục hành chính là một trong những nội dung quan trọng trong vấn đề hoàn thiện pháp luật về khu công nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, việc cải cách thủ thục hành chính, khắc phục sự chậm trễ, rườm rà trong việc cấp giấy phép đầu tư, các công đoạn trong quá trình thực hiện hoạt động đầu từ vào khu công nghiệp và một hoạt động thiết thực, có vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Để thực hiện cải cách thủ tục hành chính áp dụng trong khu công nghiệp, ta cần áp dụng có hiệu quả cơ chế quản lý “một

cửa, tại chỗ”. Cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” lần đầu tiên được quy định

trong Nghị định số 322/1991/NĐ-CP ngày 18/10/1991 của Chính phủ về Quy chế khu chế xuất và được áp dụng trong thực tế đến nay. “Một cửa” nghĩa là Ban quản lý KCN, KCX, KKT, KCNC (sau đâu gọi chung là Ban quản lý khu công nghiệp) trên cơ sở ủy quyền của các cơ quan quản lý nhà nước khác đứng ra giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý nàh nước đối với khu công nghiệp. “Tại

chỗ” nghĩa là các vấn đề quản lý nhà nước liên quan đến các doanh nghiệp trong

khu công nghiệp đều được giải quyết tại Ban quản lý khu c ông nghiệp. Trong hơn 20 năm thực hiện, cơ chế này đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của nó đối với sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp. Cơ chế này đã đem lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư trong việc giải quyết nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả các thủ tục hành chính, các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động, sản xuất, kinh doanh tại khu công nghiệp, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính tại khu công nghiệp.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, cần hoàn thiện. Đó là phạm vi ủy quyền của các Bộ, Ngành trung ương, UBND cấp tỉnh cho Ban quản lý khu công nghiệp còn hạn hẹp, chỉ giới hạn trong một số thủ tục hành chính nhất định, Ban quản lý khu công nghiệp không thực sự có quyền lực. Do đó, để thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp, cần áp dụng có hiệu quả cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”, cụ thể:

Thứ nhất, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu trình Thủ tướng

Chính phủ thay cơ chế ủy quyền một số nhiệm vụ quản lý nhà nước dodoois với khu công nghiệp cho Ban quản lý khu công nghiệp bằng việc giao một số quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp để cơ quan này có thực quyền trong việc thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp. Song song với việc

đó, cần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban quản lý khu công nghiệp, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Thứ hai, cần xây dựng các quy định phân quyền hạn quản lý nàh nước một

cách cụ thể đối với Ban quản lý khu công nghiệp và các sở, ban, ngành và các cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh, các Bộ, Ngành liên quan, tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này trong vấn đề quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp.

Thứ ba, xây dựng cơ chế phối hợp giải quyết các công việc giữa Chính phủ,

UBND cấp tỉnh, các sở, ban, ngành với Ban quản lý khu công nghiệp trong việ quản lý nhà nước đối với sự hình thành và hoạt động khu công nghiệp.

Thứ tư, nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, viên chức làm việc tại

khu công nghiệp, những người trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính áp dụng theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”.

Một phần của tài liệu pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w