xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao đến chính sách pháp luật về vấn đề này.
Mặc dù triển khai có hiệu quả mô hình khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, xong, thực tế phát sinh những hạn chế từ hoạt động của chùng và những quy định của pháp luật về vấn đề này, cụ thể:
Công tác quy hoạch phát triển KCN, KCX, KKT, KCNC còn thiếu đồng bộ. Các KCN, KKT trên cả nước được thành lập rất nhiều, với tốc độ nhanh trong thời gian vừa qua, tuy nhiên, quy hoạch phát triển KCN, KCX, KKT, KCNC chưa thực sự phù hợp với thực tế. Các địa phương thực hiện việc quy hoạch phát triển KCN một cách trành lan, theo tính chất tự phát, điều này dẫn đến tình trạng có những địa phương có tới 4, 5 KCN trong khi đó có những địa phương cần phát triển mô hình này lại không xây dựng. Với những điều kiện về tự nhiên, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, nguồn nhân lực, phân bổ Ngân sách nhà nước giới hạn, các địa phương cần phân bổ hợp lý các KCN, tránh tình trạng xây dựng KCN tràn lăn, nhiều về số lượng, kém về chất lượng. Trong khi đó, xây dựng, phát triển KCNC là một trong những lĩnh vực quan trọng, thu hút nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực công nghệ cao lại quá ít. Từ khi xây dựng mô hình này đến nay, nước ta mới chỉ có 2 KCNC, chưa xây dựng mới. Đây cũng là một vấn đề cần phải xem xét về quy hoạch phát triển.
Cơ cấu đầu tư trong KCN, KCX còn chưa hợp lý. Các dự án đầu tư vào KCN, KCX chủ yếu là các dự án công nghiệp nhẹ, công nghiệp tiêu dung như dệt, may, da giầy,… mà thiếu đi những dự án đầu tư cho công nghiệp nặng. Những lĩnh vực đầu tư trong khu công nghiệp không được chú trọng vào phát triển kinh tế vĩ mô, phát triển theo ngành, nghề thế mạnh của địa phương mà tập
trung vào các ngành công nghiệp phổ biến như trên cho thấy sự thiếu quy hoạch trong xây dựng cơ cấu đầu tư trong các KCN, KCX tại các địa phương.
Thiếu lao động có trình độ, tay nghề cao cho các KCN, KCX, KKT, KCNC. Vấn đề lao động có trình độ, tay nghề cao là một trong những vấn đề chung, không chỉ riêng gì lao động tại KCN, KCX, KKT, KCNC. Tuy nhiên, với những mô hình này, lượng lao động có trình độ, tay nghề cao đòi hỏi rất lớn để có thể đảm bảo hoạt động. Thế giới đang thay đổi với việc phát triển khoa học công nghệ, đòi hỏi phải có một lớp lao động có trình độ, tay nghề cao, giai đoạn phát triển của lao động, nhân công giá rẻ đã quan, cần phải có những chính sách hợp lý đào tạo ra một thế hệ lao động mới phù hợp với yêu cầu thực tế.
Quản lý và sử dụng đất còn nhiều hạn chế. Như thống kê ở trên đã cho thấy, việc cho thuê đất tại các KCN, KCX, KKT chỉ đạt 50% đến 65%, thực tế, quỹ đất bỏ không một lượng khá lớn, đây là một sự lãnh phí đáng tiếc xuất phát từ quy hoạch, quản lý và sử dụng đất trong các KCN, KCX, KKT. Trong khi đó, việc các địa phương chuyển đổi đất nông nghiệp vào mục đích sử dụng khác, trong đó có chuyển đổi thành đất KCN là một hiện tượng bức xúc trong xã hội. Với những quỹ đất hạn chế, cần phải có sự quản lý chặt chẽ hơn nữa mới có thể tận dụng, sử dụng có hiệu quả vốn đất KCN.
Xuất hiện nhiều vấn đề xã hội bức xúc quanh KCN, KCX. Đó là các vấn đề về môi trường xung quanh các KCN, KCX; đời sống người lao động trong KCN, KCX, KKT; và một số các ý kiến, dư luận khác. Như những số liệu cho thấy, việc đưa vào xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các KCN, KCX còn chậm và thiếu, chỉ chiếm 65% số KCN. Vấn đề về môi trường xung quanh các KCN, KCX đã là vấn đề dư luận xã hội lên tiếng từ lâu, nhưng trong thời gian qua vẫn chỉ có những động thái chậm giải quyết vấn đề, khi sự việc nghiêm trọng mới tìm cách khắc phục. Đây cũng có thể xem một phần lỗi từ việc quy
hoạch KCN, cả quản lý việc xả thải trong các KCN và từ những văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp đã không chú trọng đến vấn đề này.