Xây dựng và ban hành Luật khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

Một phần của tài liệu pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 58 - 60)

NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHỆ CAO.

Từ những phân tích trên, tôi xin đưa ra những quan điểm của mình về hướng hoàn thiện pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, tập trung vào những điểm chính: xây dựng và ban hành Luật khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; cải cách thủ tục hành chính; hoàn thiện địa vị pháp lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; hoàn thiện các quy định về quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư.

3.2.1. Xây dựng và ban hành Luật khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao. khu kinh tế, khu công nghệ cao.

Trong những năm vừa qua, việc Nhà nước quan tâm đối với sự hình thành và hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (gọi chung là khu công nghiệp) thông qua những chính sách, những văn bản pháp luật được thông qua trực tiếp điều chỉnh về lĩnh vực này, là một trong những nguyên nhân tạo nên sự thành công của việc phát triển mô hình khu công nghiệp. Pháp luật về khu công nghiệp đã tạo ra hành lang pháp lý cho những mô hình này phát triển, quy định về thành lập, hoạt động của khu công nghiệp; về chế độ tài chính; về vấn đề dân cư; quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp… đồng thời cũng dành cho các nhà đầu tư những ưu đãi nhất định về tài chính, đất đai và một số ưu đãi khác.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai trên thực tế, pháp luật về khu công nghiệp đã bộc lộ những điểm bất cập, cần phải hoàn thiện. Văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động của khu công nghiệp có hiệu lực pháp lý chưa cao, mới chỉ dừng lại ở hình thức Nghị định, đó là 2 Nghị định: Nghị định số 99/2003/NĐ – CP ngày 28/8/2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Khu công nghệ cao, Nghị định số 29/2008/NĐ – CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế. Ngoài ra, khung pháp luật hiện hành về khu công nghiệp còn nhiều bất cập, rườm rà, quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Mặc dù sau khi Luật đầu tư ra đời, nghị định trực tiếp điều chỉnh quy chế khu công nghiệp đã được thay đổi, xong vẫn bộc lộ những nhược điểm của nó trong vấn đề này. Vì vậy, Nhà nước cần ban hành Luật khu công nghiệp để kịp thời giải quyết những bất cập trên.

Việc ban hành Luật khu công nghiệp tập trung giải quyết những vấn đề sau:

Thứ nhất, Luật khu công nghiệp phải thể hiện được sự bình đẳng trong kinh

doanh và phát huy quyền làm chủ của người lao động. Cần có các quy định cho doanh nghiệp được quyền làm việc trực tiếp với các cơ quan có thẩm quyền để giúp đỡ họ giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp.

Thứ hai, mở rộng đối tượng áp dụng, không chỉ có những doanh nghiệp

trong khu công nghiệp mà còn có các tổ chức hoạt động trong khu công nghiệp như chi nhánh ngân hàng, bưu chính, dịch vụ vệ sinh môi trường… và các doanh nghiệp bên ngoài khu công nghiệp hoạt động gắn với khu công nghiệp như doanh nghiệp cung ứng vật tư… Việc mở rộng đối tượng áp dụng là cần tiết bởi hoạt động mật thiết giữa các doanh nghiệp này, cần phải có sự xác định rõ mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế bên ngoài khu công nghiệp.

Thứ ba, thay đổi tuy duy về khái niệm “khu công nghiệp”, “khu chế xuất”,

vì theo quy định hiện hành, hai khái niệm này chỉ xác định khu công nghiệp như là khu vực bao quanh các doanh nghiệp. Theo đó, cần thay đổi phù hợp với quan niệm phổ biến trên thế giới, góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ tư, trong Luật khu công nghiệp cần quy định rõ chức năng của Chính

phủ, Bộ, Ngành, UBND tỉnh và các chủ thê liên quan đối với sự hình thành và hoạt động của các khu công nghiệp. Đồng thời, Luật khu công nghiệp cần quy định các chính sách cụ thể về quản lý xuất nhập khẩu, quản lý lao động, quản lý tài chính, ngoại hối, xử lý tranh chấp của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Thứ năm, hoàn thiện địa vị pháp lý của các doanh nghiệp trong khu công

nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao trên cơ sở quy định những yếu cầu cự thể đối với một doanh nghiệp khi hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp; các ưu đãi đầu tư…

Một phần của tài liệu pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w