Tình hình thị trường bán lẻ và xu hướng siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi tại Việt

Một phần của tài liệu Khóa luận Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn siêu thị mini làm địa điểm mua sắm của khách hàng tại thành phố Huế (Trang 36 - 38)

1.5 .Khái niệm hành vi tiêu dùng

2. Mô hình nghiên cứ u

2.1 Tình hình thị trường bán lẻ và xu hướng siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi tại Việt

tại Việt Nam

Có diện tích nhỏ hơn siêu thị nhưng lớn hơn một tiệm tạp hóa thông thường, cửa hàng tiện lợi đang dần xuất hiện với tần suất dày đặc tại các khu dân cư, tòa chung cư, các con phố lớn nhỏ, đáp ứng nhu cầu mua sắm hiện đại mà không đòi hỏi diện tích mặt bằng quá nhiều. Các siêu thị mini là kênh bán hàng phát triển nhanh nhất trong các chuỗi cửa hàng được mở ra trong năm 2016 và 2017 và xu hướng mở rộng đầu tư vào các cửa hàng này vẫn đang tiếptục.

Kênh cửa hàng tiện lợi (convenience store), IGD dự báo tỷ lệ CAGR sẽ đạt mức hai con số trong vòng 4 năm tới tại những nước như Việt Nam (37,4%), Philippines (24,2%) và Indonesia (15,8%), dựa trên hiệu suất hoạt động của các chuỗi cửa hàng lớn tại mỗithị trường. Nói về dự báo thị trường Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh chóng, ông Nick Miles, trưởng đại diện IGD tại khu vực châu Á Thái Bình Dương cho rằng: "Các cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam đang trở thành điểm đến phổ biến cho người tiêu dùng trẻ mua sắm và hẹn hò, bởi những nơi này có máy lạnh, các kệ hàng và khu vực ngồi được sắp xếp tốt, hàng hóa chất lượng cao và tại một số cửa hàng cònđược miễn phí WiFi".

Theo báo cáo của Savills, với chính sách mở cửa cho ngành bán lẻ bắt đầu năm 2009, thị trường Việt Nam trở thành môi trường màu mỡ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhảy vào đầu tư. Theo khảo sát người tiêu dùng của Savills tại Tp.HCM năm 2017, tỷ lệ người tiêu dùng thích đến các cửa hàng tiện lợi là 17%, cao hơn rất nhiều mức 4% vào năm 2015. Các siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi đang xuất hiện ồ ạt với hơn 1.000 địa điểm như Family Mart, BÑs mart, Circle K, Ministop, Shop&Go, Vinmart… đang dần thay thế cho loại hình tạp hóa truyền thống.

Tại Tp.HCM, trong báo cáo thị trường bất động sản TP.HCM quý I năm 2018, Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam cho biết tính đến cuối tháng 3, toàn thành phố có hơn 1.800 cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini. Tổng diện tích các cửa hàng này là

272.000 m2 sàn, tăng 5,1% so với quý trước. Các siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi đang xuất hiện ồ ạt với hơn 1.000 địa điểm như Family Mart, BÑs mart, Circle K, Ministop, Shop&Go, Vinmart… đang dần thay thế cho loại hình tạp hóa truyền thống. Và theo kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam của Family Mart (Nhật Bản), dự kiến sẽ có khoảng 1.000 cửa hàng vào 2020 tại Việt Nam còn 7-Eleven (Nhật Bản) sẽ mở rộng hoạt động với 1.000 cửa hàng tại Việt Nam sau 10 năm (2027). Gần đây, GS25, một chuỗi cửa hàng tiện lợi của Hàn Quốc đã vào thị trường Việt Nam và đang muốn mở hơn 2.500 cửa hàng khắp cả nước trong 10 năm tới. Theo đánh giá của CBRE Việt Nam, thị trường này sẽ nổ ra sự cạnh tranh từ các cửa hàng tiện lợi trong nước và quốc tế vì tay chơi nào cũng muốn chiếm thêm thị phần thông qua việc mở rất nhiều cửa hàng tiện lợi khắp cả nước. Trong khi đó, các thương hiệu Việt Nam cũng tích cực mở rộng thị phần; như chuỗi cửa hàng tiện ích lớn nhất Việt Nam, Vinmart+ dự kiến sẽ có 4.000 cửa hàng vào năm 2020. Đều đó cho thấy xu hướng siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi đang rất phát triển và đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang và sẽ tiếp tục đầu tư vào mô hình kinh doanh này. Nghiên cứu của A.T. Kearney cho hay, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có độ tuổi dân số rất thích hợp cho các chuỗi cửa hàng tiện lợi, với 57% người dân dưới 35 tuổi. Và theo khảo sát của Savills cũng cho rằng, hiện nay, thị trường Việt Nam đang sở hữu nhiều yếu tố như thuận lợi về thời điểm lí tưởng, sự mở rộng nhanh chóng. Đặc biệt, yếu tố người tiêu dùng có thu nhập cao và sở thích mua sắm đa dạng là những điều kiện để phát triển ngành bán lẻ hiện đại. Do vậy, thời gian tới sẽ còn nhiều nhà bán lẻ ngoại tấn công thị trường Việt.

Qua những con số ở trên, ta thấy được rằng loại hình kinh doanh siêu thị mini đang là xu hướng của thị trường bán lẻ tại Việt Nam, các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,… đang đón đầu xu hướng. Góc đường Bùi Viện và Đề Thám ở khu phố Tây (quận 1, TP Hồ Chí Minh) chỉ dài 400-500 m nhưng có hơn chục cửa hàng tiện lợi thuộc đầy đủ các thương hiệu ngoại lớn hiện nay, như Family Mart, Ministop - Aeon (Nhật Bản), Circle K (Mỹ), Shop & Go (Singapore), BÑs Mart (Thái Lan)... Người tiêu dùng khu vực trung tâm TP.HCM gần đây có thói quen mua ly cà phê sáng, ăn trưa, chiều với đầy đủ món Việt ở các cửa hàng tiện lợi nước ngoài đang góp mặt tại đây. Từ đó, ta cũng thấy được rằng với mô hình kinh doanh này trong tương lai

không xa sẽ lan rộng ra khắp các tỉnh thành trong cả nước cùng với nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang và sẽ tiếp tục đầu tư vào mô hình kinh doanh này.

Một phần của tài liệu Khóa luận Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn siêu thị mini làm địa điểm mua sắm của khách hàng tại thành phố Huế (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)