Tăng cường vai trò của gia đình với ý nghĩa là rào cản của hiện tượng vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên:

Một phần của tài liệu vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 43)

tượng vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên:

Gia đình là cái nôi đầu tiên thiết lập những giá trị đạo đức nền tảng của đứa trẻ, đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách của thanh thiếu niên. Vì vậy gia đình đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa

vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên. Để phát huy được vai trò to lớn đó, thì các thành viên trong gia đình, nhất là các bậc làm cha, làm mẹ cần phải:

Một là, các bậc phụ huynh cần tăng cường trách nhiệm trong quản lý và giáo dục con cái, không nên giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Cha mẹ phải kiểm tra các hoạt động hằng ngày của các em để kịp thời uốn nắn, sửa chữa các lệch lạc trong suy nghĩ và hành động, không để các em bị lợi dụng, lôi kéo vào con đường tiêu cực là việc làm hết sức cần thiết. Công tác giáo dục được thể hiện cụ thể như việc lựa chọn phương pháp giáo dục khoa học, phù hợp với tính cách của từng em, tránh hai khuynh hướng quá thô bạo cứng rắn hoặc quá nuông chiều con cái.

Hai là, các bậc cha mẹ cần được nâng cao tri thức về phòng, chống vi phạm, tội phạm, tệ nạn xã hội để hiểu được vi phạm tội phạm và tệ nạn xã hội là gì; nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến việc gây ra các hành vi này; cách nhận biết người phạm tội, vi phạm pháp luật, mắc nghiện ma túy; tội phạm và tệ nạn xã hội gây ra tác hại gì cho bản thân, gia đình, xã hội; có thể cai nghiện ma túy được không; cai nghiện bằng cách nào để họ có định hướng và có biện pháp quản lý, giáo dục con cái.

Ba là, xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm cho các em lớn khôn và trưởng thành, ở đó các thành viên luôn quan tâm, chăm sóc, tôn trọng lẫn nhau,không có sự phân biệt con trai, con gái, con chung, con riêng. Cha mẹ phải gần gũi các em, tạo niềm tin đồng thời là chỗ dựa tinh thần cho các em để các em có thể tin tưởng, chia sẻ những tâm tư, tình cảm cũng như những khó khăn, rắc rối trong cuộc sống để kịp thời uốn nắn.

Ngoài ra, cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình cần phải luôn gương mẫu trong các hành vi ứng xử hàng ngày, không vi phạm pháp luật, không phạm tội và mắc tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác, không được có những hành vi mang tính chất bạo lực gia đình, đánh đạp, chửi bới, xúc phạm lẫn nhau. Đảm bảo được đời sống kinh tế gia đình để trẻ em có được những điều kiện sống tối thiểu như ăn ở, mặc, sinh hoạt,

học hành; có như vậy mới hạn chế được số trẻ em phải bỏ học đi ăn xin, đánh giầy, bán bé số hoặc lang thang qua đó góp phần làm giảm số thanh thiếu niên vi phạm pháp luật.

Tạo ra một môi trường gia đình lành mạnh, hạnh phúc, tạo điều kiện tốt nhất cho các em phát triển và hoàn thiện nhân cách chính là giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 43)