Hoàn thiện công tác giáo dục trong nhà trường:

Một phần của tài liệu vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 45)

Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, trường học là môi trường sống, giao tiếp, môi trường rèn luyện hết sức quan trọng và có tác động lớn tới việc hình thành nhân cách của các em sau này. Việc duy trì và thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương của nhà trường, cộng với tình thương và trách nhiệm của các thầy, cô giáo sẽ là những định hướng tốt đẹp cho các em.

Một là, chương trình giáo dục không chỉ thiên về dạy chữ mà còn phải có

sự quan tâm đúng mức đến giáo dục đạo đức, các kỹ năng xã hội cho thanh thiếu niên. Nhìn lại chương trình giáo dục của ta, việc trang bị “đạo đức” hiện diện xuyên suốt từ bé đến lớn. Bậc mầm non đã có giáo dục lễ giáo, bậc tiểu học là môn đạo đức, bậc trung học là môn giáo dục công dân. Do đó, cần xây dựng chương trình sách giáo khoa không nên quá ôm đồm, nặng về lý thuyết không gắn liền với đời sống, thiếu kỹ năng sống, không tạo được dấu ấn, hiệu quả cụ thể trong việc hình thành nhân cách học sinh. Chương trình sách giáo khoa giáo dục công dân bậc phổ thông không nên nhiều kiến thức mang tính triết học, hàn lâm, mang tính áp đặt, nhồi nhét, khô cứng, mà cong phải hình thành những thói quen đạo đức đúng đắn, nhằm tạo dấu ấn trong tâm hồn học sinh khiến học sinh khó bị tác động của hoàn cảnh xã hội. Cần có sự cân bằng giữa giáo dục kiến thức với giáo dục nhân cách và những kỹ năng mềm khác. Ngoài ra, cần thay đổi quan điểm của giáo viên đối với HSSV không chỉ coi trọng những học sinh giỏi các môn văn hóa (toán, văn…) mà còn có sự quan tâm đúng mức đối với những học sinh giỏi về nghệ thuật giao tiếp, ứng xử đẹp, bộc lộ tài năng trong thể dục, nhạc họa…

Hai là, các nhà trường trong cả nước cần triển khai tuyên truyền, phổ

biến, giáo dục pháp luật, giáo dục giới tính, tăng cường kỹ năng sống và hướng nghiệp cho các em học sinh trong các trường trung học… Đây là một trong những hoạt động nhằm tiếp tục đẩy manh phòng ngừa vi phạm với đối tượng alf học sinh trong những lứa tuổi có nguy cơ vi phạm pháp luật cao nhất là vi phạm về giao thông đường bộ, đua xe, tổ chức đua xe trái phép, bạo lực học đường hay vấn nạn tình dục trong giới trẻ… Do đó, mục tiêu của việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục là nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất, thiết thực nhất về trật tự an toàn giao thông, về pháp luật hình sự liên quan đến các hành vi bạo lực học đường cũng như trang bị các kỹ năng sống, về giáo dục giới tính cho học sinh.

Ba là, nhà trường cần thực hiện công tác quản lý học sinh, sinh viên,

chống thất học, bỏ học bằng các biện pháp như đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, tăng giờ thảo luận, trao đổi nhóm, xử lý tình huống, giải thích những vướng mắc thực tiễn, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu nhằm tạo hứng thú cho các em chăm chỉ say mê học hành. Ngoài ra, các trường cần thực hiện nghiêm túc quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, không được tự ý đặt ra các khoản thu khác ngoài các khoản thu theo quy định. Thực hiện nghiêm túc chính sách miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác cho các gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Bốn là, nhà trường cần phải tăng cường mối liên hệ với gia đình học sinh

không chỉ thông qua các hình thức truyền thống như trao đổi quá sổ liên lạc, đặt trách nhiệm lên Chi hội phụ huynh, Ban đại diện cha mẹ học sinh từng lớp mà nên thiết lập nên các kênh liên lạc khác như thông qua website trường để thông tin về từng cá nhân trong lớp học. Ngoài ra, nhà trường cũng cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương để có sự phối hợp tốt trong công tác quản lý học sinh.

Năm là, bên cạnh việc giáo dục, dạy dỗ các em học sinh ngoan, chăm học,

giáo dục, nâng đỡ những học sinh hư, học sinh cá biệt, thiếu ý thức tổ chức, kỷ luật, học sinh học lực kém. Điều này sẽ không tạo cho các em tâm lý mặc cảm hay bị lánh xa, mà ngược lại, các em sẽ cảm thấy gần gũi, tránh cho các em không dấn sâu thêm vào những việc làm sai trái, từ đó sẽ có ý thức hơn trong rèn luyện và học tập.

Sáu là, thời gian qua vẫn còn một số nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục vi

phạm đạo đức nghề nghiệp, thậm chí vi phạm nghiêm trọng pháp luật, gây bức xúc trong xã hội và làm ảnh hưởng nghiêm trọng uy tín và thanh danh nhà giáo. Họ đã làm ảnh hưởng uy tín của ngành giáo dục và đào tạo nói chung, của người thầy nói riêng. Đối với người thầy, trình độ chuyên môn là vấn đề quan trọng nhưng quan trọng hơn là lương tâm, trách nhiệm, nhân cách, đạo đức, vì người thầy là tấm gương đạo đức cho học sinh noi theo. Do đó,cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhà giáo tuân thủ quy định về đạo đức nhà giáo. Chú trọng việc đánh giá, rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nâng cao trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp. Đồng thời, có hình thức xử lý thích đáng, kịp thời, đúng quy định của ngành và pháp luật của Nhà nước.

Ngoài ra, Đảng và Nhà nước cần tăng cường kinh phó đầu tư cho giáo dục, nhằm xây dựng cơ sở vật chất trong trường học; đầu tư xây mới các trường học ở vùng núi, vùng sâu vùng sa, biên giới hải đảo; đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy, đảm bảo học đi đôi với hành tránh tình trạng học chay.

Một phần của tài liệu vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 45)