Vài nét về tình hình lao động nữ và chính sách đối với lao động nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật lao động về bảo vệ lao động nữ từ thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 64)

2.2. Thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.2.1. Vài nét về tình hình lao động nữ và chính sách đối với lao động nữ

của thành phố Hà Nội

Hà Nội là một trong 5 thành phố có lƣợng cung ứng lao động lớn nhất cả nƣớc. Là một trung tâm kinh tế lớn của cả nƣớc, nhu cầu lao động tại Hà Nội giữ vị trí cao so với các địa phƣơng khác. Năm 2014, số ngƣời có việc làm chính thức

trong các loại hình doanh nghiệp chiếm khoảng 52,8% tổng dân số trên địa bàn [53]. Hà Nội đƣợc nhận định là đang trong thời kỳ “dân số vàng” với nguồn nhân lực trẻ đạt cực đại và tỷ lệ dân số trẻ trong độ tuổi lao động lớn.

Trong tổng số lực lƣợng lao động, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của Hà Nội năm 2016 là 43,1%, trong đó, số có trình độ đại học trở lên chiếm 24,2%. Nếu xét riêng nhóm lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, thì trình độ dạy nghề là 8,8%, trình độ trung cấp chuyên nghiệp chiếm 6%, và trình độ cao đẳng chỉ có 4,2% [1]. Nhìn chung, nguồn nhân lực của Hà Nội trẻ và dồi dào nhƣng còn hạn chế về trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật.

Một vấn đề nổi cộm hiện nay khả năng cung ứng lao động phổ thông còn ít hơn nhiều so với nhu cầu của các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Lao động có kỹ năng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm một tỷ lệ nhỏ 0,66%, trong khi đó lao động giản đơn chiếm tỷ lệ lớn nhất với 36,95%. Lao động phổ thông chiếm 16,83% [1]. Đa phần lao động phổ thông là ngƣời ngoại tỉnh. Đối với lao động ngƣời Hà Nội họ không mặn mà với công việc do tính chất công việc nặng nhọc, lƣơng thấp và do tâm lý kén chọn việc làm, mức thu nhập của ngƣời lao động…

Chính vì vậy, thành phố Hà Nội luôn đề cao chất lƣợng lao động và công tác đào tạo nghề cho lao động. Hà Nội có trình độ lao động cao hơn so với các thành phố khác trong cả nƣớc nhờ đó năng suất lao động của Hà Nội cũng luôn dẫn đầu nhƣng so với các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á thì năng suất lao động của Hà Nội còn là rất thấp (thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc 10 lần).

* Đặc điểm của lao động nữ làm việc tại thành phố Hà Nội

Thứ nhất, về cơ bản lực lƣợng lao động nữ của thành phố Hà Nội có cơ cấu phân theo nhóm tuổi trẻ, thuận lợi để có thể nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ. Lao động nữ có thể dễ dàng đón nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.

Năm 2016, số ngƣời từ 15 tuổi trở lên của Hà Nội là 5,3 triệu ngƣời trong đó lực lƣợng lao động là 3,7 ngƣời, chiếm 69,8%. Số ngƣời trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 60 tuổi) là 4,37 triệu ngƣời, chiếm 82,4% trong lực lƣợng lao động. Lực lƣợng lao động nam là 1,87 triệu ngƣời, chiếm 50,5% và nữ là 1,83 triệu ngƣời, chiếm 49,5% [1]. Nhƣ vậy, tỷ lệ nam/nữ của lực lƣợng lao động Hà Nội tƣơng đối cân bằng. Tuy nhiên trong cơ cấu phân theo độ tuổi thì có sự chênh lệch nhất định. Nhìn chung, số lƣợng lao động nữ cao hơn nam ở độ tuổi dƣới 44, ngoài trừ nhóm tuổi từ 30-34.

Chia theo 3 nhóm tuổi chính (nhóm LĐ trẻ: 15-29 tuổi; trung niên: 30-45 tuổi và lớn tuổi: trên 45 tuổi) có thể thấy: nhóm thanh niên (độ tuổi từ 15-29) chiếm tỷ lệ cao nhất trong lực lƣợng lao động (26%) và số nữ thanh niên lại có tỷ trọng cao hơn đáng kể so với nam giới (53% so với 47%) [1]. Điều này cho thấy cần tính đến những đặc thù về giới trong các chƣơng trình tạo việc làm, cụ thể là cho đối tƣợng là nữ thanh niên.

Thứ hai, lực lƣợng lao động chia theo giới tính tại thành phố Hà Nội cũng không chênh lệch đáng kể. Về cơ cấu, tỷ lệ lao động nữ và nam có sự chênh lệch trung bình khoảng 6,3% (lao động nữ luôn ít hơn lao động nam vì tùy vào tính chất công việc). Nhờ có sự cơ cấu khá chặt chẽ mà tại thành phố Hà Nội tỉ lệ lao động nữ thất nghiệp hay không có việc làm trong thời gian dài đã đƣợc đẩy lùi.

Thứ ba, lao động nữ di cƣ ở các địa phƣơng lân cận ra Hà Nội kiếm sống khá đông, phần lớn là các lao động nữ có tuổi đời còn trẻ, chƣa có trình độ tay nghề, nên chủ yếu làm các công việc thủ công, rất vất vả. Họ có nguyện vọng và mong muốn đƣợc học nghề để có cơ hội tìm việc làm ổn định tại các nhà máy, xí nghiệp trong các KCN. Năm 2016, số ngƣời di cƣ từ 15 tuổi trở lên cả nƣớc khoảng hơn 1 triệu ngƣời, trong đó chiếm 58% là phụ nữ và phần lớn là di cƣ vào khu vực thành thị (62,2%). Trong đó, tỷ lệ tham gia vào lực lƣợng lao động của ngƣời di cƣ tại Hà Nội chênh lệch đáng kể giữa nam (42%) và nữ (65,3%) trên tổng số 51,6 nghìn ngƣời di cƣ tham gia vào lực lƣợng lao động thành phố [1].

Đặc biệt trong nhóm nữ lao động nhập cƣ tại Hà Nội chủ yếu làm các công việc nhƣ giúp việc gia đình, bán hàng rong và đi làm thuê tại các chợ lao động,… vẫn chƣa thực sự đƣợc pháp luật bảo vệ và Nhà nƣớc quan tâm.

Thành phố Hà Nội có 9 khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao thu hút 628 dự án đầu tƣ, đã có 550 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho 145.218 ngƣời. Công đoàn các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đang quản lý trực tiếp 303 công đoàn cơ sở với 135.304 lao động (nữ gần 90 nghìn ngƣời), trong đó đoàn viên là 128.013 ngƣời (nữ khoảng 77 nghìn ngƣời) [1].

Theo kết quả khảo sát của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội trong báo cáo hội nghị “Đối thoại thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với nữ lao động nhập cƣ” tổ chức ngày 31/3/2017, tại phƣờng Phúc Xá, quận Ba Đình, thành phố Hà

Nội,nữ lao động di cƣ từ vùng nông thôn ra Hà Nội tập trung ở một số quận, huyện,

phƣờng, xã, các khu công nghiệp - chế xuất của Thủ đô. Đa số không có điều kiện tiếp cận các chính sách, pháp luật về an sinh xã hội, không có BHXH, BHYT. Điều kiện làm việc của nữ lao động nhập cƣ không bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, họ thƣờng sinh sống trong các khu nhà trọ với tiện nghi sinh hoạt hạn chế gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống mƣu sinh. Dinh dƣỡng để tái tạo sức lao động, và quan trọng hơn là sức khỏe, dinh dƣỡng chuẩn bị cho việc làm mẹ chƣa đƣợc coi trọng [65]. Lực lƣợng lao động nữ làm việc trong các khu công nghiệp – chế xuất Hà Nội luôn phải làm việc trong điều kiện áp lực cao về thể chất và tinh thần.

Thứ tư, tình trạng lao động nữ mất việc ở tuổi trên 35. Một trong những vấn đề nóng hiện nay là tình trạng thất nghiệp của lao động nữ. Một con số đáng lo ngại vừa đƣợc Viện Công nhân và Công đoàn Việt Nam đƣa ra đó là 80% phụ nữ ở tuổi trên 35 trong các khu công nghiệp đang bị đào thải hoặc tự bỏ việc. Thậm chí có những trƣờng hợp lao động nữ gắn bó với công việc hơn 10 năm nhƣng lại bị cho nghỉ việc với lý do cơ cấu lại sản xuất hoặc tự nghỉ do không chịu đƣợc điều kiện làm việc khắc nhiệt.

Nghiên cứu về việc làm của lao động nữ do Viện Công nhân và Công đoàn thực hiện cho thấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng thất nghiệp ở lao động nữ từ sau tuổi 35 đến 45 tuổi là: Lƣơng thấp không đủ sống (59,6%); Áp lực công việc (39,1%); Bị cho thôi việc, bị đuổi việc (22,6%)… [53]. Nghiên cứu này cũng cho thấy: Tuổi càng tăng thì khả năng mất việc làm càng lớn

Với riêng thị trƣờng lao động Hà Nội, năm 2016, Hà Nội có 40.000 lao động bảo hiểm thất nghiệp đến xin hỗ trợ trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề và việc làm để quay lại thị trƣờng lao động. Hiện nay, tỷ lệ lao động nữ mất việc làm qua thống kê trên địa bàn Hà Nội là trên 50%, còn chỉ số tuyển dụng cũng xấp xỉ trên dƣới 50%. Với lao động nữ trong độ tuổi lao động từ 18 đến 35 thì cơ hội việc làm rất rộng, nhƣng lao động nữ trên 35 tuổi thì cần những hoạt động hỗ trợ cụ thể hơn nữa để tìm đƣợc những công việc mới phù hợp [1].

Thứ năm, sƣ̣ chênh lê ̣ch về nhâ ̣n thƣ́c, trình độ văn hóa, mƣ́c sống, phong tu ̣c tâ ̣p quán giƣ̃a các vùng , miền cũng ảnh hƣởng đến khả năng phát triển toàn diện , đồng bộ của lao động nữ . Đặc biệt từ khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, đi ̣a bàn rộng , dân số đông , gần 58% dân số sống ở vùng nông thôn ; 0,9% dân số là ngƣời dân tô ̣c thiểu số , tình trạng đối xử bất bình đẳng với phụ nữ nói chung và lao động nữ vẫn tồn ta ̣i nhất là ở các vùng nông thôn , vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nhƣ̃ng thủ tu ̣c la ̣c hâ ̣u, tƣ tƣởng tro ̣ng nam, khinh nƣ̃ vẫn còn.

Hà Nội tập trung nhiều khu đô thị, tòa nhà, văn phòng nên so với các thành phố khác thì vấn đề khá nổi bật hiện nay là tình trạng quấy rối tình dục trong môi trƣờng công sở, vấn đề này hiện cũng chƣa đƣợc quy định trong BLLĐ 2012.

* Các chính sách đối với lao động nữ của thành phố Hà Nội

Thứ nhất, chính sách về đảm bảo quyền bình đẳng việc làm của lao động nữ Kế hoạch 37/KH-UBND ngày 17/02/2017 thực hiện công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn Thành phố Hà Nội 2017, nội dung: Tăng cƣờng công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật, kiến thức về giới và bình đẳng giới, Tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 30/12/2011 của Thành ủy Hà Nội về tăng cƣờng sự lãnh đạo của cấp ủy đảng trong công tác quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, Nâng cao năng lực thực hiện công tác bình đẳng giới Thực hiện Chiến lƣợc quốc gia về bình đẳng giới Tăng cƣờng hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ

Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 22/8/2011 của UBND Thành phố triển khai thực hiện Chiến lƣợc quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015, định

hƣớng đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội, đề ra các chỉ tiêu phấn đấu đạt đƣợc sự bình đẳng cho phụ nữ nói chung và lao động nữ trong lao động và cuộc sống nói riêng:

“Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế , lao đô ̣ng, viê ̣c làm; tăng cường sự tiếp câ ̣n của phu ̣ nữ nghèo ở nôn g thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động

- Chỉ tiêu 1: Hàng năm trong tổng số ngƣời đƣợc tạo việc làm mới , đảm bảo ít nhất 40% cho mỗi giới (nam và nƣ̃).

- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nƣ̃ làm chủ doanh nghiê ̣p đa ̣t 30% vào năm 2015 và từ 35% trở lên vào năm 2020.

- Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ lao động nông thôn đƣợc đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuâ ̣t đa ̣t 25% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.

- Mục tiêu 4: Tỷ lệ nữ nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu đƣơ ̣c vay vốn ƣu đãi tƣ̀ các chƣơng trình viê ̣c làm , giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức đạt 80% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020

Nâng cao chất lươ ̣ng nguồn nhân lực nữ , từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo du ̣c và đào ta ̣o.

- Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ biết chữ của nam và nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số đạt 90% vào năm 2015 và 95% vào năm 2020.

- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nữ thạc sỹ đạt 40% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020; tỷ lệ nữ tiến sỹ đạt 20% vào năm 2015 và 25% vào năm 2020 trên tổng số ngƣời có cùng học vị.

Đảm bảo bình đẳng giới trong đờ i sống gia đình , từng bước xóa bỏ ba ̣o lực trên cơ sở giới

- Chỉ tiêu 1: Rút ngắn khoảng cách về thời gian tham gia công việc gia đình của nữ so với nam xuống 2 lần vào năm 2015 và xuống 1,5 lần vào năm 2020”.

Thứ hai, chính sách đào tạo nghề, cải thiện đời sống của lao động nữ

UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 37/KH-UBND, triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956 trên địa bàn thành

phố năm 2016 với tổng kinh phí thực hiện từ ngân sách thành phố 70,045 tỷ đồng; đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dƣới 3 tháng cho 30.490 lao động nông thôn (trong đó có 50% là lao động nữ). Mục tiêu của thành phố, tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề đạt từ 80% trở lên; các quận, huyện, thị xã đảm bảo 100% lao động nông thôn đƣợc tuyên truyền, hiểu biết về chính sách học nghề theo Quyết định 1956.

Kế hoạch 195/KH-UBND năm 2016 phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2017-2021, Hội phụ nữ Thành phố phối hợp với cơ sở Tuyên truyền các văn bản pháp luật cho nữ lao động nhập cƣ, di cƣ bao gồm phụ nữ lao động nhập cƣ sống thuê trọ, phụ nữ làm việc tập trung tại các khu công nghiệp về các văn bản liên quan, trong đó có Luật lao động; In và cấp phát tài liệu tuyên truyền pháp luật cho phụ nữ; Hội thi tuyên truyền viên pháp luật (hình thức sân khấu hóa)

Thứ ba, Nhà nƣớc có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động nữ

Khoản 6 Điều 153 BLLĐ 2012 và Điều 9, Điều 10 Nghị định 85/2015 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về chính sách đối với lao động nữ:

Đối với NSDLĐ: Căn cứ điều kiện cụ thể, NSDLĐ xây dựng phƣơng án, kế hoạch giúp đỡ, hỗ trợ, xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc hỗ trợ một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo đối với lao động nữ có con trong độ tuổi gửi trẻ, mẫu giáo bằng tiền mặt hoặc hiện vật. Mức và thời gian hỗ trợ do NSDLĐ thỏa thuận với đại diện lao động nữ. Nhà nƣớc khuyến khích NSDLĐ tổ chức, xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo.

Đối với UBND các tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ƣơng (UBND thành phố Hà Nội): có trách nhiệm chỉ đạo, triển khai việc tổ chức, xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động nữ nhƣ sau: (1) Quy hoạch xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo khi quy hoạch, thành lập khu công nghiệp theo quy định của pháp luật. Trƣờng hợp các khu công nghiệp đã hình thành nhƣng chƣa có quy hoạch nhà trẻ, lớp mẫu giáo, cần quy hoạch bổ sung để xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo; (2) Xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo phù hợp với nhu cầu gửi trẻ; (3) Thực hiện quản lý hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo theo quy định của pháp luật; (4) Có chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức đầu tƣ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo

Trong năm 2017, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ dành 700 - 800 tỷ đồng cùng với thành phố Hà Nội xây dựng khu nhà ở cho công nhân. Thành phố Hà Nội cũng dành ngân sách để xây dựng khu nhà ở kèm theo những thiết chế văn hóa, dịch vụ để tạo điều kiện sống tốt hơn cho công nhân (Hội nghị đối thoại với công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật lao động về bảo vệ lao động nữ từ thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 64)