Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật lao động về bảo vệ lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật lao động về bảo vệ lao động nữ từ thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 94 - 108)

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực th

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật lao động về bảo vệ lao

lao động nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.2.2.1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật

Xã hội ngày càng phát triển thì công tác tuyên truyền pháp luật ngày càng đƣợc chú trọng và đây cũng là là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao ý thức pháp luật cho các chủ thể trong quan hệ lao động và toàn xã hội, giúp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật lao động về bảo vệ lao động nữ.

Đối với lao động nữ: Công cụ của ngƣời lao động là sự hiểu biết các quyền của mình để bảo vệ chính bản thân. Tuy nhiên, việc nhận thức và sự hiểu biết các quy định pháp luật về quyền của NLĐ còn rất hạn chế. Có đến 7,96% NLĐ không biết quy định mức lƣơng tối thiểu của Nhà nƣớc, 17,8% NLĐ không biết các quy định liên quan đến tiền thƣởng trong doanh nghiệp mà họ không làm việc, chỉ có 40% NLĐ đƣợc cung cấp các thông tin về bình đẳng giới và quyền của lao động nữ trong lĩnh vực việc làm [52, tr.172]. Những quy định mang tính chất bảo vệ lao động nữ cũng là những rào cản cho lao động nữ khi tham gia vào thị trƣờng lao động.Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện công cuộc cải cách kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, lao động nữ không chỉ cần cù chịu khó mà cần thông minh, nhạy bén với cái mới; phải tháo vát năng động đối phó với các tình huống xảy ra; độc lập suy nghĩ, phát huy năng lực trí tuệ cá nhân, dám quyết đoán và chịu trách

nhiệm. Để làm đƣợc điều đó, ngoài những yếu tố khách quan nhƣ các chính sách tạo điều kiện của Đảng và Nhà nƣớc, sự ủng hộ của cộng đồng, và xã hội, của những ngƣời thân, thì sự phấn đấu và nỗ lực chủ quan của ngƣời lao động nữ là hết sức quan trọng và là yếu tố quyết định. Lao động nữ không thể trông chờ ai làm hộ cho mình mà chính họ phải vƣơn lên, tự giải phóng và phải đấu tranh để giữ lấy quyền và phát huy vai trò của mình trong đời sống xã hội.

Đối với xã hội, đặc biệt là nam giới trong gia đình: Mặc dù đã đạt đƣợc nhiều tiến bộ đáng kể nhƣng bình đẳng trong quan hệ lao động vẫn còn là thách thức ở Việt Nam. Nam giới vẫn là ngƣời đứng đầu gia đình, quyết định sự phân công lao động và sở hữu tài sản. Hơn 80% ngƣời vợ vẫn phải làm công việc nội trợ và chăm sóc con cái, trong khi tỷ lệ này ở ngƣời chồng chỉ chiếm có 3%. Vẫn có sự bất bình đẳng đáng kể về phƣơng diện phụ nữ tiếp cận với các cơ hội kinh tế, thu nhập và loại hình nghề nghiệp [49, tr.381]. Một trong những yếu tố làm hạn chế sự phát triển của phụ nữ chính là tƣ tƣởng “trọng nam khinh nữ”. Do vậy, trong sự nghiệp giải phóng và phát triển phụ nữ, thì vai trò và trách nhiệm của những ngƣời đàn ông là hết sức quan trọng. Trong đời sống gia đình, ngƣời chồng có một vai trò cốt yếu. Sự động viên, chia sẻ công việc gia đình, nuôi dạy con cái của ngƣời chồng sẽ giúp lao động nữ giảm bớt đƣợc gánh nặng, dành nhiều thời gian hơn cho công việc ngoài xã hội.

Đối với người sử dụng lao động: NSDLĐ hiện nay vẫn chƣa thực hiện đầy đủ các chính sách pháp luật đối với lao động nữ bởi các doanh nghiệp vẫn chƣa ý thức rằng bảo vệ quyền lợi NLĐ là bảo vệ sự phát triển bền vững, ổn định của doanh nghiệp. NSDLĐ là ngƣời trực tiếp thực thi các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ, do đó, sự hiểu biết pháp luật là yếu tố quan trọng để đảm bảo quyền này. Vì vậy nên, giải pháp đề ra là: cần dung hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của lao động nữ; cần phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp xây dựng nếp sống và hành vi xử sự của mọi thành viên trong doanh nghiệp, tôn trọng lao động nữ, không có hành vi phân biệt đối xử, bảo đảm quyền cho họ, xây dựng mối quan hệ hài hòa ổn định và phát triển, cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là

hƣớng về con ngƣời, chú trọng sự phát triển toàn diện của lao động nữ. Để tăng cƣờng sự hiểu biết, trong từng doanh nghiệp nên thƣờng xuyên tổ chức các đợt tập huấn định kỳ cho cán bộ quản lý, ban nữ công đoàn để cập nhật kịp thời và đúng đắn các quy định pháp luật. Nên thực hiện chế độ báo cáo thƣờng xuyên giữa các công đoàn để phát huy những điểm tiến bộ, phát hiện ra những thiếu sót để rút kinh nghiệm, bảo đảm sự phối hợp giữa các cấp hiệu quả.

Đối vớiNhà nước: Nhà nƣớc là chủ thể quan trọng để bảo vệ lao động nữ về mọi mặt, đồng thời là chủ thể thực thi các quyền của họ trên thực tế, do đó để các chính sách, pháp luật có hiệu quả Nhà nƣớc cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc đề ra những biện pháp tuyên truyền phổ biến pháp luật sâu rộng, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát các kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm sửa đổi, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật lao động về bảo vệ lao động nữ.

Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao năng lực của các cơ quan hữu quan trong việc bảo vệ lao động nữ: Cơ quan quản lý lao động phải quản lý và xử lý tốt các thông tin, thống kê phân tích số liệu đầy đủ làm cơ sở ban hành quy định pháp luật và giải pháp hiệu quả. UBND, Sở kế hoạch đầu tƣ, Sở Lao động- Thƣơng binh và Xã hội,… cần có biện pháp phối hợp quản lý các đơn vị sử dụng lao động ngay từ khi đăng kí đầu tƣ; buộc các nhà đầu tƣ phải cam kết tìm hiểu và thực hiện đúng pháp luật lao động, đảm bảo ATVSLĐ, bảo đảm quyền của lao động nữ… Để công tác tuyên truyền pháp luật tới lao động nữ đƣợc thực hiện tốt nhất, khi có chính sách pháp luật mới, các cơ quan này cần phổ biến rộng rãi tới các doanh nghiệp và ở đây, công đoàn có trách nhiệm phổ biến tới NLĐ.

3.2.2.2. Đẩy mạnh hoạt động thương lượng tập thể, xây dựng thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp

Thƣơng lƣợng tập thể là việc tập thể lao động thảo luận, đàm phán với NSDLĐ nhằm đạt đƣợc những yêu sách đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ khi tham gia quan hệ lao động và kết quả của hoạt động thƣơng lƣợng tập thể là thỏa ƣớc lao động tập thể, tại đây các quyền của lao động nữ đƣợc ghi nhận trong thỏa ƣớc lao động tập thể, đây đƣợc xem là phƣơng tiện pháp lý để bảo vệ quyền cho đối tƣợng này.

Thỏa ƣớc lao động tập thể là nguồn quy phạm đặc biệt bổ sung cho luật lao động. Về bản chất, thỏa ƣớc lao động tập thể vừa mang tính chất hợp đồng (thỏa thuận, thƣơng lƣợng) vừa mang tính chất quy phạm, do đó thỏa ƣớc lao động đƣợc coi là “bộ luật con” của doanh nghiệp. Thỏa ƣớc tập thể không chỉ đơn thuần là sự cụ thể hóa các quy định của pháp luật mà nó còn góp phần cho việc bổ sung, hoàn thiện pháp luật lao động. Trong thỏa ƣớc lao động tập thể, những điều kiện làm việc đƣợc ấn định theo phƣơng pháp tiến bộ và dân chủ hơn bởi thỏa ƣớc là kết quả của sự thƣơng lƣợng giữa tập thể NLĐ và NSDLĐ.

Những doanh nghiệp có thỏa ƣớc lao động tập thể thƣờng ít vi phạm pháp luật lao động, và đảm bảo các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đƣợc thực hiện một cách có nề nếp. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động thƣơng lƣợng, xây dựng thỏa ƣớc lao động tập thể còn hạn chế, hầu hết các bản thỏa ƣớc lao động tập thể vẫn mang tính hình thức, nội dung chủ yếu là sao chép lại luật, chƣa có những nội dung về tiền lƣơng, điều kiện, tiêu chuẩn lao động cao hơn luật. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác này thông qua tổ chức công đoàn, mà đặc biệt là xuất phát từ ý thức của chính bản thân ngƣời lao động nữ.

3.2.2.3. Nâng cao vai trò của công đoàn các cấp

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và các tổ chức công đoàn cơ sở cần phát huy vai trò bảo vệ ngƣời lao động trong việc thúc đẩy và bảo đảm quyền của họ thông qua hoạt động điều tra, khảo sát thực trạng trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, việc làm, thu nhập, nhà ở, đời sống và thực hiện chế độ chính sách lao động nữ. Tăng cƣờng công tác bồi dƣỡng, tập huấn, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật lao động tới ngƣời lao động. Công đoàn cơ sở tích cực tham gia xây dựng thoả ƣớc lao động tập thể, thuyết phục với chủ doanh nghiệp ký các điều khoản có lợi hơn cho lao động nữ, cao hơn so với quy định của pháp luật.

Nâng cao vai trò đại diện ban nữ công đối với lao động nữ theo quy định. Phối hợp với đài, báo xây dựng và phát sóng các phóng sự với các chủ đề: Việc làm, đời sống và việc thực hiện chế độ chính sách đối với lao động nữ; Vấn đề nhà ở, nhà trẻ, nhà mẫu giáo trong các khu công nghiệp hiện nay; Chăm lo đời sống tinh

thần cho lao động nữ. Tổ chức lớp tập huấn về: truyền thông, tƣ vấn về dân số kế hoạch hoá gia đình, kỹ năng làm mẹ an toàn và thăm khám sức khỏe cho lao động nữ; kỹ năng tuyên truyền chính sách, pháp luật; quyền và nghĩa vụ đối với lao động nữ; nghiệp vụ công tác nữ công, kỹ năng thƣơng lƣợng và tham gia giải quyết chế độ chính sách cho lao động nữ; Tổ chức các cuộc hội nghị hội thảo, toạ đàm trao đổi, đánh giá việc thực hiện chế độ, chính sách đối với lao động nữ. Đề xuất với lãnh đạo địa phƣơng và khu công nghiệp về chính sách với giáo viên mầm non và vấn đề nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo, khu hoạt động văn hóa, thể thao cho lao động nữ trong các khu công nghiệp. Tăng cƣờng phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với lao động nữ nhƣ: tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động… Nhấn mạnh vai trò của ban nữ công trong công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Để bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của lao động nữ, các cấp công đoàn cần chú trọng hƣớng dẫn, hỗ trợ NLĐ ký kết hợp HĐLĐ với ngƣời sử dụng; đại diện cho lao động nữ xây dựng, thƣơng lƣợng và ký kết thỏa ƣớc lao động tập thể theo đúng quy định; giám sát, kiểm tra và thúc đẩy việc thực hiện những điều khoản đã đƣợc ký kết trong HĐLĐ, thỏa ƣớc lao động tập thể. Ngoài ra, cần đại diện tập thể lao động thƣơng lƣợng với NSDLĐ để giải quyết những yêu cầu, kiến nghị chính đáng; nếu cần thiết, phải tổ chức đình công để bảo vệ quyền lợi của NLĐ.

Một nhƣợc điểm là công đoàn hiện nay còn chƣa đủ mạnh để hoàn thành tốt vai trò của mình, vì vậy muốn xây dựng quan hệ lao động ổn định, hài hòa giữa NSDLĐ và lao động nữ tạo ra cơ chế phối hợp vững chắc thì vấn đề mang tính quyết định là phải xây dựng tổ chức công đoàn thực sự vững mạnh, đủ sức đại diện cho NLĐ để thƣơng lƣợng với giới chủ. Đặc biệt, phải chú trọng đến công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp bởi đây là tổ chức gần gũi nhất với lao động nữ.

3.2.2.4. Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương

Hiện nay, vấn đề đối với lao động nữ tập trung thành phố lớn trong đó có thành phố Hà Nội với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, do đó chính quyền các

tỉnh/thành phố này cần đi đầu trong những nỗ lực về chính sách cho lao động nữ trong thời gian chờ đợi chính sách, quy định từ trung ƣơng. Chính quyền thành phố Hà Nội cần nâng cao vai trò của mình thông qua những việc làm cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, chính quyền thành phố Hà Nội cần xem xét tạo các chƣơng trình dạy nghề cho lao động nữ để giúp họ có cơ hội ổn định cuộc sống, có cơ hội tiếp tục làm việc khi không còn đủ sức khỏe để đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp hoạt động trong các nhà máy xí nghiệp.

Thứ hai, chính quyền thành phố Hà Nội cần chủ động có sự kiểm tra và giám sát việc thực hiện luật lao động của các doanh nghiệp để đảm bảo việc thực thi các quy định về lao động trong các doanh nghiệp này nhƣ: NLĐ đƣợc ký HĐLĐ, đƣợc thực hiện các chế độ an ninh xã hội, chăm sóc sức khỏe… Đồng thời, khi phát hiện ra các hành vi vi phạm cần xử lý nghiêm để tạo tính răn đe.

Thứ ba, chính quyền thành phố Hà Nội cần tiếp tục bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên chức, đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền pháp luật để tăng cƣờng sự hiểu biết pháp luật từ phía ngƣời lao động nữ và NSDLĐ bằng hình thức đa dạng khác nhau nhƣ: tổ chức các buổi giáo dục, tuyên truyền về kiến thức pháp luật, tổ chức các buổi tuyên truyền trực tiếp, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật lao động và chăm sóc sức khỏe cho NLĐ … Đặc biệt là công tác tuyên truyền cần phải đƣợc nâng cao ở các vùng sâu, vùng xa, trong các KCN… để lao động nữ có thể tiếp cận đƣợc các quyền lợi của mình

Thứ tư, UBND các xã, phƣờng trong thành phố Hà Nội cần quan tâm phát triển đa dạng hóa ngành nghề tại địa phƣơng, tạo việc làm cho NLĐ, đặc biệt là lao động nữ vào ngày lúc nhàn rỗi, giảm bớt việc di chuyển nguồn lao động đến trung tâm thành phố. Chính quyền địa phƣơng có thể vận động quỹ đất để xây dựng nhà ở, các cơ sở nhà trẻ ở nơi đông lao động nữ; vận động các chủ nhà trọ không tăng giá thuê nhà, không tăng học phí trông trẻ để giúp công nhân nữ giảm thiểu áp lực về tài chính cũng nhƣ yên tâm làm việc. Ngoài ra chính quyền địa phƣơng cũng có những chƣơng trình nhằm giúp công nhân nữ mới di cƣ sớm hòa nhập với môi trƣờng mới.

Thứ năm, các cơ quan ban ngành cần cung cấp thƣờng xuyên cổng thông tin về thị trƣờng lao động, nhằm kịp thời giới thiệu cung - cầu lao động, phục vụ cho công tác quản lý lao động và giúp các doanh nghiệp, NLĐ và lao động nữ nắm đƣợc nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu tìm việc làm.

UBND, HĐND các cơ quan ban ngành thành phố Hà Nội phải thực hiện một số hoạt động khác nhƣ: tiếp tục thực hiện Chƣơng trình hành động của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạng CNH- HĐH đất nƣớc, Chiến lƣợc quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020. Tham gia xây dựng, phản biện và giám sát việc chấp hành pháp luật, chính sách nhằm bảo vệ lao động nữ. Giới thiệu cán bộ, đoàn viên, lao động nữ ƣu tú, tiêu biểu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, công đoàn đào tạo, bồi dƣỡng trở thành cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nâng cao chất lƣợng hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc nƣớc - Đảm việc nhà” trong nữ công nhân viên chức – lao động gắn với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Thông qua các chính sách hỗ trợ về vốn, năng lực, thị trƣờng, các mô hình hợp tác, liên kết sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm… nhằm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho lao động nữ cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho mình và gia đình, đồng thời giữ gìn hạnh phúc gia đình, góp phần ổn định phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật lao động về bảo vệ lao động nữ từ thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 94 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)