GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động thanh tra của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 92 - 98)

b) Nghĩa vụ của Thanh tra Ngân hàng

3.3. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

Thứ nhất: Ban hành bổ sung những văn bản còn thiếu trong lĩnh vực thanh tra ngân hàng Nhà nƣớc sao cho phù hợp với Luâ ̣t NHNNVN năm 2010.

Qua phân tích thƣ̣c tra ̣ng pháp luâ ̣t điều chỉnh hoa ̣t đô ̣ng thanh tra NHNN, có thể nói Luật ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam năm 2010 đã đặt nền

móng pháp lý có hiệu lực cao và căn bản về tổ chức, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nƣớc. Tuy nhiên, với nhiều quy định mới nhƣ vậy sẽ đặt ra những thách thức, khó khăn không nhỏ cho Ngân hàng Nhà nƣớc trong việc xây dựng và hoàn thiện một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật dƣới Luật để triển khai thực hiện các quy định về thanh tra, giám sát ngân hàng đƣợc quy đi ̣nh trong Luâ ̣t NHNNVN năm 2010.

Để triển khai thực hiện nhiệm vụ quan trọng nêu trên, ngân hàng Nhà nƣớc cần tập trung khẩn trƣơng nghiên cứu, xây dựng các văn bản sau đây:

a) Chính phủ cần ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 4/9/1999 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng (theo Khoản 2 Điều 49, Luật NHNNVN năm 2010).

Trong đó, những nội dung cần xem xét là:

 Nghiên cứu tổ chức mô hình Thanh tra, giám sát ngân hàng ở cả Trung ƣơng và địa phƣơng phù hợp với nguyên tắc, đối tƣợng, nội dung thanh tra, giám sát ngân hàng và các biện pháp xử lý đối với đối tƣợng thanh tra, giám sát ngân hàng quy định tại Luật NHNN 2010; đặc biệt là các quy định tại Khoản 2, 3 Điều 51 (Nguyên tắc thanh tra, giám sát ngân hàng); Khoản 2 Điều 55 (Nội dung thanh tra ngân hàng); Khoản 2 Điều 59 (Xử lý đối tƣợng thanh tra, giám sát ngân hàng).

 Quy định xử lý mối quan hệ giữa Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng với Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh, thành phố về phân cấp trách nhiệm thanh tra, giám sát và quan hệ chỉ đạo, điều hành.

 Xử lý vấn đề thực hiện chức năng thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng theo quy định của Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật về phòng, chống tham nhũng.

b) Rà soát lại các quy định tại Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ và các Quyết định của Thống đốc Ngân

ngân hàng và các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng để xử lý phù hợp; bảo đảm về tổ chức và hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và các đơn vị trực thuộc đƣợc thiết kế phù hợp với quy định của Luật NHNNVN năm 2010 về Thanh tra, giám sát ngân hàng.

c) Kịp thời nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc quy định về trình tự, thủ tục thanh tra ngân hàng [Khoản 5, Điều 51, 21]. Trong đó, nhƣ̃ng nô ̣i dung cần đƣợc điều chỉnh bao gồm : Trình tự , thủ tục chung của hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ; thẩm quyền ra quyết đi ̣nh thanh tra ; căn cƣ́ ra quyết đi ̣nh thanh tra; nô ̣i dung của quyết đi ̣nh thanh tra; báo cáo thanh tra, kết luâ ̣n thanh tra….

d) Nghiên cứu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc áp dụng các biện pháp xử lý đối với đối tƣợng thanh tra, giám sát ngân hàng, tùy theo tính chất, mức độ rủi ro [Khoản 2, Điều 59, 21].

Thứ hai: Hoàn thiện các quy chế an toàn trong lĩnh vực ngân hàng là những cơ sở pháp lý phục vụ hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng hữu hiệu.

Hoàn thiện các quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng, bao gồm các quy định mang tính ngăn ngừa (tỷ lệ an toàn vốn, khả năng thanh toán, công bố thông tin, minh bạch hóa, trích lập dự phòng, phân loại nợ…) và quy định mang tính bảo vệ (xử lý các rủi ro phát sinh, sáp nhập, hợp nhất, nắm quyền kiểm soát, cơ cấu lại tổ chức tín dụng, bảo hiểm tiền gửi….); các quy định, chính sách quản lý các loại hình tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng, đồng thời đổi mới nội dung, phƣơng pháp, quy trình thanh tra, giám sát phù hợp với sự phát triển công nghệ thông tin, công nghẹ ngân hàng và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế.

Thứ ba: Ban hành các quy định về phƣơng thức thanh tra rủi ro theo thông lệ quốc tế.

Một trong những phƣơng thức thanh tra hiệu quả đƣợc áp dụng rộng rãi trên thế giới chính là phƣơng thức thanh tra rủi ro. Nhƣng, hành lang pháp lý của chúng ta chƣa chú trọng đến phƣơng thức này, chủ yếu vẫn tập chung vào phƣơng thức tra tuân thủ. Để đáp ứng nhu cầu hội nhập và nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam thì việc ban hành các quy định về phƣơng thức thanh tra rủi ro là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Nội dung chủ yếu của phƣơng thức này là: Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ chú trọng vào việc tiến hành lấy báo cáo, phát hiện sớm, phòng ngừa rủi ro, vi phạm thay vì chỉ dựa vào thanh tra tuân thủ để phát hiện sai phạm đã xảy ra và tổn thất đã hiện hữu. Đây cũng là giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục việc thanh tra tại chỗ đƣợc tiến hành theo chƣơng trình thanh tra đã đƣợc lên kế hoạch và thanh tra trên diện rộng với những đợt thanh tra kéo dài nhiều ngày với số lƣợng nhiều thành viên tham gia ít nhiều gây ảnh hƣởng đến hoạt động bình thƣờng của đơn vị đƣợc thanh tra.

Thứ tƣ: Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng pháp luật về hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

Trong khuân khổ hợp tác quốc tế thì yêu cầu mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng pháp luật về hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nƣớc là một trong những nội dung quan trọng. Luật Ngân hàng năm 2010 và Luật Thanh tra năm 2011 có sự đóng góp không nhỏ của những công trình nghiên cứu, hợp tác giữa Việt Nam và một số tổ chức chuyên môn quốc tế của các nƣớc nhƣ: Anh, Đức, Trung Quốc… Hoặc một số tổ chức ngân hàng thế giới nhƣ: IMF, World Bank….

Mặc dù vây, hiệu quả của hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng pháp luật về hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt

Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Muốn mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này cần hƣớng tới một số vấn đề sau:

Thông qua hợp tác quốc tế để thể chế hóa các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động giám sát hoạt động ngân hàng của Ủy ban Basel và vận dụng vào hoạt động thanh tra của ngân hàng Nhà nƣớc ta. Những nguyên tắc cần hợp tác để pháp luật hóa là những nguyên tắc mang tính tiền đề nhƣ: phƣơng thức giám sát hoạt động ngân hàng, các quyền hạn chính thức của giám sát viên;

Đẩy mạnh hợp tác xây dựng pháp luật về hoạt động của thanh tra Ngân hàng trong những khía cạnh chúng ta còn ít kinh nghiệm là một yêu cầu hàng đầu, một trong những khía cạnh đó là việc thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài ở Việt Nam và tổ chức tín dụng Việt Nam ở nƣớc ngoài. Một số nguyên tắc của Ủy ban Basel quy định trong lĩnh này mà chúng ta cần thể chế hóa là: Quyền hạn giám sát đối với hoạt động ngân hàng ngoài lãnh thổ, mối quan hệ giữa cơ quan giám sát trong nƣớc với cơ quan giám sát nƣớc sở tại;

Cải tiến quy trình; phƣơng thức thanh tra, giám sát dựa trên tiến bộ khoa học kỹ thuật về hệ thống ghi tin, truyền tin và xử lý tin qua hệ thống máy tính cũng nhƣ dùng hệ thống tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng. Phƣơng pháp tiến hành các hoạt động thanh tra trực tiếp trên cơ sở dữ liệu giao dịch qua máy tính của các tổ chức tín dụng là vấn đề có tính bức xúc và cần ƣu tiên trong việc hợp tác quốc tế;

Mở rộng hợp tác nhƣng phải tập trung vào các mục tiêu hợp tác cụ thể. Tăng cƣờng hợp tác theo chƣơng trình, kế hoạch, nội dung xây dựng pháp luật về hoạt động của Thanh tra Ngân hàng đã đƣợc lãnh đạo Ngân hàng Nhà nƣớc phê duyệt. Hạn chế hợp tác theo kiểu thăm dò, tƣ vấn chung. Tăng cƣờng hợp tác theo chiều sâu để giải quyết một cách triệt để hơn những vấn

đề bức xúc, bất cập đang có và cần sự hợp tác trợ giúp, tăng cƣờng hợp tác theo dự án tại chỗ.

Thứ năm: Xây dựng quy trình nội bộ về việc xây dựng pháp luật về hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

Quy tình này cần quy định những vấn đề cơ bản nhƣ: Hoạt động rà soát, tập hợp hóa, pháp điển hóa văn bản, hoạt động sáng kiến và tổng hợp sáng kiến pháp luật, hoạt động dự thảo, hội thảo, khảo sát, tổ chức lấy ý kiến cũng nhƣ trách nhiệm của thanh tra ngân hàng Nhà nƣớc và sự phối hợp của các đơn vị trực thuộc trong việc xây dựng và thực hiện chƣơng tình, kế hoạch hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Thanh tra ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động thanh tra của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)