Phương pháp giám sát từ xa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động thanh tra của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 64 - 68)

Theo Quy chế giám sát từ xa đối với các TCTD hoạt động tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 398/1999/QĐ-NHNN ngày 9/11/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc quy định: “Giám sát từ xa là việc

gián tiếp kiểm tra thông qua tổng hợp và phân tích các báo cáo để đánh giá các nội dung sau đây của các tổ chức tín dụng: Diễn biến về cơ cấu tài sản Nợ và tài sản Có; Chất lƣợng tài sản Có; Vốn tự có; Tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh; Việc thực hiện qui định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD và các qui định khác của pháp luật; Các vấn đề khác”.

Tƣ̀ quy đi ̣nh nêu trên cho thấy , đối tƣợng giám sát từ xa gồm các loại hình TCTD sau: Tổ chức tín dụng Nhà nƣớc; Tổ chức tín dụng cổ phần của Nhà nƣớc và Nhân dân; Tổ chức tín dụng liên doanh; Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng 100 % vốn nƣớc ngoài; Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài; Tổ chức tín dụng hợp tác (Điều 2 Quy chế).

Căn cứ vào các báo cáo cân đối tài khoản kế toán, các chỉ tiêu báo cáo thống kê ngoài cân đối và các loại báo cáo khác do tổ chức tín dụng gửi đến theo chế độ báo cáo thống kê đối với các tổ chức tín dụng, Thanh tra Ngân hàng xử lý số liệu, tổng hợp và phân tích tình hình hoạt động đối với từng tổ chức tín dụng và toàn hệ thống ngân hàng.

Hoạt động giám sát từ xa đối với hệ thống tín dụng trong phạm vi cả nƣớc đƣợc phân công cụ thể trong hệ thống thanh tra của Ngân hàng Nhà nƣớc. Qua đó, Thanh tra Ngân hàng Nhà nƣớc và Thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc có trách nhiệm giám sát từ xa với các đối tƣợng khác nhau. Cụ thể:

Thanh tra Ngân hàng Nhà nƣớc thực hiện giám sát toàn hệ thống đối với: Tổ chức tín dụng Nhà nƣớc;

Chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài; Tổ chức tín dụng liên doanh;

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100 % vốn nƣớc ngoài; Quỹ tín dụng nhân dân Trung ƣơng.

Chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh, thành phố giám sát đối với: Tổ chức tín dụng cổ phần của Nhà nƣớc và nhân dân;

Các Chi nhánh của tổ chức tín dụng;

Chi nhánh của Tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài; Quỹ tín dụng nhân dân Khu vực

Quỹ tín dụng nhân dân Cơ sở.

Sự phân công trách nhiệm giám sát từ xa nhƣ trên là hợp lý, tránh sự chồng chéo trách nhiệm, thẩm quyền giữa các thành phân trong hệ thống thanh tra Ngân hàng. Ngoài ra cũng giảm tải số lƣợng các đối tƣợng cần giám sát từ xa của Thanh tra Ngân hàng Nhà nƣớc, bên canh đó phát huy đƣợc hết trách nhiệm cũng nhƣ năng lực của Thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc.

Hàng tháng,Thanh tra ngân hàng thông báo kết quả giám sát từ xa, kèm theo lời nhận xét và kiến nghị những vấn đề phải chấn chỉnh đến tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh của tổ chức tín dụng. Nếu phát hiện những vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ,Thanh tra Ngân hàng cử cán bộ đến kiểm tra trực tiếp tại TCTD và áp dụng các biện pháp chấn chỉnh hoặc xử lý vi phạm hành chính (nếu có).

Giám sát từ xa là một trong những phƣơng thức thanh tra không thể thiếu của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Hoạt động này đƣợc triển khai có kế hoạch và có lộ trình từng năm, từng giai đoạn và thời kỳ. Năm 2009, Thanh tra ngân hàng triển khai nghiên cứu, xây dựng hệ thống giám sát từ xa có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD có vấn đề và các rủi ro trong hoạt động ngân hàng: hệ thống giám sát an toàn vi mô theo phƣơng pháp CAMELS nhằm giám sát đối với các TCTD riêng lẻ; hệ thống giám sát an toàn vĩ mô thực hiện giám sát các rủi ro, nguy cơ đối với các

(Báo cáo thƣờng niên của Ngân hàng Nhà nƣớc năm 2009). Năm 2010, dự án “Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa” đã đƣợc tập trung triển khai; các mẫu biểu quảng cáo, các chỉ tiêu phân tích, đánh giá đƣợc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao chất lƣợng công tác giám sát từ xa, từng bƣớc hƣớng tới mục tiêu cảnh báo sớm rủi ro cho TCTD. Phƣơng án xử lý thông tin phục vụ công tác “Quản lý hệ thống quỹ tín dụng nhân dân”, dự án “Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa” đã đƣợc triển khai, là tiền đề cho quá trình đổi mới căn bản hoạt động giám sát ngân hàng (Báo cáo thƣờng niên của NHNN năm 2010). Đến n ăm 2011, khi Luâ ̣t Ngân hàng Nhà nƣớc Viê ̣t Nam năm 2010 bắt đầu có hiê ̣u lƣ̣c , hoạt động giám sát từ xa vẫn đƣợc qu an tâm và chú trọng . Qua đó , NHNN tiếp tục triển khai Dự án “Hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa” và Phƣơng án “Xử lý thông tin phục vụ công tác Quản lý hệ thống QTDND” (Báo cáo Thanh tra năm 2011 của Thanh tra ngân hàng Nhà nƣớc). Bên cạnh đó , để phù hợp với tƣ tƣởng đổi mới trong nguyên tắc thanh tra , ngân hàng Nhà nƣớc chỉ đa ̣o cơ quan thanh tra ngân hàng tiến hành nghiên cứu xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro của TCTD , hệ thống này sẽ là cơ sở nền tảng đ ể thực hiện thành công nguyên tắc “ Kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tƣợng thanh tra, giám sát ngân hàng” [10].

2.2.2. Thanh tra tại chỗ

Thanh tra tại chỗ là việc tổ chức công tác thanh tra tại nơi làm việc của các đối tƣợng đƣợc thanh tra, trên cơ sở kiểm tra trực tiếp, xem xét tài liệu có liên quan nhƣ các báo cáo kế toán thống kê, các chứng từ, tài liệu, sổ sách, hợp đồng cam kết….của các TCTD và các đơn vị liên quan.

Thanh tra tại chỗ nhằm các mục đích sau: (i) Xác định sự phù hợp và độ chính xác của các tài liệu kế toán; đánh giá tình trạng tài chính, khả năng chi trả; chất lƣợng hoạt động, nhằm bảo đảm cho các TCTD đƣợc thanh tra vẫn hoạt động bình thƣờng và không gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng gửi tiền. (ii) Xem xét việc tuân thủ các quy định pháp luật, việc chấp hành nghĩa vụ đối với NSNN. (iii) Đánh giá năng lực, khả năng quản lý của Ban điều hành và nhân viên. (iv) Đánh giá sự lành mạnh của TCTD trên các khía cạnh: Đáp ứng đủ vốn; đảm bảo khả năng thanh toán và có lãi để đảm bảo sự lành mạnh về tài chính. Đây chính là sự bảo đảm cao nhất cho chính các TCTD, ngƣời gửi tiền và cũng là mối quan tâm lớn nhất của thanh tra Ngân hàng Nhà nƣớc [16].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động thanh tra của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)