Quy trình thanh tra tại chỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động thanh tra của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 70 - 72)

Quy trình tiến hành thanh tra tại chỗ đƣợc thƣ̣c hiê ̣n theo 3 bƣớc:  Bƣớ c 1, chuẩn bi ̣ thanh tra: Bƣớc chuẩn bi ̣ của quá trình thanh tra ta ̣i chỗ bao gồm:

(i) Chánh thanh tra NHNN, Chánh thanh tra chi nhánh NHNN ra quyết định thanh tra theo thẩm quyền. Quyết định thanh tra phải xác định rõ căn cứ, đối tƣợng, mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung và thời hạn thanh tra;

(ii) Cuộc thanh tra có từ 2 ngƣời trở lên thì thành lập đoàn thanh tra, trƣởng đoàn do ngƣời ra quyết định thanh tra cử;

(iii) Trƣởng đoàn thanh tra phân công, phân nhiệm cho các thành viên trong đoàn, quy định lịch sinh hoạt, báo cáo phản ánh của đoàn;

(iv) Sƣu tầm và nghiên cứu các văn bản pháp quy, thu thập tình hình số liệu có liên quan đến cuộc thanh tra.

Bƣớc 2, tiến hành thanh tra: Nô ̣i dung chủ yếu của bƣớc này gồm: Đến đơn vị đƣợc thanh tra, trƣởng đoàn thanh tra viên phải xuất trình thẻ thanh tra hoặc quyết định thanh tra cho đơn vị đƣợc thanh tra biết. Cùng với thủ trƣởng đơn vị đƣợc thanh xây dựng kế hoạch triển khai cuộc thanh tra. Kế hoạch phải xác định rõ lịch thời gian làm việc giữa đoàn thanh tra với từng bộ phận nghiệp vụ và giữa đoàn với lãnh đạo đơn vị; xác định rõ trách nhiệm của thủ trƣởng đơn vị và từng bộ phận về cung cấp tình hình số liệu phục vụ cho đoàn thanh tra.

Các thanh tra viên của đoàn thanh tra tiến hành thanh tra theo nhiệm vụ đƣợc phân công. Khi thanh tra phải căn cứ vào chứng từ sổ sách, vào các văn bản hƣớng dẫn và biện pháp chỉ đạo nghiệp vụ, đối chiếu với việc làm thực tế để xác định tính hợp pháp, hợp lý của từng sự việc.

Quá trình thanh tra kết hợp với khai thác ý kiến của quần chúng. Thanh tra đến đâu phải xác minh làm rõ đúng sai của từng sự việc hay từng phần việc để khi kết thúc cuộc thanh tra đánh giá kết luận đƣợc rõ ràng và dứt điểm, không để có những vƣớng mắc tồn tại.

Mọi trƣờng hợp thay đổi những vấn đề đƣợc ghi trong quyết định thanh tra, Trƣởng đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên đều phải báo cáo xin ý kiến ngƣời ra quyết định thanh tra.

Trong quá trình thanh tra, Trƣởng đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên phải giữ quan hệ tốt với đơn vị đƣợc thanh tra, không làm ảnh hƣởng đến hoạt động bình thƣờng của đơn vị, trừ trƣờng hợp đặc biệt sẽ đƣợc ghi trong quyết định.

Bƣớc 3, kết thúc thanh tra

Căn cứ vào báo cáo thanh tra của thành viên trong đoàn, trƣởng đoàn thanh tra tổng hợp lập biên bản kết luận chung cho toàn cuộc thanh tra. Nội dung biên bản bao gồm:

(i) Đánh giá khái quát ƣu điểm cơ bản và những cố gắng tích cực của đơn vị đƣợc thanh tra trong việc chấp hành, chủ trƣơng, chính sách pháp luật Nhà nƣớc và các chế độ thể lệ của ngành ở các mặt công tác thanh tra.

(ii) Xác định các sai phạm chủ yếu: Mức độ tác hại và tìm nguyên nhân, quy trách nhiệm các nhân và đơn vị để có thái độ xử lý.

(iii) Kiến nghị những biện pháp khắc phục sửa chữa và áp dụng những chế tài thích hợp; quyết định xử lý sai phạm nhằm chấn chỉnh các

Biên bản thanh tra phải đƣợc thông qua các thành viên trong đoàn trƣớc khi thông qua các thành viên trong đoàn thanh tra trƣớc khi thông qua lãnh đạo đơn vị hoặc hội nghị cốt cán của đơn vị, biên bản phải có ý kiến và chữ ký xác nhận của thủ trƣởng đơn vị thanh tra.

Nếu các thành viên trong đoàn thanh tra hoặc thủ trƣởng đơn vị đƣợc thanh tra có điểm không nhất trí thì đƣợc quyền khiếu nại lên chánh thanh tra hoặc ngƣời ra quyết định thanh tra.

Biên bản kết quả thanh tra đƣợc lập thành 4 bản: 1 bản gửi thủ trƣởng NHNN ra quyết định thanh tra; 1 bản gửi chánh thanh tra NHNN; 1 bản gửi đơn vị đƣợc thanh tra; 1 bản lƣu hồ sơ thanh tra.

Thời hạn thanh tra và thẩm quyền gia hạn thanh tra: Những vụ việc thanh tra do thanh tra NHNN Trung ƣơng tiến hành không quá 90 ngày; những vụ việc thanh tra do thanh tra chi nhánh NHNN tiến hành không quá 50 ngày. Thời han thanh tra tính từ ngày bắt đầu ghi trong quyết định thanh tra cho đến ngày công bố kết luận thanh tra trƣớc đối tƣợng đƣợc thanh tra. Quyết định thanh tra đƣợc quyền gia hạn; thời gian gia hạn không quá thời gian quy định chỗ mỗi cấp [15].

2.2.3. Xử lý kết quả thanh tra

Viê ̣c áp du ̣ng hợp lý hai phƣơng thƣ́c thanh tra nhằm đem la ̣i nhƣ̃ng kết quả thanh tra chính xác và ki ̣p thời nhất . Sau khi có kết quả thanh tra , cơ quan thanh tra sẽ tiến hành xếp loa ̣i các tổ chƣ́c tín du ̣ng và nếu cần thiết sẽ áp dụng một số giải pháp đối với các tổ chức tín dụng bị thanh tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động thanh tra của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)