Quyền của Thanh tra Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động thanh tra của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 74 - 76)

Việc trao quyền tƣơng ứng và phù hợp với nhiệm vụ đƣợc giao của mỗi chủ thể là điều vô cùng cần thiết. Với những quyền đƣợc trao, các chủ thể có cơ sở pháp lý rõ ràng phục vụ trong quá trình hoạt động của mình. Thanh tra Ngân hàng là một chủ thể pháp lý đặc biệt, trong quá trình thanh tra, Thanh tra Ngân hàng có những quyền nhất định đƣợc quy định tại Điều 7 Nghị định số 91/1999/NĐ-CP. Thanh tra ngân hàng có mô ̣t số quyền nhƣ : Yêu cầu đối tƣợng bị thanh tra và các bên có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; Lập biên bản thanh tra và kiến nghị biện pháp giải quyết; Áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Điều 7 Nghị định số 91/1999/NĐ-CP quy định khá chung chung về quyền của Thanh tra Ngân hàng. Hiện nay chƣa có văn bản pháp luật nào hƣớng dẫn cụ thể về quyền của Thanh tra Ngân hàng nói chung cũng nhƣ quyền ha ̣n của từng cá nhân có thẩm quyền trong khi tiến hành thanh tra. Đây là mô ̣t ha ̣n chế lớn của pháp luâ ̣t về hoa ̣t đô ̣ng thanh tra của ng ân hàng Nhà nƣớc . Hạn chế này đã và đang là trở nga ̣i đối với hoat đô ̣ng thanh tra

ngân hàng. Vì vậy, viêc áp dụng các quy định về thẩm quyền trong chế định thanh tra chuyên ngành c ủa Luật T hanh tra năm 2010 trong quá trình hoạt động thanh tra ngân hàng là yêu cầu bắt buộc. Tùy từng cá nhân nhƣ: Trƣởng đoàn thanh tra chuyên ngành; thành viên Đoàn thanh tra, Thanh tra viên, ngƣời đƣợc giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập; ngƣời ra quyết định thanh tra chuyên ngành sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn nhất định. Khi nghiên cƣ́ u về thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành trong Luật T hanh tra năm 2010 sẽ nhận thấy rằng , đối với cùng một quyền đƣợc giao, nhƣng các chủ thể khác nhau trong cùng một đoàn thanh tra lại có quyền hạn khác nhau. Phạm vi quyền hạn thể hiện sự phân cấp bậc thống nhất và chặt chẽ trong đoàn thanh tra khi tiến hành hoạt động thanh tra.

Ví dụ nhƣ đối với quyền : “Lập biên bản thanh tra và kiến nghị giải pháp giải quyết”. Đối với quyền lập biên bản thanh tra, không phải tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình thanh tra đều đƣợc quyền lập biên bản thanh tra mà có sự phân công, phối hợp nhất định giữa các chủ thể. Thanh tra viên, ngƣời đƣợc giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi tiến hành thanh tra theo Đoàn sẽ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao với Trƣởng đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và Trƣởng đoàn thanh tra về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo. Thanh tra viên, ngƣời đƣợc giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập và Trƣởng đoàn thanh tra chuyên ngành sẽ tiến hành lập biên bản về việc vi phạm của đối tƣợng thanh tra. Cuối cùng, dựa trên các báo cáo, các biên bản đƣợc chuyển về thì ngƣời ra quyết định thanh tra chuyên ngành sẽ tiến hành kết luận về nội dung thanh tra. Đối với quyền kiến nghi giải pháp giải quyết thì: Trƣởng đoàn thanh tra chuyên ngành sẽ Kiến nghị ngƣời có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết

định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hƣu đối với ngƣời đang cộng tác với cơ quan thanh tra nhà nƣớc, cơ quan đƣợc giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc đang là đối tƣợng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra [Điểm k Khoản 1 Điều 52, 22). Thành viên Đoàn thanh tra, Thanh tra viên, ngƣời đƣợc giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập sẽ Kiến nghị việc xử lý về vấn đề khác liên quan đến nội dung thanh tra [Điểm d Khoản 1 Điều 54,22]. Ngƣời ra quyết định thanh tra chuyên ngành sẽ Kiến nghị ngƣời có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hƣu đối với ngƣời đang cộng tác với cơ quan thanh tra nhà nƣớc, cơ quan đƣợc giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc đang là đối tƣợng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra và kiến nghị ngƣời có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác và xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức cố ý cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định thanh tra [Điểm h, g Khoản 1 Điều 55,22].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động thanh tra của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)