3.3 Giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp khác về kết hôn
3.3.1. Hoàn thiện các quy định điều chỉnh việc kết hôn trong Luật Hônnhân và
gia đình
Th nh t hoàn thi qu ịnh về ều ki n k t hôn: nam, n k t “ bị m t c hành vi dân s ”
Khoản 2 Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định việc cấm kết hôn trong trường hợp người kết hôn bị mất năng lực hành vi dân sự, Luật HN&GĐ hiện hành đã đưa quy định này vào điều kiện kết hôn của nam, nữ khi thực hiện việc đăng ký kết hôn quy định tại khoản 3 Điều 8. Mặc dù có sự thay đổi về các sắp xếp, quy định trong Điều luật tuy nhiên về cơ bản bất cập trong việc thi hành nội dung này vẫn không được giải quyết triệt để. Như đã phân tích tại chương II, nếu một người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn tới không nhận thức, không điều khiển được hành vi do không có hoặc chưa có quyết định của Tòa án thì vẫn có thể tiến hành việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, trong trường hợp này có thể quy định theo hướng: “c m k t i vớ ờ ắc b nh tâm thần hoặc mắc các b nh khác không có kh n th v ều khiển hành vi”. Quy định như vậy thì chỉ cần người nam, nữ đang mắc bệnh tâm thần
đủ điền kiện để tiến hành việc đăng ký kết hôn mà không cần tới việc Tòa án tuyên bố bị mất năng lực hành vi dân sự.
Khi thực hiện việc đăng ký kết hôn, những người có dấu hiệu mắc các bệnh tâm thần hoặc bệnh khác thuộc trường hợp không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi sẽ phải có Giấy xác nhận của cơ quan y tế chuyên môn để chứng minh bản thân có đủ điều kiện về sức khỏe để đăng ký kết hôn. Ngoài ra, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân cũng đã và đang trở thành một thói quen tốt cho các cặp nam, nữ yêu nhau khi muốn tiến tới hôn nhân. Qua việc khám sức khỏe này họ sẽ phát hiện hoặc có được những lời khuyên hữu ích cho việc sinh con sau này, đảm bảo một thế hệ tương lai khỏe mạnh và phát triển hơn, phòng tránh được những bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản có thể xảy ra. Đồng thời, việc quy định này cũng sẽ vẫn đảm bảo được tính khoa học, thống nhất với quy định về sự tự nguyện kết hôn, sự thuận tiện trong việc áp dụng pháp luật.
Th hai: hoàn thi qu ịnh về vi c c m k t hôn hoặc chung s ng gi a nh n ời cùng dòng máu về tr c h , gi a nh ời trong phạ v ời.
Hôn nhân cận huyết để lại nhiều hệ lụy về kinh tế, tinh thần. Rất nhiều trường hợp hôn nhân cận huyết đã sinh ra những đứa trẻ bị mắc các bệnh thiểu năng làm ảnh hưởng đến giống nòi, suy thoái kinh tế. Đặc biệt, Luật HN&GĐ hiện hành đã quy định rất cụ thể về việc mang thai hộ, trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học mặc dù đây là những quy định mang tính chất nhân đạo và tạo cơ hội cho các cặp vợ chồng hiếm muộn có con nhưng lại là nguy cơ tiềm ẩn của vấn đề hôn nhân cận huyết.
Xét trường hợp mang thai hộ thì đứa trẻ được sinh ra cũng sẽ mang một phần gen của người mang thai, nếu kết hôn với các anh, chị, em, cháu những người cùng dòng máu về trực hệ của người mang thai hộ thì cũng sẽ xuất hiện tình trạng hôn nhân cận huyết. Pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định cụ thể về trường hợp này.
Xét trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học, những đứa trẻ được sinh ra từ phương pháp này không được xác định là con của phía người cho tinh trùng, trứng, phôi. Mặt khác do nguyên tắc “bí mật” nên cả phía cho và phía nhận
tinh trùng, trứng, phôi đều không biết đến việc mình cho, nhận đối tượng có là cận huyết với mình hay không. Trường hợp nếu hai người có cận huyết với nhau thì những đứa trẻ sinh ra bằng phương pháp này cũng sẽ mắc các dị tật, bệnh tật làm suy thoái nòi giống. Trường hợp hai người không cận huyết, sinh ra con khỏe mạnh nhưng đứa con này lại kết hôn với con của người cho thì cũng sẽ xuất hiện tình trạng hôn nhân cận huyết.
Vì vậy, các nhà làm luật cần phải có những quy định chặt chẽ hơn trong việc sinh con bằng phương pháp khoa học, mang thai hộ đồng thời cần phải có những văn bản hướng dẫn cụ thể để tránh xảy ra tình trạng hôn nhân cận huyết và dự liệu những trường hợp lợi dụng quy định cho phép sinh con bằng phương pháp khoa học này để đạt mục đích phi nhân đạo.
Th ba: ti p t c hoàn thi qu ịnh c m k t hôn gi a cha mẹ nuôi với con nuôi; gi ờ ã t ng là cha mẹ nuôi với con nuôi, b chồng với con dâu, mẹ v với con rể, b ng với con riêng c a v , mẹ k với con riêng c a chồ ể m b o s t ơ t v ồng b vớ qu ịnh c a pháp lu t về nuôi con nuôi
Tại chương 2 của Luận văn phần các trường hợp cấm kết hôn cũng đã phân tích và chỉ ra những hạn chế, sự không tương thích của pháp luật HN&GĐ hiện hành đối với trường hợp kết hôn giữa người con nuôi với các thành viên có mối liên hệ quyền và nghĩa vụ với người con nuôi trong gia đình cha mẹ nuôi. Luật Nuôi con nuôi năm 2010 đã quy định rõ tại Điều 24 về mối quan hệ của người nuôi con nuôi với các thành viên khác trong gia đình của người nhận nuôi con nuôi: giữa người con nuôi với cha mẹ đẻ của người nhận nuôi con nuôi cũng phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa ông bà và cháu; giữa người con nuôi với con đẻ của cha mẹ nuôi cũng sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa anh chị em với nhau. Do đó, nếu chỉ dừng lại ở việc cấm kết hôn “gi a cha, mẹ nuôi với con nuôi; gi ờ ã t ng là cha,
mẹ nuôi vớ u ” (điểm d, khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014) thì chưa
bao quát hết được trường hợp này và không tạo ra sự thống nhất, tương thích khi áp dụng pháp luật. Nếu xem xét dưới góc độ đạo đức thì khi đã làm con nuôi trong gia đình của cha mẹ nuôi thì đã có sự phân chia ngôi thứ trong gia đình, nếu xảy ra sự
kiện kết hôn của người con nuôi với những người thân khác trong gia đình của cha mẹ nuôi cũng sẽ tạo ra sự đảo lộn nhất định, phá vỡ đi những chuẩn mực trong gia đình. Vì thế các cần hoàn thiện quy định này theo hướng mở rộng hơn phạm vi cấm đối với trường hợp kết hôn giữa người con nuôi với những người thân thích của cha mẹ nuôi có mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ đối với người nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.
Th t : Ph ị rõ ờng l i, ch tr ơ ử h y vi c k t hôn trái pháp lu t ể thu n ti n cho vi c áp d ng pháp lu t
Luật HN&GĐ hiện hành đã có những quy định mang tích chất linh hoạt hơn so với Luật HN&GĐ năm 2000 trong vấn đề giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật. Theo đó: “Trong tr ờng h p tại thờ ểm Tòa án gi i quy t yêu cầu h y vi c k t hôn trái pháp lu t mà c hai bên k t ã ó ều ki n k t hôn t e qu ịnh tạ Đ ều 8 c a Lu t này và hai bên yêu cầu công nh n quan h hôn nhân thì Tòa án công nh n quan h ó r tr ờng h p này, quan h hôn nh c xác l p t thờ ể ều ki n k t t e qu ịnh c a
Lu t ” (Khoản 2 Điều 11). Mặc dù vậy, nếu xét ở một góc độ khác, khi xem xét
việc công nhận quan hệ hôn nhân đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật trên thực tiễn. quy định này nếu không được áp dụng một cách đúng đắn thì rất dễ làm gia tăng trình trạng vi phạm điều kiện kết hôn do. Khi đăng ký kết hôn họ vi phạm điều kiện kết hôn nhưng sau thời gian chung sống họ đã đủ điều kiện kết hôn và nếu các bên công nhận thì Tòa án cũng sẽ công nhận việc kết hôn tại thời điểm đủ điều kiện kết hôn. Nếu vậy những cặp đôi nam, nữ chưa đủ điều kiện đăng ký kết hôn hoặc gần đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kết hôn vẫn tiến hành kết hôn bình thường sau đó nếu có yêu cầu xử hủy khi đó nếu đã đủ điều kết hôn thì Tòa án vẫn công nhận. Do đó khi xem xét đến việc công nhận quan hệ hôn nhân đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật cần phải xét đến các yếu tố khác như hoàn cảnh vi phạm, yếu tố lỗi của người vi phạm, hậu quả vi phạm. Việc áp dụng cần quy định chặt chẽ hơn mới có thể đảm bảo việc xử lý vi phạm pháp luật về kết hôn một cách hiệu quả nhất.
Th : ần ph qu ịnh c thể về vi c gi i quy t các v ề phát sinh t vi c nam n chung s v chồ ý t hôn
Để khắc phục những bất cập của Luật HN&GĐ năm 2000 trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh từ việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, Luật HN&GĐ hiện hành đã đưa ra phương hướng giải quyết các vấn đề tại các Điều 14, Điều 15, Điều 16 lần lượt với các vấn đề về quan hệ hôn nhân, về con và về tài sản của những người chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Tuy vậy, một số vấn đề được đặt ra từ Luật HN&GĐ năm 2000 vẫn chưa được giải quyết và trên thực tiễn thi hành hiện nay vẫn yêu cầu cần phải hoàn thiện. Thuật ngữ “chung sống như vợ chồng” phải có văn bản hướng dẫn cụ thể không chỉ dừng lại ở việc quy định “nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng”. Cần có những hướng dẫn cụ thể về việc xử lý các hành vi chung sống như vợ chồng trái pháp luật đối với từng trường hợp riêng biệt như chung sống như vợ chồng trước tuổi luật định; chung sống như vợ chồng giữa người đang có vợ, có chồng với người chưa có vợ, có chồng hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đang có vợ, có chồng với người đang có vợ, có chồng …