2.1. Tổng quan các chế định Pháp luật về kết hôn ở Việt Nam hiện nay
2.1.1. Quy định về điều kiện kết hôn
2 1 1 1 uổ t
Kết hôn là quyền của mỗi cá nhân, tuy nhiên để có thể thực hiện quyền này một cách trọn vẹn, đúng đắn thì người muốn kết hôn phải đáp ứng các điều kiện về kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình mà cụ thể là tuân theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014. Điều kiện về kết hôn áp dụng đối với tất cả các công dân Việt Nam và công dân nước ngoài thực hiện việc đăng ký kết hôn với công dân Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền Việt Nam.
Theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ 2014 thì nam muốn kết hôn phải đủ hai mươi tuổi trở lên, còn nữ muốn kết hôn phải đủ mười tám tuổi trở lên. Độ tuổi kết hôn theo Luật năm 2014 đã có sự thay đổi so với Luật HN&GĐ 2000 quy định nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được phép kết hôn và theo đó có thể hiểu nam từ đủ 19 tuổi 1 ngày và nữ từ đủ 17 tuổi 1 ngày cũng đã được phép kết hôn. Còn theo quy định hiện tại thì nam phải “đủ” 20 tuổi và nữ phải “đủ” 18 tuổi thì mới đủ điều kiện kết hôn. Việc thay đổi hai khái niệm “từ 20 tuổi” thành “đủ 20 tuổi” và “từ 18 tuổi” thành “đủ 18 tuổi này” được đánh giá là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và đảm bảo sự thống nhất với các quy định của các Bộ Luật khác như Luật Dân sự, Luật Lao Động, Luật Hình sự. Trước đây, người con gái mặc dù chưa đủ tuổi thành niên 18 tuổi chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự nhưng đã có quyền tự quyết định về kiệc kết hôn, đã trở thành mẹ của trẻ em và có thể là đương sự của vụ án ly hôn, quy định như vậy đang có sự mâu thuẫn giữa việc áp dụng các quy định của luật cũng như các quyền và nghĩa vụ của các cá nhân. Tuổi kết hôn theo quy định của Luật HN&GĐ hiện hành được xây dựng trên các cơ sở khoa học có tính đến phong tục, tập quán, đạo đức, truyền thống, văn hóa
của người Việt Nam. Nam, nữ xác lập quan hệ hôn nhân nhằm xây dựng gia đình. Vì vậy, việc sinh con để duy trì nòi giống luôn là mong muốn của mỗi cặp vợ chồng sau khi xác lập quan hệ hôn nhân [2, 60-61]. Các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y học đã chỉ ra rằng, phải đạt đến độ tuổi này thì việc nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân và sinh con mới đảm bảo được những chỉ số an toàn của việc sinh sản, đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và con. Bởi vì, đến độ tuổi này, nam và nữ mới phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý. Một số nghiên cứu trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản đã kết luận: các bà mẹ sinh con trước tuổi mười tám thường hay gặp các vấn đề về sức khỏe, đứa trẻ sinh ra thường hay mắc các bệnh về nhiễm sắc thể, sức đề kháng yếu. Các bà mẹ ở tuổi vị thành niên sinh con có nguy cơ tử vong mẹ cao hơn gấp nhiều lần so với sinh con ở tuổi thành niên. Vì thế, quy định độ tuổi như hiện nay còn là một sự hài hòa giữa cơ sở khoa học và cơ sở xã hội. Bởi lẽ, phải đạt đến tuổi này nam, nữ mới trưởng thành về mặt nhân cách, tham gia lao động, tạo ra thu nhập để duy trì và phát triển gia đình.
Pháp Luật Việt Nam thời phong kiến không quy định về độ tuổi kết hôn mà theo tục lệ thì thường nam, nữ 13 tuổi đã kết hôn thậm chí do hẹn ước hoặc do phong tục, tập quán của một số vùng thì có nơi nam, nữ chưa đủ 13 tuổi đã kết hôn miễn là được sự đồng ý của cha mẹ và anh em, họ hàng hai bên mà tiêu biểu là bộ QTHD và HVLL là hai bộ luật nổi tiếng của Pháp luật phong kiến Việt Nam cũng không quy định rõ về độ tuổi của nam, nữ khi kết hôn.
Theo quy định về độ tuổi kết hôn theo của Bộ DLBK và DLTK thì nam là đầy 18 tuổi và nữ là đầy 15 tuổi tại (Điều 73). Còn trong Bộ DLGY khi nói về hôn thú tại mục “phép cưới cùng phép làm chứng” quy định tuổi kết hôn của nữ ít nhất là đầy mười bốn tuổi, nam ít nhất là đầy mười sáu tuổi. Luật HN&GĐ năm 1959 ở miền Bắc được Quốc hội khóa I kỳ họp thứ 11 thông qua vào ngày 29/12/1959, quy định nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên mới được phép kết hôn. Tại Nam kỳ Chính quyền Sài Gòn có ban hành hệ thống pháp luật riêng tập trung trong ba văn bản pháp luật là: Luật Gia đình năm 1959, Sắc luật số 15/64 và Bộ dân luật năm 1972. Luật Gia đình năm 1959 quy định độ tuổi kết hôn giống như
Bộ DLBK và Bộ DLTK. Độ tuổi kết hôn của nữ là đủ mười năm tuổi và nam là đủ mười tám tuổi (Điều 6). Bộ Dân luật năm 1972 và Sắc luật số 15/64 đều quy định độ tuổi kết hôn của nữ là đủ mười sáu tuổi và nam là đủ mười tám tuổi. Bên cạnh đó, thể hiện sự linh hoạt của thực tiễn đời sống HN&GĐ trong việc thực thi pháp luật về điều kiện tuổi kết hôn, nhà làm luật thời kỳ này cũng cho phép đặc cách hạ thấp tuổi kết hôn trong những trường hợp đặc biệt.
Như vậy, quy định về độ tuổi kết hôn trong Luật HN&GĐ hiện hành đã kế thừa quy định của Luật HN&GĐ năm 1959 ở miền Bắc với độ tuổi nam đủ 20 tuổi và nữ đủ 18 tuổi đủ điều kiện về tuổi kết hôn. Quy định về độ tuổi này đã bao trùm lên hết các chế định về độ tuổi kết hôn trước đây, mức độ tuổi để một người đủ điều kiện kết hôn là lớn nhất đối với cả nam và nữ. Pháp luật hiện hành cũng không có những quy định đặc cách đối với các trường hợp đặc biệt để giảm độ tuổi kết hôn, đảm bảo sự công bằng, dân chủ của pháp luật đối với đối tượng áp dụng mà không có trường hợp cá biệt, ưu tiên như pháp luật của Thời Pháp thuộc tạo ra sự phân biệt về tầng lớp xã hội, đối tượng áp dụng. Nhìn từ góc độ phong tục, tập quán của Việt Nam thì quy định về điều kiện độ tuổi này là hoàn toàn tiến bộ so với các tập quán kết hôn quá sớm hay còn gọi là “tảo hôn” giữa nam và nữ đem lại nhiều hệ lụy liên quan làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế của chính những người kết hôn. Đồng thời quy định này cũng đã thể hiện được sự phù hợp với đời sống xã hội, sự phát triển của nền kinh tế của nước ta hiện nay.
So sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới, quy định về tuổi kết hôn theo Luật HN&GĐ Việt Nam có những điểm khác biệt nhất định. Hầu hết các nước phương Tây quy định tuổi kết hôn của nam và nữ thấp hơn so với Việt Nam. Dao động trung bình ở khoảng cách hai tuổi, nữ (16 tuổi) và nam (18 tuổi). Một số nước cho phép người chưa thành niên kết hôn nhưng cần phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp như Nhật bản, Campuchia, Liên bang Nga và hầu hết các bang của Hợp chủng quốc Hoa kỳ. Cá biệt, có nước quy định tuổi kết hôn theo nguyên tắc chỉ có người đã thành niên mới được kết hôn. Ví dụ như Luật Hôn nhân Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định tuổi kết hôn của nam là từ đủ 22 tuổi và nữ
từ đủ 20 tuổi [2, 60-61]. Như vậy, quy định về tuổi kết hôn trong pháp luật của mỗi quốc gia đều xuất phát từ tình hình thực tế của mỗi quốc gia, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và nền văn hóa của quốc gia đó.
2 1 1 2 S t u t
Sau khi đủ điều kiện về độ tuổi kết hôn thì nam, nữ phải thỏa mãn điều kiện về sự tự nguyện khi kết hôn và được thể hiện tại điểm b, khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ hiện hành “ ) V c k t hôn do nam và n t nguy n quy t ịnh”. Tự nguyện kết hôn là việc các bên nam, nữ tự do tìm hiểu nhau và quyết định lựa chọn người vợ, người chồng của mình mà không bị cưỡng ép, hay bắt buộc và cũng không phụ thuộc vào ý chí của người khác.Ghi nhận sự tự nguyện kết hôn là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền tự do kết hôn của mỗi cá nhân, góp phần xây dựng làm nền tảng cho một gia đình hòa thuận, hạnh phúc [2, 64].
Việc tự nguyện quyết định kết hôn được thể hiện thông qua các hành vi tự nguyện đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đăng ký kết hôn. Pháp luật có quy định về sự có mặt của hai bên nam nữ khi đến đăng ký kết hôn chính là biểu hiện của sự tự nguyện kết hôn. Khi đăng ký kết hôn các bên nam, nữ phải có mặt tại cơ quan đăng ký kết hôn, ký vào Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và ký vào sổ kết hôn. Việc tự nguyện kết hôn của hai bên nam, nữ phải được thể hiện cả ở hai mặt khách quan và chủ quan. Về khách quan, việc tự nguyện kết hôn thể hiện qua hành vi hai người nam, nữ cùng đến cơ quan đăng ký kết hôn để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Về mặt chủ quan tự nguyện chính là việc hai bên nam, nữ cùng xác lập quan hệ hôn nhân trên cơ sở, bình đẳng, có cùng ý chí và mục đích đăng ký kết hôn. Vì vậy, nếu có một trong hai bên không thực sự tự nguyện kết hôn nhưng buộc phải kết hôn trái với ý muốn chủ quan của mình thì mặc dù về khách quan hai bên đều thực hiện thủ tục đúng quy định nhưng về mặt chủ quan thì lại không thỏa mãn về điều kiện. Trong trường hợp đó vẫn được coi là sự thiếu tự nguyện và đây cũng chính là một trong các nguyên nhân làm gia tăng tình trạng ly hôn tại Việt Nam hiện nay, khi không có sự tự nguyện thì ắt hôn nhân không hạnh phúc và việc ly hôn là điều không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, khi áp dụng các quy định về sự tự nguyện kết hôn trong thực tiễn thì đã có rất nhiều những biểu hiện của việc vi phạm sự tự nguyện kết hôn có thể là kết hôn do giả tạo, kết hôn do lừa dối, kết hôn do sự cưỡng ép… Trong đó kết hôn do giả tạo được xem là một trong những “biến tướng” khiến cho các cơ quan Nhà nước khó phát hiện ra và mang nhiều hậu quả khôn lường. Kết hôn do giả tạo là việc hai bên nam, nữ đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đăng ký kết hôn nhưng không xuất phát từ ý chí yêu thương, đùm bọc chung sống với nhau xây dựng gia đình hạnh phúc mà nhằm để đạt được những mục đích khác ngoài cuộc hôn nhân như để đủ điều kiện để tham gia xét tuyển có việc làm, để có thể sinh sống, nhập cư lâu dài trên đất nước Việt Nam, để được hưởng những lợi ích nhất định từ việc kết hôn. Do vậy, pháp luật Việt Nam cũng cần có những thay đổi, những biện pháp chế tài để xử lý các hành vi vi phạm nguyên tắc tự nguyện khi kết hôn để đảm bảo ý nghĩa của nguyên tắc tự nguyện theo đúng như vị trí của nó.
Như đã phân tích ở Phần I về các quy định của chế định kết hôn của Việt Nam tại các thời kỳ thì có thể thấy rằng: Pháp luật thời Phong kiến của Việt Nam không có ghi nhận đến nguyên tắc tự nguyện trong kết hôn của nam và nữ mà cho rằng việc kết hôn của nam và nữ là sự sắp đặt “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, việc nam nữ kết hôn phải được cha mẹ hoặc những người đại diện trong gia đình đồng ý thì mới được coi là kết hôn hợp pháp. Nếu tự ý kết hôn mà không được sự đồng ý thì coi là vi phạm và phạm tội “bất hiếu” với cha mẹ. Các quy định này được kéo dài cho đến khi xuất hiện BDLBK và Bộ DLTK có manh nha quy định về việc nếu có lý do chính đáng các tỉnh trưởng có quyền miễn cho các người con thành niên khỏi phải sự ưng thuận của cha mẹ tức là chỉ có một bộ phận rất nhỏ những người nam, nữ đủ tuổi kết hôn được tự do tìm hiểu, kết hôn với nhau không cần sự đồng ý của cha mẹ. Bộ DLGY có quy định điểm tiến bộ vượt bậc so với các quy định của pháp luật phong kiến khi trao cho người kết hôn quyền được phép ưng thuận và việc kết hôn phải khai trước với Hộ lại. Đến Luật HN&GĐ năm 1959 thì sự tự nguyện của nam, nữ khi kết hôn được chính thức ghi nhân và trở thành một đảm bảo quan trọng để các bên nam, nữ thực hiện quyền tự do kết hôn. Theo đó những hành vi cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân đều bị cấm.
Nhìn từ góc độ phong tục tập quán từ các vùng miền, các dân tộc trên đất nước Việt Nam thì có thể thấy, ở một số dân tộc thiểu số hoặc theo tập quán lâu đời của các vùng miền mà tiêu biểu là tục “bắt vợ” của người Hmông thì hai bên nam, nữ đã thỏa thuận với nhau và được sự đồng ý của cả hai bên về việc người con trai trong đêm tối đến nhà người con gái bắt người con gái về làm vợ. Người con gái càng kêu khóc to thì cuộc sống về sau càng hạnh phúc nhưng dưới góc độ pháp luật thì đó lại là không đúng. Quy định về sự tự nguyện kết hôn sẽ làm ảnh hưởng đến phần lớn phong tục, tập quán của họ, ở một khía cạnh nào đó thì có thể làm mất đi bản sắc truyền thống của một dân tộc nếu như không có sự vận dụng các quy định một cách đúng đắn, linh hoạt giữa truyền thống và quy định của pháp luật hiện tại.
Việc ghi nhận sự tự nguyện kết hôn của nam và nữ trong luật HN&GĐ hiện hành chính là tiếp thu những đặc điểm tiến bộ và có ảnh hưởng từ các Luật HN&GĐ cũ mà cụ thể là điểm tiến bộ chính thức đầu tiên được ghi nhận Luật HN&GĐ năm 1959, xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu của Việt Nam trước đây với quan niệm hôn nhân của con cái do cha mẹ sắp đặt. Sự ghi nhận việc tự nguyện kết hôn của nam và nữ là hoàn toàn phù hợp khi những người nam, nữ đã đủ tuổi thành niên họ đã có thể tự quyết định được việc lựa chọn cuộc sống của mình và một trong số đó là người bạn đời sẽ sống cùng họ, sự tự nguyện trong kết hôn đó là một yêu cầu tất yếu được đặt ra. Nguyên tắc tự nguyện kết hôn của nam nữ trong Luật HN&GĐ năm 2014 là nguyên tắc trái ngược lại hoàn toàn với các quan điểm phong tục, tập quán của Việt Nam thời phong kiến nhưng lại thể hiện được sự phát triển toàn tiện, sự phù hợp của các chế định pháp luật trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Quan điểm phong tục tập quán về việc hôn nhân của các con là do cha mẹ quyết định chính là nguồn gốc cho sự chung sống không hạnh phúc khiến cho các cuộc hôn nhân bị đổ vỡ và là rào cản cho sự phát triển của xã hội, đi ngược lại với quan điểm tự do mưu cầu hạnh phúc của xã hội loài người.
2.1.1.3. N t ị t v s
Mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015 được hiểu là những người: mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể
nhận thức, làm chủ được hành vi. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập.
Quy định nam, nữ kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự này là hoàn