Xử lý vi phạm pháp luật về kết hôn

Một phần của tài liệu ĐẠI học QUỐC GIA hà nội (Trang 70 - 75)

2.1. Tổng quan các chế định Pháp luật về kết hôn ở Việt Nam hiện nay

2.1.3. Xử lý vi phạm pháp luật về kết hôn

2 1 3 1 H t tr p p u t

- Người có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật

Người có quyền hủy kết hôn trái pháp luật được quy định tại Điều 10 của Luật HN&GĐ hiện hành và là các đối tượng như sau: người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn; vợ chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ; Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật.

So với Luật HN&GĐ năm 2000 thì luật pháp hiện hành không trao quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật cho Viện kiểm sát nhân dân nữa. Hiện nay Bộ luật Tố tụng dân sự cũng đã được sửa đổi và không quy định quyền khởi kiện vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân, do đó Viện kiểm sát không có yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật. Do đó việc bỏ yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân và phù hợp và thống nhất với các quy định của Bộ luật Tố dụng dân sự. Ngoài ra, Luật HN&GĐ 2014 cũng không chỉ rõ Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em (nay là Ủy ban Dân số, gia đình và trẻ em) là cơ quan có quyền như trước đây, mà chỉ quy định chung về thẩm quyền cho “Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình”, “Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em”. Điều này khiến cho quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật không chỉ bó hẹp ở một cơ quan mà nhiều cơ quan khác có nhiệm vụ tương tự, qua đó đảm bảo hơn quyền lợi cho người dân cũng như ngăn chặn, hạn chế các trường hợp kết hôn trái pháp luật [36].

Việc pháp luật ghi nhận nhiều chủ thể có quyền khởi kiện yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật là nhằm nâng cao tính phản biện xã hội đối với các hành vi vi phạm pháp luật về kết hôn nhằm đảm bảo trật tự xã hội, lợi ích cộng đồng và lợi ích

- Căn cứ xử hủy việc kết hôn trái pháp luật

Theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình có đưa ra quy định về việc giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào các quy định tại Điều 8 của Luật HN&GĐ để xem xét, quyết định việc xử lý kết hôn. Theo đó căn cứ để xử hủy việc kết hôn là các trường hợp: vi phạm điều kiện kết hôn, sự tự nguyện kết hôn, kết hôn giữa người mất năng lực hành vi dân sự hoặc vi phạm điều cấm kết hôn.

- Đường lối xử lý hủy việc kết hôn trái pháp luật

Hủy việc kết hôn trái pháp luật là một loại “việc dân sự”. Vì vậy, đường lối giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật tuân theo các quy định về thủ tục giải quyết các việc dân sự. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật là TAND, thông thường là TAND cấp huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của một trong hai bên hoặc TAND cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương đối với việc hủy kết hôn trái pháp luật có yếu tố nước ngoài [2, 93]. Là một loại việc dân sự, hủy việc kết hôn trái pháp luật có những đặc thù riêng. Về nguyên tắc, Tòa án không tiến hành hòa giải mà điều tra xác minh nếu xét thấy có dấu hiệu vi phạm điều kiện thì áp dụng các quy định của pháp luật xử hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Dựa vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, nhà làm luật quy định cụ thể đường lối xử lý phù hợp đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật, về nguyên tắc kết hôn trái pháp luật sẽ bị hủy. Tuy nhiên, pháp luật cũng có những điều chỉnh linh hoạt khi áp dụng trong thực tiễn, tại Điều 4 tại Thông tư Liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP có hướng dẫn như sau:

Trường hợp tại thời điểm kết hôn hai bên không có đủ điều kiện kết hôn nhưng sau đó có đủ điều kiện kết hôn, nếu hai bên cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án sẽ quyết định việc công nhận quan hệ hôn nhân kể từ thời điểm các bên có đủ điều kiện kết hôn.

Nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc có một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia không có yêu cầu thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Trường hợp có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu Tòa án giải quyết thì quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến thời điểm hủy việc kết hôn trái pháp luật được giải quyết theo quy định tại Điều 12 của Luật hôn nhân và gia đình.

Trường hợp hai bên cùng yêu cầu Tòa án cho ly hôn hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Trường hợp này, quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con từ thời điểm kết hôn đến thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến trước thời điểm đủ điều kiện kết hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm đủ điều kiện kết hôn đến thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật hôn nhân và gia đình.

Trường hợp hai bên đã đăng ký kết hôn nhưng tại thời điểm Tòa án giải quyết hai bên kết hôn vẫn không có đủ các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình thì thực hiện như sau: Nếu có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật; Nếu một hoặc cả hai bên yêu cầu ly hôn hoặc yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án bác yêu cầu của họ và quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật

Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thuộc trường hợp cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra miền Bắc từ năm 1954, đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ, lấy chồng ở miền Bắc thì vẫn xử lý theo Thông tư số 60/TATC ngày 22- 02-1978 của Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn giải quyết các trường hợp cán bộ, bộ đội trong Nam tập kết ra Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác”.

2.1.3.2. Xử ý

Việc xử lý hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về kết hôn được ghi nhận trong Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định

về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Theo đó các hành vi sẽ bị xử phạt hành chính về kết hôn bao gồm: Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn; hành vi cưỡng ép kết hôn, hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ; hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn. Với mỗi hành vi vi phạm có thể áp dụng một trong hai hình thức xử lý hành chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. So với Nghị định số 87/ 2001/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm theo Nghị định số 110/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi phù hợp hơn với thực tiễn. Trước đây, mức phạt tiền cao nhất được áp dụng chỉ 200 nghìn đồng thì nay được điều chỉnh đến 3 triệu đồng (Điều 47, Điều 48). Tuy nhiên, vấn đề không chỉ là một mức xử lý phù hợp mà quan trọng là phải đảm bảo tính nghiêm minh trong xử lý vi phạm.

Các quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực kết hôn theo pháp luật hiện hành được xây dựng dựa trên cơ sở khi mà Nhà nước đã có sự phân hóa các ngành Luật. So với trước đây pháp luật thời kỳ phong kiến, thời kỳ Pháp thuộc thì việc xử lý hành chính đối với những hành vi vi phạm về kết hôn chỉ tồn tại dưới các dạng phạt tiền, xung công đối với những lễ vật, tiền hồi môn… giữa hai gia đình khi vi phạm về chế định kết hôn. Các quy định xử phạt hành chính hiện hành đã thể hiện rõ sự phân hóa mức độ hành vi vi phạm và những chế tài áp dụng phù hợp khi mà mức độ của hành vi chưa nguy hiểm và chưa chuyển hóa sang vi phạm hình sự.

2.1.3.3. Xử ý s

Các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân ngoài hình thức xử phạt hành chính thì có thể cũng bị xử lý hình sự. Cũng giống như các chế tài trong xử phạt hành chính, các chế tài của Luật hình sự không chỉ áp dụng đối với người kết hôn mà còn áp dụng đối với những người thực hiện hành vi vi phạm khác. Theo quy định của BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung thì các tội về xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình được quy định tại chương XVII, bao gồm các tội sau: Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện

(Điều 183); Tội loạn luân (Điều 184). Các tội danh trên có sự kế thừa trên các quy định của BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung và có những điều chỉnh cho phù hợp với dự liệu các tình huống, hành vi vi phạm xảy ra.

Tuy nhiên, trên thực tế việc xử lý hình sự đối với các vi phạm pháp luật về HN&GĐ nói chung và kết hôn nói riêng còn gặp nhiều bất cập và hạn chế. Tình trạng vi phạm chế độ một vợ một chồng xảy ra tương đối nhiều, không chỉ dừng lại ở những vùng nông thôn và miền núi như trước đây mà tình trạng này còn xuất hiện ở khắp các tỉnh, thành phố nơi mà trình độ dân trí và ý thức về việc hiểu biết pháp luật rất cao. Dường như chế tài “hình sự” đã bị “lãng quên” đối với những hành vi vi phạm này. Từ đó dẫn tới tâm lý coi thường pháp luật gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội. Pháp luật về hình sự chưa phát huy được đúng tinh thần, vai trò là công cụ pháp lý để Nhà nước thực hiện việc quản lý của mình.

Sở dĩ pháp luật hình sự không được thực thi trên thực tiễn bởi các lý do sau: Cấu thành tội phạm chưa phù hợp. Chẳng hạn khi xem xét tội cưỡng ép kết hôn thì cấu thành tội phạm là người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt từ từ 03 tháng đến 01 năm nhưng thực tế làm sao để chứng minh được việc người phạm tội cưỡng ép người khác là rất khó, ngoài ra để có thể xử lý hình sự thì họ còn phải đã bị xử phạt hành chính về hành vi này. Thứ hai tình trạng vi phạm pháp luật về kết hôn còn bắt nguồn từ tâm lý coi vấn đề “kết hôn” là “lĩnh vực riêng tư” Nhà nước không can thiệp sâu. Thứ ba việc áp dụng các chế tài còn sai sót do năng lực, trình độ của đội ngữ làm công tác pháp luật.

Về áp dụng chế tài hình sự trong việc xử lý vi phạm kết hôn đã được ghi nhận từ pháp luật thời kỳ phong kiến với các hình phạt bằng trượng, xử biếm, xử đồ….để nghiêm khắc trừng trị những hành vi vi phạm và giữ gìn đạo đức, phong tục tập quán, trong lĩnh vực HN&GĐ và thể hiện rõ trong HVLL, QTHL như đã nêu ra ở phần quy định về kết hôn trong pháp luật phong kiến Việt Nam. Trải qua các thời kỳ pháp thuộc, sau cách mạng tháng tám và cho đến khi BLHS năm 1985 ra đời, các

chế tài về hình sự trong việc xử lý các hành vi vi phạm kết hôn dần được hoàn thiện và thay đổi phù hợp hơn với thực tiễn đời sống. BLHS năm 2015, trên cơ cở nội dung của các quy định về việc xử lý hành vi vi phạm chế định kết hôn của các Bộ luật trước, dựa trên thực tiễn áp dụng đã có những điều chỉnh về chế tài để có thể đảm bảo việc thực thi hiệu quả.

2.2. Thự t ễ p dụ quy đị h ph p uật về kết hô ở V ệt Nam h ệ ay

Một phần của tài liệu ĐẠI học QUỐC GIA hà nội (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)