Thẩm quyền đăng ký kết hôn

Một phần của tài liệu ĐẠI học QUỐC GIA hà nội (Trang 78)

Luật Hộ tịch và Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định và phân cấp rất rõ các trường hợp và phân cấp thẩm quyền đăng ký kết hôn của các cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tiễn áp dụng việc phân cấp chưa thực sự được thực hiện đúng, đầy đủ còn nhiều bất cập và hạn chế. Điển hình là việc áp dụng quy định về thẩm quyền của UBND cấp xã trong việc thực hiện đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam với công dân của nước láng giềng ở khu vực biên giới.

UBND cấp xã ở khu vực biên giới chưa xác định được việc đăng ký kết hôn đối với các trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới thuộc thẩm quyền của mình. Từ đó dẫn đến trường hợp, UBND cấp xã biên giới không tiếp nhận hồ sơ đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam và công dân nước láng giềng mà chuyển sang cách thức hướng dẫn nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại Sở Tư pháp. Đây là một tồn tại khá điển hình đối với các xã tại khu vực biên giới đặc biệt là các xã biên giới của các tỉnh Tây Nguyên giáp với Campuchia.

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng đang lúng túng trong việc giải quyết vấn đề đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới. Vấn đề nà không chỉ liên quan đến chuyên môn mà còn là vấn đề phối hợp công tác của cơ quan tư pháp cấp trên với cấp cơ sở. Cơ quan tư pháp cấp trên không có giải thích cụ thể về quy trình đăng ký đối với trường hợp kết hôn này nên Ban Tư pháp của xã không biết cách thức tiến hành xử lý như thế nào cùng với trình độ chuyên môn của các cán bộ cấp xã chưa cao, dẫn đến tình trạng sợ trách nhiệm mà cơ quan cấp xã không thực hiện việc đăng ký kết hôn đối với việc kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới. Điều này chính là nguyên nhân giải thích tại sạo có hiện tượng một loạt trường hợp cư dân Việt Nam ở khu vuệc biên giới chung sống như vợ chồng với công dân nước láng giềng mà không đăng ký kết hôn. Từ những bất cập của thực tiễn yêu cầu đòi hỏi các nhà làm luật phải có những quy định, hướng dẫn cụ thể về

việc giải quyết triệt để các tình huống nêu trên, để pháp luật thực sự phát huy được đúng vai trò của mình.

2.2.3. Xử lý vi phạm pháp luật về kết hôn

Mặc dù các chế tài hành chính và chế tài hình sự luôn tồn tại song hành nhau nhưng việc áp dụng các chế tài vào lĩnh vực kết hôn còn gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt đối với chế tài hình sự. Rõ ràng là các hành vi phạm tôi đã được ghi nhận trong điều luật thế nhưng thực tiễn việc xử lý hình sự, dường như chỉ là câu chuyện xây dựng xong “rồi để đấy” và “bị lãng quên” vì không được thực thi. Việc vi phạm là rất nhiều thế nhưng việc xử phạt lại mới chỉ dừng ở mức nhắc nhở, cảnh cáo và nặng lắm là phạt tiền. Các chế tài hình sự chưa phát huy được đúng vai trò của mình khi làm công cụ để nhà nước quản lý và điều chỉnh mối quan hệ xã hội.

Vụ việc một làng tại xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội nổi tiếng với sự việc trong làng tồn tại rất nhiều người đàn ông lấy nhiều vợ, bình quân mỗi người trong làng ở độ tuổi 50-60 tuổi có từ 2-3 bà vợ và được coi như là “mốt” của địa phương này [37]. Gia đình nào cũng có sự xuất hiện của ít nhất hai bà vợ “vợ cả” và “vợ lẽ”, những người này chung sống với nhau qua rất nhiều năm và còn sống hòa thuận, có trường hợp “vợ cả” là vợ chính thức trên giấy đăng ký kết hôn cũng có trường hợp “vợ lẽ” là vợ chính thức trên giấy đăng ký kết hôn do khi lấy nhau hai người chỉ thực hiện các thủ tục lễ nghi để công bố mối quan hệ vợ chồng với gia đình, làng xóm. Việc vi phạm này không chỉ xảy ra ở những gia đình không nắm được các quy định của pháp luật mà còn xảy ra ở những gia đình mà trình độ nhận thức, hiểu biết về pháp luật rất cao. Khi chính quyền tại địa phương phát hiện ra sự việc, viết giấy triệu tập để hỏi về việc vi phạm chế độ một vợ một chồng nhưng không ai đến, người này đùn đẩy cho người kia. Sau nhiều lần như thế UBND xã “cũng bó tay” và câu chuyện lại đi vào “quên lãng”. Qua sự việc này, rõ ràng hành vi của những người “vợ lẽ” này là vi phạm các quy định của pháp luật về kết hôn, rõ ràng là các hành vi này đã được phát hiện thế nhưng việc vận dụng các chế tài hành chính, hình sự thì lại không được nhắc đến. Dường như câu chuyện “vợ cả”, “vợ lẽ” là câu chuyện riêng của gia đình, mà đã là chuyện riêng của gia đình thì xu hướng giải quyết là “đóng cửa bảo nhau”. Như vậy, các chế tài về việc xử lý vi

phạm trong kết hôn mới chỉ là những chế tài “nằm trên giấy” mà chưa đảm bảo được việc vận dụng vào thực tiễn.

Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã đã quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực HN&GĐ, hình thức và mức xử phạt thay thế cho nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 của Chính Phủ đã được điều chỉnh và bổ sung nội dung thích hợp hơn. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, nhiều trường hợp cán bộ cơ sở né tránh việc xử lý vì đó là vấn đề tế nhị. Điều này là một thực tế ở các vùng nông thôn, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi- vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong phạm vi nhỏ hẹp, mối quan hệ giữa các cán bộ về dân số và những người vi phạm quy định về kết hôn đều là những người có quan hệ họ hàng, an hem với nhau về lý thì nếu có hành vi vi phạm thì đều có thể áp dụng hình thức xử phạt nhưng về tình thì việc xử phạt lại không thực hiện được. Do đó, tạo ra một tâm lý e ngại cho các cán bộ trong việc áp dụng pháp luật. Cũng chính vì vậy, những hành vi vi phạm chuyển sang hình thức nhắc nhở mà không còn đảm bảo được tính chất răn đe, giáo dục nữa.

Như vậy, từ câu chuyện thực tiễn thì có thể dễ dàng nhận thấy vấn đề của việc áp dụng các quy định của pháp luật vào xử lý những hành vi vi phạm trong chế độ kết hôn không chỉ nằm ở các quy định pháp luật mà còn là vấn đề của chủ thể áp dụng, vận hành nó trên thực tiễn. Để đảm bảo hiệu quả trong việc áp dụng và xử lý những hành vi vi phạm về kết hôn, xét thấy các đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật phải được nâng cao về trình độ chuyên môn, việc áp dụng phải rứt khoát thì mới có tác dụng răn đe, phòng ngừa vi phạm.

2.3. Đ h thự trạ quy đị h ph p uật về kết hô từ độ ị h sử và pho tụ tập qu

2.3.1. Những điểm mới

Dựa trên nền tảng các quy định của pháp luật HN&GĐ qua các thời kỳ, những vướng mắc bất cập trong quá trình thực thi Luật HN&GĐ năm 2000 nói chung cũng như chế định về kết hôn nói riêng đã phản ánh tính tất yếu yêu cầu phải

hoàn thiện pháp luật về HN&GĐ. Luật HN&GĐ năm 2014 đã ra đời, chế định về kết hôn đã có nhiều thay đổi tích cực giải quyết được những mâu thuẫn, bất cập mà trước đó các quy định của pháp luật trong việc vận dụng vào giải quyết các tình huống thực tiễn.

Về điều kiện kết hôn: Luật HN&GĐ hiện hành đã có những điểm mới đáng kể về điều kiện kết hôn. Theo đó, khi xét về cấu trúc, các trường hợp cấm kết hôn được quy định khác so với Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986 và Luật HN&GĐ năm 2000. Toàn bộ các trường hợp cấm kết hôn đã được quy định ngay tại Điều 5 Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, thuộc phần I những quy định chung, còn các văn bản pháp luật trước thì các quy định này thường được ghi nhận trong nội dung chương kết hôn. Như vậy việc đưa lên ngay từ đầu chương I phần quy định chung mang ý nghĩa hết sức quan trọng, đây chính là tư tưởng và là cơ sở chủ đạo để các điều luật sau, các văn bản pháp lý hướng dẫn thi hành sẽ căn cứ vào quy định này để xây dựng, phân tích, làm rõ các nội dung.

Về nội dung: quy định điều kiện kết hôn đã đưa ra các tiêu chí phù hợp, cụ thể: nam, nữ kết hôn phải tuân thủ các điều kiện về tuổi kết hôn, sự tự nguyện kết hôn, không phải là người mất năng lực hành vi dân sự và không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn. Khác với Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm 2014 không quy định cấm kết hôn đối với người mất năng lực hành vi dân sự mà chuyển đổi một cách linh hoạt thành điều kiện: người kết hôn không phải là người mất năng lực hành vi dân sự. Có thể thấy, đây là một quy định kế thừa của LHN&GĐ năm 2000 nhưng lại là một điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2014. Tuổi kết hôn đối với nam là đủ hai mươi tuổi và nữ là đủ mười tám tuổi. Đây cũng chính là một điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2014 so với HN&GĐ năm 2000 ở chỗ, nếu như trước đây Luật HN&GĐ năm 2000 chỉ quy định: “ nam t 20 tuổ trở t 18 tuổ trở ” là đã có thể kết hôn với nhau rồi.

Nếu như trước đây Luật HN&GĐ năm 2000 cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính thì Luật HN&GĐ năm 2014 quy định này đã được sửa đổi và thay thế bằng quy định tại khoản 2 Điều 8: “ ớ t

ờ ù ớ t ”. Như vậy, pháp luật hiện hành không cấm các trường hợp kết hôn giữa những người cùng giới tính nhưng cũng không thừa nhận việc kết hôn giữa họ. Đây được đánh giá là một trong những quy định phù hợp với thực tiễn và xu thế chung của thế giới đang hướng tới việc bảo vệ các vấn đề liên quan đến nhân quyền của những người thuộc nhóm LGBT (Cộng đồng những người đồng tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual) và người chuyển giới (Transgender). Pháp luật Việt Nam không cấm nhưng cũng không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính xuất phát từ tình hình xã hội của Việt Nam với những truyền thống của con người ghi nhận sự tồn tại của hôn nhân giữa một nam và một nữ, các phong tục tập quán trước đây không và chưa bao giờ thừa nhận hôn nhân giữa những người đồng giới. Nếu thừa nhận việc kết hôn giữa những người cùng giới sẽ tạo lên làn sóng dư luận mạnh mẽ, và trong bối cảnh xã hội của Việt Nam hiện nay thì vẫn chưa thực sự phù hợp. Bên cạnh đó, chức năng cơ bản của gia đình là duy trì nòi giống, việc kết hôn giữa những người cùng giới không thể đảm bảo thực hiện chức năng này.

Về đăng ký kết hôn: Luật HN&GĐ năm 2014 tiếp tục quy định việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là điều kiện để hôn nhân có hiệu lực pháp luật. Vấn đề đăng ký kết hôn được quy định phù hợp hơn. Luật HN&GĐ chỉ xác định việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không quy định cụ thể thẩm quyền đó thuộc về cơ quan nào. Đây là vấn đề thuộc lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật về hộ tịch.

Về việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn: Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định nhiều nội dung mới mẻ trong việc giải quyết vấn đề nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn - những vấn đề mà trước đây chưa dược dự liệu trong Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản pháp Luật trước đây như Luật HN&GĐ 1959. Cụ thể, Luật HN&GĐ năm 2014 đã dự liệu: việc giải quyết hậu quả của việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn; quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn; giải

quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của các bên nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên nam nữ cũng như những người có quyền lợi liên quan.

Xử lý vi phạm pháp luật về kết hôn: Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cụ thể hơn về việc xử lý vi phạm pháp luật về kết hôn. Ngoài quy định về xử hủy việc kết hôn trái pháp luật, Luật HN&GĐ năm 2014 còn quy định về việc xử lý đối với các trường hợp đăng ký kết hôn sai thẩm quyền. Quy định về quyền yêu cầu xử hủy việc kết hôn trái pháp luật theo hướng bỏ Viện kiểm nhân dân sát nhân dân khỏi danh sách các chủ thể có quyền yêu cầu khởi kiện, bổ sung tư cách khởi kiện của Cơ quan quản lý nhà nước về Gia đình và Cơ quan quản lý nhà nước về Trẻ em.

Như vậy, xét một cách tổng thể, chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 2014 đã có nhiều điểm mới làm thay đổi đáng kể diện mạo chế định kết hôn. Đồng thời các quy định này đã khắc phục hạn chế được phần nào bất cập trong vấn đề đưa các quy định của pháp luật vào thực tiễn đời sống.

2.3.2. Những điểm bất cập

Bên cạnh những điểm mới đáng ghi nhận của pháp luật hiện hành về chế độ kết hôn thì thực tiễn thực hiện pháp luật đã bộc lộ một số điểm vướng mắc, bất cập tác động không nhỏ tới hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về kết hôn.

Quy định cấm kết hôn đối với người mất năng lực hành vi dân sự không có tính thực thi. Theo quy định của pháp luật dân sự thì một người chỉ bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của Tòa án tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, trường hợp đương sự, gia đình đương sự muốn thực hiện việc đăng ký kết hôn, đương sự chính là người bị Tòa án tuyên là mất năng lực hành vi dân sự, gia đình đương sự chính là người yêu cầu Tòa án tuyên mất năng lực hành vi sân sự. Rõ ràng đang có sự mâu thuẫn và liệu rằng đương sự và gia đình đương sự có thực hiện việc yêu cầu Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hay không khi chính họ không muốn như thế. Do đó, các quy định của pháp luật cũng phải có những hướng dẫn cụ thể để giải quyết triệt để vấn đề bất cập này trong thực tiễn đời sống.

Cần có những hướng dẫn cụ thể về các hành vi chung sống như vợ chồng. Pháp luật hiện hành đã có những điểm mới đáng ghi nhận về việc bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng thế nhưng quy định này lại gộp chung với các quy định điều cấm kết hôn cho nên rất dễ gây nhầm lẫn và khó theo dõi. Chưa có sự phân định các trường hợp cụ thể như: chung sống như vợ chồng trước tuổi luật định, người đang có vợ có chồng mà chung sống như vợ chồng với người người chưa có vợ có chồng, chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những

Một phần của tài liệu ĐẠI học QUỐC GIA hà nội (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)