Yêu cầu về chính trị, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 84 - 88)

7. Kết cấu luận văn

3.1. Các yêu cầu bảo đảm chất lượng định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc

3.1.1. Yêu cầu về chính trị, xã hội

Công cuộc xây dựng đất nước phát triển theo con đường XHCN trong thời gian vừa qua đã và đang đạt được những thành tựu quan trọng về cả mặt chính trị, kinh tế và xã hội. Những thành quả to lớn này đang dần trở thành cơ sở làm nền tảng vững chắc thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời góp phần đảm bảo sự an toàn, ổn định trong đời sống xã hội của mọi cá nhân, cộng đồng cũng như quốc gia dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra như hiện nay, tình hình tội pham cũng đang có những diễn biến hết sức phức tạp. Tính chất và mức độ nguy hiểm của các nhóm tội phạm đều có xu hướng tăng lên, đồng thời xuất hiện thêm hành vi nguy hiểm cho xã hội mới trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội như các tội phạm về môi trường, chứng khoán, công nghệ, nhân quyền,… mà chưa được PLHS điều chỉnh phù hợp. Đặc điểm của các loại tội phạm mới đặt ra yêu cầu đối với PLHS cũng như các thủ tục pháp lý cần được thay đổi sao cho phù hợp, trong đó có các vấn đề liên quan đến hoạt động định tội danh. Thực tế này đang đặt ra những thách thức lớn đối với Nhà nước ta, với các cơ quan tư pháp trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, tạo môi trường thuận lợi, an toàn cho mọi người dân, đồng thời góp phần thúc đẩy công cuộc đối mới và phát triển kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế [13;14].

Bước vào giai đoạn cách mạng khoa học công nghệ như hiện nay, không thể phủ nhận được vai trò cũng như thành quả mà khoa học công nghệđã và đang tạo ra cho sự phát triển kinh tế - xã hội, hàng ngày, hàng giờ phát huy tác dụng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống đất nước. Bên cạnh những thuận lợi đó, cũng xuất hiện không ít hiện tượng lợi dụng thành tựu của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin để thực hiện hành vi phạm tội. Tình hình này đặt ra những thách thức lớn đối với các cơ quan tư pháp trong việc phát hiện và xử lý tội phạm đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của thời đạt mới, đặt ra những mục tiêu phải tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp về khoa học công nghệ; đầu tư cơ sở vật chất hiện đại cho các cơ quan tư pháp; cải cách thủ tục tố tụng tư pháp, xem xét lại các quy định về thủ định tội danh như: Nguồn thông tin, nguồn chứng cứ, các thủ tục thu thập chứng cứ của các loại tội phạm, vấn đề giám định tư pháp…cho phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại [3].

Để vận hành bộ máy chính trị như hiện nay, một yêu cầu lớn đặt ra đó là phải có sự thay đổi về bộ máy hành chính sao cho phù hợp với tình hình thực tế, tạo được nhiều hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước, theo đó cải cách hành chính với những kết quả quan trọng đã được thực hiện trên cả các phương diện thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ… Sự thay đổi này cũng đã làm nảy sinh yêu cầu khác đối với hoạt động định tội danh, đó là cần phải có những đổi mới cơ bản trong các thủ tục tố tụng hình sự theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, chặt chẽ, nhưng thuận tiện bảo đảm sự tham gia giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp hình sự.

Bên cạnh những sự biến đổi quan trọng trong nội bộ quốc gia, những biến đổi của thế giới và chính sách ngoại giao của Việt Nam cũng đang dần trở thành các yếu tố tác động mạnh mẽ lên PLHS và hoạt động định tội danh nước ta hiện nay. Công cuộc hội nhập quốc tế ở nước ta đang được tiến hành

ngày một sâu rộng. Việt Nam đã và đang trở thành thành viên ngày càng quan trọng tại các tổ chức quốc tế như: WTO, APEC, ASEAN..., điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam cũng phải tiến hành ký kết, tham gia nhiều điều ước quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và bắt tay vào thực hiện hóa điều đó. Trong quá trình hợp tác quốc tế, hệ thống pháp luật và thể chế tư pháp Việt Nam đã có những điều chỉnh, sửa đổi, hoàn thiện khá tích cực để bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc pháp lý quốc tế, tạo động lực thúc đẩy tự do thương mại và đầu tư quốc tế, từng bước góp phần chuyển hoá các nguyên tắc pháp lý quốc tế cơ bản trở thành những điều luật quốc gia như không phân biệt đối xử, công khai, minh bạch trong hoạt động ban hành pháp luật, áp dụng pháp luật, trong quy trình ra các quyết định tư pháp; nguyên tắc và cơ chế giải quyết khiếu kiện bằng các thủ tục tố tụng tư pháp công khai; nguyên tắc bảo đảm quyền được xét xử theo một thủ tục tố tụng công bằng, bình đẳng; nguyên tắc bảo đảm các quyền cơ bản của con người, đặc biệt là bảo đảm các quyền nhân thân của mọi chủ thể liên quan đến vụ án…

Tuy nhiên, vấn đề này xuất hiện không thể không làm xuất hiện những thách thức lớn đối với hệ thống tư pháp hình sự ở nước ta trong những năm tiếp theo, đặc biệt là vấn đề định tội danh. Như một số nhà nghiên cứu đã phân tích, những thách thức đó là sự xuất hiện của nhiều tổ chức phạm tội xuyên quốc gia, số vụ có sự móc nối giữa đối tượng phạm tội ở trong nước với các tổ chức tội phạm ở nước ngoài có xu hướng gia tăng. Sự bất tương thích về mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động và thủ tục tố tụng tư pháp của Việt Nam so với các quy tắc và chuẩn mực chung của quốc tế; sự hạn chế, lạc hậu trong nhận thức hiểu biết và đặc biệt là kỹ năng áp dụng pháp luật đặc biệt đối với việc áp dụng trực tiếp các điều ước quốc tế của đội ngũ cán bộ tư pháp trong khi xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến tội phạm có yếu tố

nước ngoài. Trong khi đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật quốc tế và kỹ năng nghiệp vụ liên quan đến hội nhập, đến việc xử lý các yêu cầu tương trợ tư pháp, dẫn độ tội phạm vẫn đang trong tình trạng bị động, chắp vá, hình thức và kém hiệu quả.

Hơn nữa, đối với vấn đề tăng cường đổi mới trong văn hoá, xã hội, giáo dục như hiện này của nước ta cũng đã và đangđang từng bước tạo lập được nền tảng tri thức, các giá trì tinh thần, và ý thức pháp luật đến với từng người dân. Trình độ văn hoá và ý thức pháp luật của các tầng lớp dân cư ngày một nâng cao, tạo động lực quan trọng cho quá trình tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của người dân, giúp người dân dễ dàng nắm bắt, hiểu biết và vận dụng những quy định cơ bản của pháp luật vào trong cuộc sống, nâng cao khả năng tự bảo vệ các quyền và lợi ích của mình trong mọi vụ việc, đặc biệt là các vụ án hình sự; đồng thời, đây cũng là cơ sở góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp, hoá hiện đại hoá đất nước, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thế nhưng, trước đứng trước thực trạng trên, những thách thức và cũng là những yêu cầu mới đối với với hệ thống các cơ quan tư pháp hình sự Việt Nam cũng được đề ra, theo đó các đơn vị này cần phải phải có những thay đổi toàn diện về cơ chế tố tụng, về trình độ cán bộ để đáp ứng ngày càng cao những đòi hỏi của công dân và xã hội về một nền tư pháp hiệu quả trong đấu tranh với các loại tội phạm và vi phạm pháp luật, thực sự là chỗ dựa của nhân dân trong bảo vệ công lý, bảo đảm quyền con người; bảo đảm cho người dân dễ dàng tiếp cận công lý, tiếp cận quá trình giải quyết vụ án; đòi hỏi phải có những giải pháp mạnh mẽ và tích cực để nâng cao chất lượng của đội ngũ luật sư, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán trong quá trình định tội danh tìm đến chân lý khách quan của vụ án…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 84 - 88)