Giải pháp tiếp tục hoàn thiện Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 93)

7. Kết cấu luận văn

3.2. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm

bổ sung năm 2017 nhằm nâng cao chất lƣợng của việc định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam ngƣời trái pháp luật

BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Theo đó, BLHS này đã có nhiều thay đổi rõ rệt trong định hướng xây dựng và hoàn thiện PLHS. Bộ luật được cấu tạo gồm 3 phần với 26 chương và 426 điều luật cụ thể quy định rõ về mọi vấn đề tội danh và hình phạt trong PLHS. Trong đó, tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được quy định tại Điều 157 với cấu trúc gồm 04 khoản trong đó có 03 hình phạt tù và 01 hình phạt bổ sung. Tuy nhiên, điều luật này vẫn cần phải được hoàn thiện theo hướng cụ thể hóa tất cả các vấn đề còn vướng mắc đối với tội danh này.

Thứ nhất, BLHS và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan cần thiết phải đưa ra được các khái niệm cũng như liệt kê và phân loại được các hành vi “bắt”, “giữ”, “giam” người, tránh trường hợp chỉ nêu lên hành vi như hiện tại mà không có bất cứ giải thích một cách có căn cứ và cơ sở khoa học pháp lý. Việc giải thích rõ khái niệm, phân loại từng hành vi bắt, giữ hoặc giam trong tội danh bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật nêu trên giúp cho quá trình định tội danh có thể dễ dàng nhận biết được đâu là hành vi bắt; giữ hoặc giam người được coi là hành vi phạm tội và mức độ nguy hiểm cũng như mức độ TNHS của từng hành vi ở mức nào. Bởi tuy có cùng đối tượng bị xâm hại nhưng động cơ, mục đích của mỗi hành vi lại có sự khác nhau, mức độ nguy hiểm của các hành vi này cũng cần được phân biệt và cụ thể hóa bằng những lý giải pháp lý có đầy đủ căn cứ khoa học. Vì vậy, các quy định pháp luật cần phải được sửa đổi và bổ sung khái niệm về từng hành vi bắt, giữ hoặc giam người khác. Trong đó, các hành vi này cần được đưa ra khái niệm, cần được phân loại hành vi và xác định mức độ TNHS ở mức tương xứng với tính chất nguy hiểm của hành vi.

Thứ hai, cần xác định rõ loại cấu thành tội phạm của tội bắt, giữ hoặc

giam người trái pháp luật. Theo quy định hiện hành, Điều 157 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 chưa thể hiện rõ loại cấu thành tội phạm của tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là loại cấu thành hình thức hay cấu thành vật chất đồng thời cũng chưa làm sáng tỏ được cấu thành tội phạm của từng hành vi bắt, giữ hoặc giam một cách độc lập. Căn cứ theo đặc điểm và bản chất của của loại tội phạm này, có thể nhận thấy rằng, sự tác động của hành vi đến khách thể trong quan hệ PLHS này là một sự tác động trực tiếp và gây thiệt hại ngay lập tức đến quyền tự do cá nhân, quyền bất cả xâm phạm về thân thể của người khác. Do vậy, việc xác định cấu thành của loại tội phạm này cần được xem xét xác định theo hướng tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

có cấu thành hình thức, tức là bất cứ người nào thực hiện một trong các hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật sẽ cấu thành tội danh này theo Điều 157 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Thứ ba, BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 cũng cần quy định lại một

số nội dung của tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật tại Điều 157 theo hướng giải thích cụ thể trong từng trường hợp phạm tội. Theo đó, điều luật này cần phải giải thích cụm từ “người không có khả năng tự vệ” tại điểm e khoản 2 Điều 157. Theo đó, cần xác định rõ ai là người không có khả năng tự vệ, căn cứ và cơ sở nào xác định một người không có khả năng tự vệ và khả năng tự vệ của mỗi người trong các trường hợp bị bắt, giữ hoặc giam được xác định đến đâu. Đồng thời, cần giải thích rõ trường hợp tại điểm g khoản 2 Điều 157 này: “g) àm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào

hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn”. Theo đó cần làm rõ “gia đình họ” là

những ai? Căn cứ nào xác định là người trong một gia đình? Đồng thời, xác định rõ “lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn” là như thế nào? Và cần xác định rõ mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, tại điểm b khoản 3 Điều 157 cũng cần được giải thích chi tiết về

Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân

phẩm của người bị bắt, giữ, giam”. Theo đó, PLHS cần phải đưa ra được

những mô tả và liệt kê được những hành vi cơ bản mang tính chất tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam.

Do đó, đối với quy định về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được quy định tại Điều 157 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 trước hết cần được sửa đổi bổ sung tại Khoản 1 như sau:

Điều 157. Tội bắt, giữ hoặc giam ngƣời trái pháp luật:

“Bắt người trái pháp luật là hành vi sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trái pháp luật nhằm khống chế người khác không cho tự do dịch chuyển thân thể.

Giữ người trái pháp luật là hành vi được thực hiện nhằm kiểm soát người khác không cho thoát khỏi phạm vi kiểm soát một cách trái pháp luật.

Giam người trái pháp luật là hành vi trái quy định của pháp luật được thực hiện nhằm khống chế và kiểm soát người khác trong một khu vực riêng biệt với mục đích cách ly hoàn toàn người bị giam.

1. Người nào thực hiện bất cứ hành vi bắt, giữ hoặc giam người khác trái

với các quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh

cáo, cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm (sửa đổi, bổ sung).

2. (Giữ nguyên). 3. (Giữ nguyên). 4. (Giữ nguyên).”

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng cần sớm có kiến nghị đưa ra những văn bản hướng dẫn cụ thể đối với từng trường hợp được quy định trong Điều 157 về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật này. Trong văn bản hướng dẫn cần phân tích rõ hơn về các hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, đồng thời xác định được cấu thành phạm tội của các hành vi trên. Bên cạnh đó văn bản hướng dẫn cũng cần đưa ra được những cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý rõ ràng đối với các trường hợp được liệt kê tại khoản 2 và khoản 3 của điều luật này. Có thể nhận thấy, các hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được thực hiện một cách dễ dàng, nhanh chóng và có phần liền mạch với nhau, trong các vụ án thực tiễn các hành vi này có sự liên kết với các hành vi phạm tội khác, do đó trong văn bản hướng dẫn, cần thiết phái có sự minh chứng rõ ràng về các trường hợp phạm tội trên thực tế và xác định phương hướng cũng như nội dung của công tác định tội danh đối với loại tội phạm này.

3.3. Giải pháp tăng cƣờng công tác giải thích, hƣớng dẫn thi hành pháp luật

Trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, việc thi hành áp dụng pháp luật luôn là vấn đề trọng tâm được các cơ quan chức năng và cá nhân có thẩm quyền chú trọng. Trong đó, đối với công tác áp dụng PLHS, vấn đề thi hành pháp luật về định tội danh cần được quan tâm và hướng dẫn cụ thể trên thực tiễn. Đặc biệt, đối với loại tội phạm này đang có nhiều diễn biến phức tạp. Do đó, các giải pháp hướng dẫn thi hành pháp luật về việc định tội danh đối với loại tội này là vô cùng cần thiết.

Trước hết, PLHS về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật cần phải được nhanh chóng sửa đổi và hoàn thiện như đã phân tích. Bên cạnh việc củng cố và kiện toàn pháp luật, công tác giải thích pháp luật và hướng dẫn thi hành pháp luật về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật cũng cần được triển khai và đưa vào áp dụng thực tiễn. Cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật theo hướng xây dựng cơ sở khoa học pháp lý đồng thời củng cố lại những quy định của pháp luật nhằm giúp cho hoạt động định tội danh dễ dàng nắm bắt được những kiến thức cơ bản về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, đồng thời làm cơ sở lý luận vững chắc cho công tác thực hiện quá trình định tội danh trên thực tế.

Tiếp đó, đối với công tác hướng dẫn thi hành pháp luật về định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, cần thiết phải có sự hướng dẫn về chuyên môn và nghiệp vụ cho các cá nhân, cán bộ thực hiện công tác định tội danh. Trên cơ sở hình thành cơ sở lý luận về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, cần có hướng dẫn cụ thể các bước phải thực hiện trong quá trình định tội danh. Đồng thời, tiến tới xây dựng một quy trình hoàn chỉnh cho hoạt động định tội danh nói chung và định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật nói riêng. Đối với quy trình này, nội dung cần

được xây dựng bao gồm các vấn đề về các giai đoạn của định tội danh, thẩm quyền của các cá nhân, tổ chức trong từng giai đoạn tiến hành định tội danh, các thủ tục, giấy tờ, tài liệu cần được xây dựng và củng cố trong quá trình định tội danh. Khi xây dựng được quy trình định tội danh này, chúng ta xây dựng được cơ bản khung pháp lý và cơ sở lý luận cho hoạt động định tội danh, giúp cho hoạt động định tội danh có hiệu quả tốt nhất, đồng thời góp phần hệ thống hóa các quy định của PLHS về định tội danh.

Hơn nữa, để có thể đạt được hiệu quả cao trong công tác hướng dẫn thi hành pháp luật về định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật thì công tác đào tạo cán bộ chuyên môn, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cá nhân, tổ chức tham gia quá trình định tội danh là vô cùng cần thiết. Ngoài việc ban hành những văn bản quy định về các vấn đề về định tội danh, các cơ quan chức năng cần có sự hướng dẫn trực tiếp và cụ thể tới từng cán bộ, cá nhân có thẩm quyền và chức năng tham gia vào hoạt động định tội danh đối với tội danh này, nhằm góp phần củng cố chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của mỗi cá nhân, hướng dẫn trực tiếp và truyền tải những kinh nghiệm, kỹ năng trong công tác định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật. Đồng thời, tiến hành nghiên cứu, giải đáp và giải quyết các vướng mắc, bất cập trên thực tiễn mà các cá nhân, đơn vị còn tồn tại trên thực tế chưa giải quyết được.

Như vậy, có thể thấy, ngoài công tác hoàn thiện pháp luật, vấn đề hướng dẫn thi hành pháp luật cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần đấu tranh, phòng ngừa và giải quyết tội phạm, đặc biệt là đối với những loại tội phạm đang ngày một phát triển và diễn biến phức tạp như tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được quy định tại Điều 157 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như hiện nay.

3.4. Một số giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam ngƣời trái pháp luật

3.4.1. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và làm tốt công tác

tổ chức, cán bộ tư pháp, đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán

Trong công tác định tội danh nói chung và định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật nói riêng, vai trò của các cán bộ, cả nhân và tổ chức trong quá trình này được phân định một cách cụ thể và rõ ràng. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi cá nhân, tổ chức được PLHS và các luật chuyên ngành xác định rõ trong từng hoạt động và giai đoạn của quá trình định tội danh. Do đó, có thể nhận thấy rằng, sự tác động của các chủ thể này đến quá trình định tội danh là một sự tác động trực tiếp, đa chiều và liên tục. Vì vậy, để hoạt động định tội danh có được hiệu quả tốt nhất, đòi hỏi các chủ thể tiến hành định tội danh phải là những tác động tích cực và đem lại kết quả phù hợp với quá trình định tội danh. Hay nói cách khác, trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ của các cán bộ tư pháp sẽ quyết định chất lượng và kết quả của quá trình xác định tội phạm, kể cả đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.

Định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là một quá trình phức tạp, nhiều giai đoạn và hoạt động cần được tiến hành bởi nhiều chủ thể khác nhau, mỗi chủ thể có thẩm quyền và chức năng riêng trong công tác đi tìm sự thật khách quan của vụ việc và xác định tội danh có liên quan. Đặc biệt, kết quả của hoạt động định tội danh được thể hiện cụ thể và rõ nét nhất là bản án được tuyên đối với người phạm tội. Trong đó, quá trình xét xử và đưa ra bản án được quyết định bởi chức năng và thẩm quyền của thẩm phán. Do vậy, vô hình chung thẩm phán có chức năng và thẩm quyền quyết định trực tiếp và tối cao đối với kết quả của hoạt động định tội danh. Điều này đồng nghĩa với việc, năng lực của thẩm phán khi tiến hành giải quyết các vụ

việc liên quan đến tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật cần phải được trang bị đầy đủ những kỹ năng nghiệp vụ, trình độ chuyên môn của một thẩm phán và đặc biệt là những kiến thức pháp lý, kinh nghiệm thực tiễn từ hoạt động xét xử tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.

Bởi vậy, để công tác định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật đạt được hiệu quả tốt nhất, cần phải tiến hành bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho tất cả các cán bộ tham gia vào hoạt động định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật. Đặc biệt đối với chủ thể là thẩm phán, cần thiết phải có những chương trình, dự án riêng nhằm bồi đắp kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ này. Bên cạnh đó, cũng cần tổ chức những buổi hội thảo, các chương trình trao đổi kinh nghiệm giữa đội ngũ thẩm phán với nhau và các cán bộ tư pháp khác nhằm truyền đạt những kinh nghiệm thực tiễn và những kiến thức pháp luật liên quan đến hoạt động định tội danh, đồng thời cùng nhau hoàn thiện pháp luật về định tội danh, củng cố cơ sở pháp lý vững chắc.

3.4.2. Tăng cường giám đốc xét xử, xây dựng án lệ

Đối với hoạt động tố tụng hình sự, định tội danh được xem là quá trình cơ bản của tố tụng hình sự trong việc xác định sự thật khách quan, xác định hành vi trong vụ án có tương đồng với quy định của PLHS và trình tự, thủ tục giải quyết hành vi phạm tội nêu trên. Mỗi hoạt động tố tụng trong quá trình định tội danh được thực hiện là mỗi biện pháp pháp lý, thông tin vụ việc được khai sáng và định hướng, do vậy cần thiết phải xây dựng được một hoạt động tố tụng hình sự công khai, minh bạch và hiệu quả trong công cuộc đấu tranh,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 93)