7. Kết cấu luận văn
3.4.3. Nâng cao ý thức pháp luật của người dân về tội bắt, giữ hoặc giam ngườ
giam người trái pháp luật
luật đang diễn ra hiện nay chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi ý thức pháp luật của người dân về tội danh này. Trên thực tế, việc hiểu biết và nắm bắt được về các quy định của pháp luật liên quan đến hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật ở người dân còn thấp, điều này đồng nghĩa với việc người dân còn chưa phân biệt được hành vi nào được xem là hành vi phạm tội khi thực hiện việc bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật. Khi thực hiện các hành vi phạm tội, người phạm tội không biết được hậu quả mà mình gây ra cũng như không nắm bắt được mức độ trách nhiệm mà mình phải gách chịu, dẫn đến các hành vi bắt, giữ hoặc giam người đang xảy ra ngày một nhiều. Hơn nữa, do ý thức pháp luật của người dân về tội danh này còn thấp, khả năng nhận thức hành vi vi phạm pháp luật này cũng còn chưa được nâng cao làm cho bỏ lọt nhiều thông tin, khiến cho người bị hại phải chịu những thiệt hại nặng nề và người thực hiện tội phạm vẫn ung dung, nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, dẫn tới tình trạng bất an trong người dân và bất ổn về tình hình an ninh xã hội.
Bên cạnh đó, với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển kinh tế thị trường như hiện nay cũng đem lại nhiều tác động tiêu cực đến với đời sống người dân. Những hành vi trái luật trong các giao dịch dân sự và những hành vi vi phạm bất chấp quy định của pháp luật cũng diễn ra ngày càng nhiều, dân tới những mâu thuẫn và xung đột lợi ích giữa các bên không thể giải quyết được là những nguyên nhân dẫn đến hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật nhằm mục đích vụ lợi hoặc giải quyết các tranh chấp trái luật trước đó. Điều này khiến cho tình hình tội phạm diễn ra ngày càng căng thẳng và phức tạp. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến vấn đề này cũng xuất phát từ việc ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn thấp, sự hiểu biết và tuân thủ pháp luật chưa được nâng cao, chưa đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, dẫn tới còn xuất hiện nhiều hành vi trái luật thúc đẩy tội phạm bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật xuất hiện.
Do đó, Nhà nước và các cơ quan chức năng cần nhanh chóng đẩy mạnh thực hiện tuyên truyền và phổ biến pháp luật về tội phạm nói chung và về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật nói riêng. Các chương trình phổ biến pháp luật này cần phải xây dựng được mục tiêu giúp cho người dân hiểu được quyền và lợi ích cũng như trách nhiệm của mình trong việc phòng ngừa, đấu tranh và giải quyết tội phạm bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật. Đồng thời, nâng cao ý thức người dân trong việc thượng tôn pháp luật, không chỉ với PLHS mà còn phải tuân thủ tất cả các quy định khác của pháp luật đã được ban hành. Điều này đảm bảo cho một ý thức hệ pháp luật tích cực được xây dựng, các vi phạm pháp luật ít xảy ra hơn và các hành vi phạm tội được hạn chế từ xa. Do đó, công tác đấu tranh, phòng ngừa và giải quyết tội phạm, trong đó có tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là công tác chung của cả chính quyền và mọi cá nhân trên cả nước.
KẾT LUẬN CHUNG
Quyền con người và quyền công dân nói chung, hay cụ thể là quyền tự do cá nhân, quyền tự do đi lại, quyền tự do bất khả xâm phạm về thân thể luôn được xem là một trong những quyền cơ bản của con người được Hiến pháp ghi nhận và Pháp luật quốc gia bảo vệ. Sự ghi nhận và bảo vệ của pháp luật đối với các quyền này được xem như sự đảm bảo đương nhiên đối với mỗi con người bởi nó là những vấn đề thiết yếu nhất mà mỗi còn người cần có được khi sinh sống và tồn tại.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa với việc các quyền này không thể bị xâm hại trên thực tế và nó được bảo đảm hoàn toàn bằng sự ghi nhận của Hiến pháp hay quy định của pháp luật. Các quyền này có thể bị đe dọa xâm hại và bị xâm hại bởi các hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật - các hành vi có thể thực hiện nhằm hạn chế, ngăn cản hoặc tước đoạt đi sự tự do, sự bất khả xâm phạm về thân thể của người khác. Các hành vi này được xem như là các hành vi có tính chất nguy hiểm cho xã hội. Khi hành vi này được thực hiện, dựa vào tính chất nguy hiểm của hành vi tác động đến các quyền của con người, pháp luật sẽ có những quy phạm điều chỉnh khác nhau.
Do vậy, vấn đề định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật cũng sẽ được xem xét dưới góc độ đánh giá, đối chiếu hành vi xâm phạm đến các quyền tự do cá nhân, quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong thực tiễn vụ việc có tương đồng với quy định của PLHS về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật hay không? Có thể khẳng định như sau: Định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là việc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiến hành hoạt động xác minh, đánh giá, xem xét mức độ tác động nguy hiểm của hành vi đã thực hiện đối với xã hội, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, được thực hiện một cách cố ý bởi bất kỳ một người nào có đủ năng lực TNHS thực hiện với bất kỳ động cơ, mục đích
BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 đã xác định rõ, hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là một hành vi phạm tội theo Điều 157, bên cạnh đó, các điều khoản trong bộ luật này cũng đã xác định được các trường hợp được xem xét là hành vi phạm tội, các trường hợp phạm tội với mức độ nguy hiểm khác nhau và các mức độ TNHS tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi. Dựa vào những yếu tố này, BLHS hiện hành đã tạo được cơ sở pháp lý cơ bản, đầy đủ và vững chắc cho việc định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.
Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng PLHS về định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật cho đến nay đã phát sinh những bất cập và nguyên nhân. Điều này cho thấy, định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật vẫn còn tiềm ẩn nhiều những vấn đề mà pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng chưa giải quyết được, đồng thời những vấn đề này đặt ra yêu cầu lớn đối với việc giải quyết các bất cập và tìm ra các giải pháp xóa bỏ các nguyên nhân, tạo hiệu quả cao cho hoạt động định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật này.
Các kiến nghị và giải pháp mà tác giả đưa ra được tham khảo và xây dựng trên cơ sở những lý luận khóa học pháp lý hình sự cơ bản và tình trạng diễn biến phức tạp của tội phạm bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật với mong muốn hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và giải quyết được các vướng mắc về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật nói riêng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anninhthudo.vn (2019); Công an thủ đô phát huy vai trò nóng cốt, giữ vũng ANTT thành phố vì hòa bình; https://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa- hoi/cong-an-thu-do-phat-huy-vai-tro-nong-cot-giu-vung-antt-thanh-pho- vi-hoa-binh/818333.antd
2. Baotintuc.vn (2017); Hà Nội: Khởi tố vụ án bắt giữ người trái pháp luật tại xã Đồng Tâm; https://baotintuc.vn/phap-luat/ha-noi-khoi-to-vu-an-bat- giu-nguoi-trai-phap-luat-tai-xa-dong-tam-20170613201551276.htm 3. Bộ chính trị (2002); Nghị quyết số 08-NQ/TW Về một số nhiệm vụ trọng
tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.
4. Bộ chính trị (2005); Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
5. Cục thống kê Thành phố Hà Nội (2013); Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội (cả năm).
6. Cục thống kê Thành phố Hà Nội (2014); Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội (cả năm).
7. Cục thống kê Thành phố Hà Nội (2015); Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội (cả năm).
8. Cục thống kê Thành phố Hà Nội (2016); Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội (cả năm)
9. Cục thống kê Thành phố Hà Nội (2017); Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội (cả năm).
10. Cục thống kê Thành phố Hà Nội (2018); Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội (cả năm).
11. Cục thống kê Thành phố Hà Nội (2019); Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội (tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2019).
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991); Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa; Nxb Sự thật.
13. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2016); Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005); Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020.
15. Dantri.com.vn (2015); Hà Nội: vay tiền kẻ “bảo kê”, thiếu nữ bị bắt giữ để đòi nợ; https://dantri.com.vn/phap-luat/ha-noi-vay-tien-ke-bao-ke- thieu-nu-bi-bat-giu-de-doi-no-20150908120003816.htm
16. Dantri.com.vn; Tin tức về chủ đề “Bắt giữ người trái pháp luật”; https://dantri.com.vn/bat-giu-nguoi-trai-phap-luat.tag
17. Đào Trí Úc (chủ biên) (1993); Mô hình lý luận về Bộ luật Hình sự; Nxb Khoa học Xã hội.
18. Đinh Văn Quế (2002); Bình luận chuyên sâu Bộ luật Hình sự, Tập III: "Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân; xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình"; Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
19. GS.TS Nguyễn Ngọc Anh và Luật sư Phan Trung Hoài (2018); Bình luật Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
20. GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa (2018); Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
21. Học viện Cảnh sát nhân dân (2005); Giáo trình Tội phạm học, Hà Nội. 22. Học viện Cảnh sát nhân dân (2013); Một số vấn đề tội phạm học Việt
Nam, tài liệu tham khảo dùng cho hệ đào tạo sau Đại học, Hà Nội. 23. Lê Văn Luật (2007); Bàn về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật
quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự; Tạp chí Tòa án nhân dân; số 23, 12/2007.
24. Nguoiduatin.vn (2017); Tạm giữ nhóm đối tượng bắt giữ con nợ theo chỉ đạo của “đại ca”; https://www.nguoiduatin.vn/tam-giu-nhom-doi-tuong- bat-giu-con-no-theo-chi-dao-cua-dai-ca--a345548.html
25. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên) (2006); Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam; Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
26. Nguyễn Mạnh Thắng (2018); Luận văn thạc sĩ luật học: Phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
27. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2001); Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam; Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
28. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2008); Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
29. Nguyễn Thị Thanh (2009); Luận văn thạc sĩ luật học: Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự Việt Nam.
30. Nước CHXHCN Việt Nam (2013); Hiến pháp
31. Nxb Chính trị quốc gia (1994); Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam.
32. PGS.TSKH Lê Cảm (2006); Nhà nước pháp quyền trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh quốc tế và các quyền con người bằng pháp luật hình sự.
33. PGS.TSKH Lê Cảm (2006); Những vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự.
34. PGS.TSKH Lê Cảm và PGS.TS Trịnh Quốc Toản (2012); Định tội danh (Lý luận, lời giải mẫu và 500 bài tập).
35. PGS.TS Phạm Văn Tỉnh (2007); Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam.
36. Phạm Hồng Hải (1999); Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội; Nxb Công an nhân dân.
37. Phạm Hồng Hải và Lê Cảm (2003); Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm); Tập thể tác giả do TSKH. Lê Cảm chủ biên; Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
38. Quốc hội (2012); Luật xử lý vi phạm hành chính. 39. Quốc Hội (2015); Bộ luật dân sự năm 2015.
40. Quốc Hội; Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009. 41. Quốc Hội; Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. 42. Quốc Hội; Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
43. Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội (2018); Năm 2018, kinh tế - xã hội thủ đô đạt kết quả toàn diện; http://hapi.gov.vn/vi-VN/nam-2018- kinh-te-xa-hoi-thu-do-dat-ket-qua-toan-dien-c59t1n12228
44. Soha.vn (2016); Bị chủ nợ bắt giữ, thanh niên ngoại quốc cắt tay định tự tử; https://soha.vn/bi-chu-no-bat-giu-thanh-nien-ngoai-quoc-cat-tay-dinh- tu-tu-20160706192950875.htm
45. Soha.vn (2017); Chồng dụ kẻ mê vợ mình 'sập bẫy' rồi vòi tiền; https://soha.vn/chong-du-ke-me-vo-minh-sap-bay-roi-voi-tien- 20170518073144067.htm
46. Soha.vn (2018); Người đàn bà bắt nhốt và dọa cắt gân con nợ được giảm án; https://soha.vn/nguoi-dan-ba-bat-nhot-va-doa-cat-gan-con-no-duoc- giam-an-20180802142024225.htm
47. Soha.vn (2018); Nhóm côn đồ đánh gãy mũi con nợ rồi bắt cóc lên ô tô, CSGT kịp vây bắt, giải cứu; https://soha.vn/nhom-con-do-danh-gay-mui- con-no-roi-bat-coc-len-o-to-csgt-kip-vay-bat-giai-cuu-
20181201222639291.htm
48. Soha.vn (2019); Tạm giữ hình sự đối tượng bắt nhốt cô gái trẻ ép đi rót bia; https://soha.vn/tam-giu-hinh-su-doi-tuong-bat-nhot-co-gai-tre-ep-di-
rot-bia-20190624203652562.htm
49. Tòa án nhân dân quận Hòa Kiếm (2018); Bản án số 147//HSST ngày 30/08/2018.
50. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2018): Bản án số 431/HSPT ngày 16/08/2018.
51. Trịnh Tiến Việt (2007); Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân: Một số khía cạnh pháp lý hình sự; Tạp chí Tòa án nhân dân; số
63/2007.
52. Trịnh Tiến Việt (2007); Về khái niệm tội phạm trong luật hình sự Việt Nam; Tòa án nhân dân.
53. Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người (1998); Các văn kiện quốc tế về quyền con người; Nxb Chính trị quốc gia.
54. Trương Quang Vinh (2005); Giáo trình Luật hình sự Việt Nam", Tập I; Nxb Công an nhân dân.
55. TS. Phạm Văn Beo (Chủ biên, 2008); Luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm; Trường đại học Cần Thơ.
56. Từ điển Triết học (1986); Nxb Tiến bộ; Mát-xcơ-va
57. Tưởng Duy Kiên (2006); Quốc hội Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người; Nxb Tư pháp.
58. Tòa án nhân dân quận Long Biên (2017); Bản án số: 268/2017/HSST ngày 26/10/2017 về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.