Yêu cầu về lý luận và thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 88 - 90)

7. Kết cấu luận văn

3.1. Các yêu cầu bảo đảm chất lượng định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc

3.1.2. Yêu cầu về lý luận và thực tiễn

Trong thời gian qua, về mặt xây dựng và hoàn thiện lý luận và khoa học pháp lý hình sự, chúng ta đã tiếp tục ghi nhận những tiến bộ của văn minh trong tư duy pháp lý nhân loại và làm chắc chắn thêm những cơ sở lý luận và khoa học pháp lý hình sự này, đó là việc xây dựng nên hệ thống lý luận đảm bảo sự toàn vẹn của nguyên tắc bảo đảm quyền sống tự do và an ninh cá nhân, quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng, quyền được bình đẳng trước toà án, được xét xử công bằng, công khai bởi một toà án độc lập, không thiên vị và được coi là vô tội cho đến khi hành vi phạm tội được chứng minh theo pháp luật tại một phiên toà công khai và công bằng… đã có những thay đổi khá cơ bản về việc xác định quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và người bào chữa để tăng cường cho các chủ thể này các cơ hội tham gia tích cực hơn, đầy đủ hơn vào hoạt động định tội danh, bổ sung các quy định đề cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng người tiến hành tố tụng nhằm bảo đảm hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng…Trong quá trình giải quyết vụ án, các yêu cầu về tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng đã được quán triệt và triển khai thực hiện trên thực tế, chủ trương: “Nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà”được áp dụng và bước đầu tạo không khí dân chủ trong các phiên toà.

Tuy nhiên, những kết quả đó mới là bước đầu và mới tập trung vào giải quyết những vấn đề bức xúc nhất. Tình trạng vi phạm các quyền của công dân trong hoạt động điều tra, bắt tạm giữ, tạm giam vẫn còn xảy ra ở một số nơi, có vụ việc gây nhiều bức xúc trong dư luận. Chủ trương “Nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà” chưa đi vào chiều sâu và chưa thực sự phát huy hiệu quả. Tư duy trong giải quyết vụ án hình sự vẫn đặt sự quan tâm

nhiều hơn ở nhiệm vụ giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, nhiệm vụ đề cao công lý bảo vệ quyền con người, quyền công dân vẫn chưa giành được vị trí ưu tiên bảo vệ đúng như tầm quan trọng của nó… Đối với vấn đề lý luận về định tội danh, việc nghiên cứu và phát triển tư duy pháp lý đối với vấn đề này còn chưa được chi tiết, cụ thể. Những nội dung lý luận về định tội danh còn chung chung, chưa lý giải được cặn kẽ những vấn đề pháp lý đặt ra cho hoạt động định tội danh, chưa đưa ra được những khái niệm, quy trình, phương thức thống nhất đối với hoạt động này. Các vụ việc được tiến hành định tội danh vẫn còn được thực hiện một cách máy móc, hình thức mà chưa đêm lại được hiệu quả tối đa khi tận dụng những thành tựu và cơ sở thời kỳ này.

Những năm vừa qua, với mục tiêu thực hiện chủ trương cải cách tư pháp đã được đề ra trong các Nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Đảng, chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ phát hiện tội phạm đạt cao (trên 70%), trong đó án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt gần 95% số vụ phạm tội xảy ra, việc bỏ lọt tội phạm và người phạm tội được hạn chế một cách căn bản [26]. Song, trên thực tế vẫn còn một số lượng án hình sự chưa được phát hiện và đưa ra xử lý, tình hình tội phạm tiếp tục có những diễn biến phức tạp, số vụ phạm tội tăng đáng kể, với tính chất, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, đối tượng phạm tội ngày càng đa dạng, xuất hiện ngày càng nhiều sự móc nối giữa đối tượng phạm tội ở trong nước với các tổ chức tội phạm ở nước ngoài… Tình hình này đặt ra yêu cầu đối với công cuộc cải cách thủ tục tố tụng hình sự phải tạo ra các quy trình, thủ tục tố tụng thật sự khoa học, hợp lý để ngăn ngừa có hiệu quả và xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm. Các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải không ngừng được bồi dưỡng kiến thức pháp luật: Kỹ năng nghiệp vụ, tăng cường tính chuyên

nghiệp, tính nhanh nhạy, tận dựng dược tối đa sự đầu tư tối tân về cơ sở vật chất, kỹ thuật để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Là quá trình phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, định tội danh phải đảm đương vai trò là công cụ sắc bén và đầy hiệu lực của Nhà nước và xã hội trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh những người có hành vi phạm tội. Tuy nhiên, mục tiêu đó không cho phép đạt được bằng mọi giá. Đặc biệt, trong điều kiện toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đặt quyết tâm chính trị đẩy mạnh quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền thì yêu cầu đối với quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm là phải hết sức chú trọng đến mục tiêu đề cao công lý, không làm oan người vô tội, bảo vệ đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân bị xâm hại,phải xem đây là yêu cầu tối quan trọng đối với quá trình định tội danh, giải quyết vụ án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 88 - 90)