Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và làm tốt công tác tổ chức,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 99 - 100)

7. Kết cấu luận văn

3.4.1. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và làm tốt công tác tổ chức,

tổ chức, cán bộ tư pháp, đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán

Trong công tác định tội danh nói chung và định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật nói riêng, vai trò của các cán bộ, cả nhân và tổ chức trong quá trình này được phân định một cách cụ thể và rõ ràng. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi cá nhân, tổ chức được PLHS và các luật chuyên ngành xác định rõ trong từng hoạt động và giai đoạn của quá trình định tội danh. Do đó, có thể nhận thấy rằng, sự tác động của các chủ thể này đến quá trình định tội danh là một sự tác động trực tiếp, đa chiều và liên tục. Vì vậy, để hoạt động định tội danh có được hiệu quả tốt nhất, đòi hỏi các chủ thể tiến hành định tội danh phải là những tác động tích cực và đem lại kết quả phù hợp với quá trình định tội danh. Hay nói cách khác, trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ của các cán bộ tư pháp sẽ quyết định chất lượng và kết quả của quá trình xác định tội phạm, kể cả đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.

Định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là một quá trình phức tạp, nhiều giai đoạn và hoạt động cần được tiến hành bởi nhiều chủ thể khác nhau, mỗi chủ thể có thẩm quyền và chức năng riêng trong công tác đi tìm sự thật khách quan của vụ việc và xác định tội danh có liên quan. Đặc biệt, kết quả của hoạt động định tội danh được thể hiện cụ thể và rõ nét nhất là bản án được tuyên đối với người phạm tội. Trong đó, quá trình xét xử và đưa ra bản án được quyết định bởi chức năng và thẩm quyền của thẩm phán. Do vậy, vô hình chung thẩm phán có chức năng và thẩm quyền quyết định trực tiếp và tối cao đối với kết quả của hoạt động định tội danh. Điều này đồng nghĩa với việc, năng lực của thẩm phán khi tiến hành giải quyết các vụ

việc liên quan đến tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật cần phải được trang bị đầy đủ những kỹ năng nghiệp vụ, trình độ chuyên môn của một thẩm phán và đặc biệt là những kiến thức pháp lý, kinh nghiệm thực tiễn từ hoạt động xét xử tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.

Bởi vậy, để công tác định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật đạt được hiệu quả tốt nhất, cần phải tiến hành bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho tất cả các cán bộ tham gia vào hoạt động định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật. Đặc biệt đối với chủ thể là thẩm phán, cần thiết phải có những chương trình, dự án riêng nhằm bồi đắp kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ này. Bên cạnh đó, cũng cần tổ chức những buổi hội thảo, các chương trình trao đổi kinh nghiệm giữa đội ngũ thẩm phán với nhau và các cán bộ tư pháp khác nhằm truyền đạt những kinh nghiệm thực tiễn và những kiến thức pháp luật liên quan đến hoạt động định tội danh, đồng thời cùng nhau hoàn thiện pháp luật về định tội danh, củng cố cơ sở pháp lý vững chắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 99 - 100)